Làm thế nào đề phòng được bệnh còi xương?

Một phần của tài liệu Kiến thức về dinh dưỡng: Phần 1 (Trang 80 - 82)

đi có phải bị còi xương không?

Trẻ chậm mọc răng là bị còi xương thì chưa hoàn toàn đúng. Chậm mọc răng chỉ là một trong các biểu hiện của bệnh còi xương. Bình thường trẻ bắt đầu mọc răng sữa vào lúc 6 tháng tuổi. Ở những trẻ bị còi xương, do cơ thể thiếu vitamin D, thiếu calci - một loại chất khoáng cần thiết cho sự phát triển mầm răng nói riêng và cho sự cốt hoá sụn ở đầu các xương dài nói chung nên những trẻ bị còi xương thường chậm mọc răng.

Chậm biết đi là một trong những dấu hiệu ở trẻ bị còi xương. Nhưng ngược lại, một trẻ chậm biết đi chưa chắc đã bị còi xương.

Bình thường, trẻ em từ 10 đến 12 tháng tuổi đã bắt đầu tập đi, nếu bà mẹ băn khoăn về việc chậm biết đi của con mình thì nên theo dõi xem trẻ có bị bệnh gì không? Đôi khi có những trẻ chậm biết đi hơn những trẻ khác nhưng cũng không mắc bệnh gì.

Tuy nhiên, ở một trẻ chậm mọc răng hoặc chậm biết đi chưa hẳn là bị còi xương thì phải xem xét những yếu tố nguy cơ như trẻ đẻ thiếu tháng (dưới 37 tuần thai), trẻ có cân nặng thấp khi sinh (dưới 2500 gam), trẻ không được bú mẹ trong 6 tháng đầu, trẻ nuôi nhân tạo bằng nước cháo, ăn bổ sung quá sớm và những trẻ hay bị viêm đường hô hấp, tiêu chảy kéo dài.

73. Nên cho trẻ còi xương ăn uống như thế nào? thế nào?

Còi xương là một bệnh có liên quan đến rối loạn chuyển hoá calci, phôtpho do cơ thể thiếu vitamin D và thường gặp ở trẻ em đang thời kỳ lớn nhanh. Trẻ béo mập dễ bị còi xương và trẻ suy dinh dưỡng cũng có thể bị còi xương.

Trẻ bị còi xương, ngoài việc điều trị vitamin D theo hướng dẫn của thầy thuốc, cần chú ý đến chế độ ăn của trẻ.

• Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, không cai sữa trước 12 tháng.

• Trẻ 6 tháng tuổi thì cho ăn bổ sung với những thức ăn giàu chất dinh dưỡng và giàu calci, phốtpho như: tôm, cua, cá, sữa, đậu đỗ và các loại rau xanh, chú ý ăn thêm dầu, mỡ để tăng cường hấp thu vitamin D.

• Cho trẻ uống thêm nước hoa quả và quả chín.

• Nếu cho trẻ ăn nước ninh xương thì rất ít calci và khó hấp thu.

74. Làm thế nào đề phòng được bệnh còi xương? còi xương?

Muốn phòng được bệnh còi xương, phải phòng bệnh ngay từ khi còn là bào thai, người mẹ phải được ăn uống đủ chất, chú ý tăng cường những

72. Trẻ chậm mọc răng hoặc chậm biết đi có phải bị còi xương không? đi có phải bị còi xương không?

Trẻ chậm mọc răng là bị còi xương thì chưa hoàn toàn đúng. Chậm mọc răng chỉ là một trong các biểu hiện của bệnh còi xương. Bình thường trẻ bắt đầu mọc răng sữa vào lúc 6 tháng tuổi. Ở những trẻ bị còi xương, do cơ thể thiếu vitamin D, thiếu calci - một loại chất khoáng cần thiết cho sự phát triển mầm răng nói riêng và cho sự cốt hoá sụn ở đầu các xương dài nói chung nên những trẻ bị còi xương thường chậm mọc răng.

Chậm biết đi là một trong những dấu hiệu ở trẻ bị còi xương. Nhưng ngược lại, một trẻ chậm biết đi chưa chắc đã bị còi xương.

Bình thường, trẻ em từ 10 đến 12 tháng tuổi đã bắt đầu tập đi, nếu bà mẹ băn khoăn về việc chậm biết đi của con mình thì nên theo dõi xem trẻ có bị bệnh gì không? Đôi khi có những trẻ chậm biết đi hơn những trẻ khác nhưng cũng không mắc bệnh gì.

Tuy nhiên, ở một trẻ chậm mọc răng hoặc chậm biết đi chưa hẳn là bị còi xương thì phải xem xét những yếu tố nguy cơ như trẻ đẻ thiếu tháng (dưới 37 tuần thai), trẻ có cân nặng thấp khi sinh (dưới 2500 gam), trẻ không được bú mẹ trong 6 tháng đầu, trẻ nuôi nhân tạo bằng nước cháo, ăn bổ sung quá sớm và những trẻ hay bị viêm đường hô hấp, tiêu chảy kéo dài.

73. Nên cho trẻ còi xương ăn uống như thế nào? thế nào?

Còi xương là một bệnh có liên quan đến rối loạn chuyển hoá calci, phôtpho do cơ thể thiếu vitamin D và thường gặp ở trẻ em đang thời kỳ lớn nhanh. Trẻ béo mập dễ bị còi xương và trẻ suy dinh dưỡng cũng có thể bị còi xương.

Trẻ bị còi xương, ngoài việc điều trị vitamin D theo hướng dẫn của thầy thuốc, cần chú ý đến chế độ ăn của trẻ.

• Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, không cai sữa trước 12 tháng.

• Trẻ 6 tháng tuổi thì cho ăn bổ sung với những thức ăn giàu chất dinh dưỡng và giàu calci, phốtpho như: tôm, cua, cá, sữa, đậu đỗ và các loại rau xanh, chú ý ăn thêm dầu, mỡ để tăng cường hấp thu vitamin D.

• Cho trẻ uống thêm nước hoa quả và quả chín.

• Nếu cho trẻ ăn nước ninh xương thì rất ít calci và khó hấp thu.

74. Làm thế nào đề phòng được bệnh còi xương? còi xương?

Muốn phòng được bệnh còi xương, phải phòng bệnh ngay từ khi còn là bào thai, người mẹ phải được ăn uống đủ chất, chú ý tăng cường những

thực phẩm có nhiều calci như: tôm, cua, cá, trứng, sữa, đậu đỗ trong suốt thời kỳ mang thai.

Cho trẻ bú sớm ngay trong vòng một giờ đầu sau đẻ để tận dụng sữa non, cho bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến 18 tháng hoặc 24 tháng. Trong sữa mẹ tỷ lệ Ca/P rất thích hợp cho việc hấp thu của trẻ.

Từ 6 tháng trở đi cho trẻ ăn bổ sung với những thức ăn giàu calci và cho ăn thêm các loại rau, đặc biệt là thêm dầu mỡ.

Cho trẻ tắm nắng ngay trong tháng đầu sau đẻ vào buổi sáng từ 10 đến 15 phút, chỉ cần để hở hai cẳng chân cho da trẻ tiếp xúc với ánh nắng. Nơi ở của trẻ cần thoáng mát, sạch sẽ, nhiều ánh nắng mặt trời.

Nếu thấy trẻ có nguy cơ còi xương cần hỏi ý kiến thầy thuốc.

Một phần của tài liệu Kiến thức về dinh dưỡng: Phần 1 (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)