Khi trẻ bị các bệnh nhiễm khuẩn, thường có sốt cao, vật vã. Khi sốt cao chuyển hoá cơ bản tăng lên, cứ sốt tăng 10 C thì chuyển hoá cơ bản tăng lên 10%. Vì vậy, nhu cầu về nước, năng lượng, protid, vitamin và muối khoáng tăng lên nhiều. Khi trẻ sốt cao do nhiễm khuẩn thường chán ăn, vì vậy phải cho trẻ ăn những thức ăn lỏng dễ tiêu hoá, và uống nhiều nước hơn bình thường.
Các loại thực phẩm dùng cho trẻ bị sốt cao là các loại quả chín, như cam, chanh, quít, bưởi… chứa nhiều vitamin C, các loại thực phẩm giàu đạm như sữa mẹ, sữa đậu nành, sữa bò, trứng, thịt.
Trẻ dưới 6 tháng: bú mẹ nhiều lần, nếu trẻ không bú được thì mẹ vắt sữa vào cốc rồi cho trẻ uống bằng thìa và cốc.
Trẻ 6 tháng tuổi trở lên ngoài bú mẹ, cho trẻ ăn bột, cháo, súp, nấu loãng hơn bình thường quấy với thịt, trứng, cá, rau xanh và dầu mỡ, cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày (từ 6-8 bữa), uống thêm nước quả, sữa đậu nành. Khi trẻ đỡ sốt thì
chuyển dần sang chế độ ăn bình thường, đảm bảo số lượng và chất lượng.
Khi sốt thì không phải ăn kiêng, nhưng không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn khô cứng, chế biến sẵn, thức ăn có nhiều mỡ khó tiêu.
88. Khi trẻ bị tiêu chảy cấp nên ăn uống như thế nào? như thế nào?
Tiêu chảy cấp là tiêu chảy phân lỏng trên 3 lần 1 ngày và kéo dài dưới 14 ngày.
Bù nước cho trẻ bằng đường uống:
• Cho uống ORESOL (ORS) và các loại nước khác (nước cháo muối, nước gạo rang). Ngay từ ngày đầu tiêu chảy, cứ sau mỗi lần ỉa cho trẻ uống từ 50 - 100 ml đối với trẻ dưới 2 tuổi và từ 100 - 200 ml đối với trẻ trên 2 tuổi.
• ORS: pha 1 gói với 1lít nước sôi để nguội.
• Nước cháo muối: 1 nắm gạo (50g) + 1 nhúm muối (3,5g) + 6 bát ăn cơm nước, đun nhừ lọc lấy nước đủ 1 lít.
• Nước gạo rang: 50g gạo rang vàng và nấu như nước cháo muối.
Chế độ ăn:
• Trẻ bú mẹ vẫn cho bú bình thường và tăng thêm số lần bú.
• Trẻ không bú mẹ: pha loãng sữa bò với nước cháo hoặc nước cà rốt (pha loãng
bơi lội... hạn chế xem vô tuyến, chơi điện tử hoặc thức quá khuya.
Cần theo dõi tăng trưởng của trẻ ở mọi lứa tuổi qua chỉ số cân nặng chiều cao nhằm phát hiện sớm thừa cân - béo phì để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt của trẻ.
87. Trẻ sốt cao nên ăn uống như thế nào?
Khi trẻ bị các bệnh nhiễm khuẩn, thường có sốt cao, vật vã. Khi sốt cao chuyển hoá cơ bản tăng lên, cứ sốt tăng 10 C thì chuyển hoá cơ bản tăng lên 10%. Vì vậy, nhu cầu về nước, năng lượng, protid, vitamin và muối khoáng tăng lên nhiều. Khi trẻ sốt cao do nhiễm khuẩn thường chán ăn, vì vậy phải cho trẻ ăn những thức ăn lỏng dễ tiêu hoá, và uống nhiều nước hơn bình thường.
Các loại thực phẩm dùng cho trẻ bị sốt cao là các loại quả chín, như cam, chanh, quít, bưởi… chứa nhiều vitamin C, các loại thực phẩm giàu đạm như sữa mẹ, sữa đậu nành, sữa bò, trứng, thịt.
Trẻ dưới 6 tháng: bú mẹ nhiều lần, nếu trẻ không bú được thì mẹ vắt sữa vào cốc rồi cho trẻ uống bằng thìa và cốc.
Trẻ 6 tháng tuổi trở lên ngoài bú mẹ, cho trẻ ăn bột, cháo, súp, nấu loãng hơn bình thường quấy với thịt, trứng, cá, rau xanh và dầu mỡ, cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày (từ 6-8 bữa), uống thêm nước quả, sữa đậu nành. Khi trẻ đỡ sốt thì
chuyển dần sang chế độ ăn bình thường, đảm bảo số lượng và chất lượng.
Khi sốt thì không phải ăn kiêng, nhưng không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn khô cứng, chế biến sẵn, thức ăn có nhiều mỡ khó tiêu.
88. Khi trẻ bị tiêu chảy cấp nên ăn uống như thế nào? như thế nào?
Tiêu chảy cấp là tiêu chảy phân lỏng trên 3 lần 1 ngày và kéo dài dưới 14 ngày.
Bù nước cho trẻ bằng đường uống:
• Cho uống ORESOL (ORS) và các loại nước khác (nước cháo muối, nước gạo rang). Ngay từ ngày đầu tiêu chảy, cứ sau mỗi lần ỉa cho trẻ uống từ 50 - 100 ml đối với trẻ dưới 2 tuổi và từ 100 - 200 ml đối với trẻ trên 2 tuổi.
• ORS: pha 1 gói với 1lít nước sôi để nguội.
• Nước cháo muối: 1 nắm gạo (50g) + 1 nhúm muối (3,5g) + 6 bát ăn cơm nước, đun nhừ lọc lấy nước đủ 1 lít.
• Nước gạo rang: 50g gạo rang vàng và nấu như nước cháo muối.
Chế độ ăn:
• Trẻ bú mẹ vẫn cho bú bình thường và tăng thêm số lần bú.
• Trẻ không bú mẹ: pha loãng sữa bò với nước cháo hoặc nước cà rốt (pha loãng
bằng 1/2 so với bình thường), cho ăn nhiều bữa trong ngày. • Đối với trẻ đã ăn bổ sung ngoài sữa mẹ cho ăn bột, cháo, súp nấu với thịt lợn
nạc, thịt gà, cà rốt, nấu nhừ loãng hơn bình thường và cho thêm dầu thực vật. Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày (6-8 bữa/ngày).
Khi trẻ đỡ tiêu chảy thì chuyển dần sang chế độ ăn bình thường.
Các loại thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy:
• Gạo (bột gạo), khoai tây, cà rốt.
• Thịt gà, thịt lợn nạc.
• Sữa đậu nành, sữa bò ít lactose hoặc không có lactose.
• Chuối, hồng xiêm.
• Dầu thực vật.
Các loại thực phẩm không nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy:
• Các loại nước giải khát công nghiệp có ga và nhiều đường.
• Các loại thực phẩm có nhiều xơ, ít chất dinh dưỡng như: tinh bột nguyên hạt (đỗ, ngô) và các loại rau có nhiều chất xơ.
• Các loại thức ăn có nhiều đường: bánh, kẹo...
• Các thức ăn chế biến sẵn: giò, chả, xúc xích, thịt hun khói, patê.