Trẻ bị thừa cân béo phì có ảnh hưởng đến sức khoẻ như thế nào?

Một phần của tài liệu Kiến thức về dinh dưỡng: Phần 1 (Trang 88 - 90)

hưởng đến sức khoẻ như thế nào?

Trẻ béo là không tốt, vì béo phì ở trẻ em là yếu tố nguy cơ cho béo phì ở người lớn. Những người lớn bị béo phì nặng thường có tiền sử béo phì ở tuổi thiếu niên. Béo phì ở trẻ em ảnh hưởng đến sức khoẻ khi trưởng thành, vì người béo phì có nguy cơ mắc các bệnh cao huyết áp dẫn đến tai biến mạch máu não, tăng cholesterol dẫn đến nhồi máu cơ tim, bệnh đái tháo đường, bệnh sỏi mật, bệnh xương khớp, thoái hoá cột sống vì luôn phải chịu sức nặng quá tải của cơ thể và có nguy

Thừa cân: Cân nặng so với chiều cao > + 2 SD (2 độ lệch chuẩn)

Béo phì: Cân nặng so với chiều cao > + 2 SD Bề dày lớp mỡ dưới da cơ tam đầu và cơ bả vai ≥ 90 percentile

- Đối với trẻ > 9 tuổi:

Thừa cân: BMI ≥ 85 percentile (BMI: chỉ số khối cơ thể)

Béo phì: BMI ≥ 95 percentile Hoặc BMI ≥ 85 percentile

Bề dày lớp mỡ dưới da cơ tam đầu và cơ bả vai ≥ 90 percentile.

81. Vì sao trẻ bị thừa cân - béo phì?

Thừa cân - béo phì (TC- BP) là tình trạng cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ do hậu quả của sự mất cân bằng năng lượng, có nghĩa là năng lượng đưa vào cơ thể vượt quá năng lượng tiêu hao.

• Trẻ bị thừa cân - béo phì là do chế độ ăn giàu năng lượng vượt quá nhu cầu nhất là năng lượng từ chất béo, tuy nhiên, ăn nhiều chất đạm, bột đường cũng bị thừa cân - béo phì vì các chất này khi vào cơ thể dư thừa đều có thể chuyển hoá thành chất béo dự trữ.

• Ít hoạt động thể lực là yếu tố song hành, nguy cơ cao gây thừa cân - béo phì. Trẻ thường dành nhiều thời gian cho hoạt động tĩnh tại như xem vô tuyến, chơi

điện tử... nhưng ít tập luyện thể dục - thể thao.

• Một số nghiên cứu cho thấy ở những trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, trẻ nhẹ cân hoặc cân nặng lúc đẻ quá cao lớn lên dễ bị thừa cân - béo phì.

• Yếu tố di truyền về thừa cân - béo phì thì chưa được chứng minh đầy đủ, tuy nhiên, trong gia đình nếu cha mẹ bị thừa cân - béo phì thì con cái cũng có nguy cơ bị thừa cân - béo phì.

Hậu quả của thừa cân - béo phì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của trẻ khi trưởng thành như ngừng tăng trưởng sớm và dễ mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, sỏi mật, viêm khớp...

82. Trẻ bị thừa cân - béo phì có ảnh hưởng đến sức khoẻ như thế nào? hưởng đến sức khoẻ như thế nào?

Trẻ béo là không tốt, vì béo phì ở trẻ em là yếu tố nguy cơ cho béo phì ở người lớn. Những người lớn bị béo phì nặng thường có tiền sử béo phì ở tuổi thiếu niên. Béo phì ở trẻ em ảnh hưởng đến sức khoẻ khi trưởng thành, vì người béo phì có nguy cơ mắc các bệnh cao huyết áp dẫn đến tai biến mạch máu não, tăng cholesterol dẫn đến nhồi máu cơ tim, bệnh đái tháo đường, bệnh sỏi mật, bệnh xương khớp, thoái hoá cột sống vì luôn phải chịu sức nặng quá tải của cơ thể và có nguy

cơ cao mắc một số bệnh ung thư như ung thư vú, tử cung, tiền liệt tuyến.

Trẻ béo phì thường chậm chạp vụng về, hay bị bạn bè trêu chọc, phân biệt đối xử làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và khả năng học tập của trẻ.

Do đó, cần phải phát hiện sớm từ lúc trẻ có nguy cơ bị thừa cân để tìm cách phòng chống. Cách tốt nhất để phát hiện trẻ bị thừa cân là luôn theo dõi cân nặng của trẻ, nếu thấy trẻ tăng cân quá nhanh trong một thời gian ngắn thì cần đưa trẻ tới khám tại cơ sở y tế, cân đo, xác định mức độ thừa cân và hướng dẫn trẻ cách tập luyện, ăn uống hợp lý.

Một phần của tài liệu Kiến thức về dinh dưỡng: Phần 1 (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)