6. Tổng quan nghiên cứu luận văn
3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
3.3.1. Về phía Nhà nước
Sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng các doanh nghiệp nói chung đòi hỏi Nhà nước cần phải sửa đổi và ban hành mới các chính sách quản lý kinh tế tài chính nhằm tạo môi trường pháp lý cho các đơn vị phát triển, trong đó có các chính sách về kế toán.
Những năm qua, hệ thống kế toán Việt Nam đã có nhiều đổi mới nhằm đáp ứng và phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hàng loạt các văn bản pháp quy hướng dẫn về kế toán doanh nghiệp đã được ban hành và đi vào cuộc sống. Các chế độ kế toán trong quá trình thực hiện đã có những bổ sung, sửa đổi phù hợp. Đặc biệt, Luật Kế toán và hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam đã đánh dấu bước ngoặt về đổi mới công tác kế toán cả về mặt tư duy và tính pháp lý, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển trong điều kịên hội nhập ngày càng sâu với thế giới và khu vực. Trong hoàn cảnh đó, Nhà nước cũng đã có sự đổi mới về hệ thống kế toán doanh nghiệp bởi việc ban hành Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp thay thế cho Quyết định 15/2006/ QĐ- BTC & Thông tư 244/2009/TT-BTC.
Tuy nhiên, nền kinh tế, xã hội không ngừng phát triển với tốc độ tăng trưởng khá nên các chính sách, chế độ cũng cần thường xuyên phải được sửa đổi phù hợp với thực tế. Do đó, để đảm bảo hoàn thiện môi trường pháp lý về kế toán phù hợp với điều kiện hiện nay thì ngoài các văn bản về kế toán có tính pháp lý cao nhất như Luật kế toán Việt Nam, các văn bản dưới luật còn hiệu lực, cần tiếp tục đổi mới hệ thống kế toán doanh nghiệp hiện hành.
Ngoài nỗ lực của bản thân doanh nghiệp, rất cần sự trợ giúp của cơ quan Nhà nước, của tỉnh, của các ban ngành tạo điều kiện cho các đơn vị hoạt động, có thể cạnh tranh và nâng cao hiệu quả tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp.
Nhà nước Việt Nam, với chức năng quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân thông qua các chính sách kinh tế, tài chính vĩ mô và hệ thống các chính sách quản lý vĩ mô khác cần đảm bảo đầy đủ các điều kiện cơ bản, tạo khung pháp lý và định hướng cho sự phát triển chung của toàn xã hội.
Không nên can thiệp quá sâu và quy định đối với từng ngành nghề, tạo cho doanh nghiệp chủ động và sáng tạo trong công tác kế toán. Nhà nước nên tạo dựng đầy đủ và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán, đảm bảo cho công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, hành nghề kế toán được thực hiện theo pháp luật.
Hoàn thiện và ổn định chính sách kinh tế tài chính vĩ mô. Hiện nay, ở nước ta, các chính sách kinh tế tài chính vĩ mô đang được dần hoàn thiện nhằm phù hợp với điều kiện phát triển mới, nhiều chính sách kinh tế vĩ mô còn chưa có sự thống nhất nên ảnh hưởng không ít đến sự phát triển chung của nền kinh tế và của các công ty. Do đó, cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chính sách kinh tế tài chính vĩ mô theo hướng sau:
- Ổn định chính sách tiền tệ, kiềm chế tăng giá và lạm phát: Các cơ chế, chính sách cần được xây dựng và hoàn thiện phù hợp với xu thế và bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, đảm bảo sự bình đẳng, ổn định, thông thoáng và minh bạch. Đặc biệt là trong điều kiện lạm phát và giá cả hàng hoá tăng cao như hiện nay cần tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, quản lý thị trường vàng và ngoại hối để tránh sự biến động lớn.
- Xây dựng kế hoạch phát triển trong từng thời kỳ theo quy hoạch tổng thể và kết hợp với quy hoạch chi tiết về phát triển của toàn bộ nền kinh tế và
của từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng lãnh thổ theo kế hoạch thứ tự ưu tiên nhằm thu hút đầu tư nước ngoài cho sự phát triển của các công ty vận tải biển. Các chương trình trợ giúp đối với doanh nghiệp như chương trình khuyến khích đầu tư, chương trình trợ giúp tiếp cận các nguồn vốn của các tổ chức tín dụng, các ngân hàng và các tập đoàn tài chính; trợ giúp xuất khẩu; trợ giúp thông tin; hỗ trợ kỹ thuật,...
- Thống nhất quản lý nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế trên phạm vi toàn quốc và trên từng vùng, lãnh thổ;
- Xây dựng và sửa đổi hoàn thiện hệ thống Luật, các văn bản dưới Luật, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở tuân thủ pháp luật; thường xuyên rà soát các văn bản pháp quy, xóa bỏ những văn bản không phù hợp và xây dựng mới các văn bản hướng dẫn theo từng thời kỳ phát triển của đất nước.
- Hoàn thiện hệ thống Chuẩn mực kế toán, hệ thống kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kế toán, hệ thống kế toán, tạo sự thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước.
- Hoàn thiện về việc ban hành các thông tư hướng dẫn chuẩn mực tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị áp dụng, cập nhật kịp thời tránh tình trạng như hiện nay các đơn vị thường rơi vào tình trạng trì trệ trong việc nghiên cứu áp dụng chính sách của Nhà nước ban hành; Hoặc khi áp dụng kịp thời lại xảy ra tình trạng áp dụng sai do nghiên cứu chính sách chưa đúng hướng.
3.3.2. Về phía bộ ngành
Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, có các chương trình hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp về đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong tỉnh tiếp xúc với các thông tin của Nhà nước. Đặc biệt củng cố hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh để thật sự là cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa doanh nghiệp với ban
ngành của địa phương. Là nơi tổ chức các lớp đào tạo, các buổi hội thảo cho đội ngũ những người làm công tác kế toán, là trung tâm tư vấn về cơ chế chính sách, hướng dẫn ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, thực hiện Luật kế toán, Chuẩn mực kế toán…
Xác định được vai trò, tầm quan trọng của doanh nghiệp trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh, thời gian qua tỉnh Kiên Giang đã có nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra, thời gian tới để cạnh tranh được thì từng doanh nghiệp phải nỗ lực hơn nữa tìm hướng đi hợp lý, chủ động nâng cao hiệu quả tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp là một trong những giải pháp tạo ra thành công cho doanh nghiệp.
Tổ chức phân cấp công tác quản lý kinh tế tài chính đối với các đơn vị nội bộ công ty. Trong trường hợp công ty có nhiều bộ phận sản xuất kinh doanh trực thuộc và phụ thuộc, công ty cần tổ chức phân cấp công tác quản lý nội bộ nhằm nâng cao trách nhiệm quản lý ở từng bộ phận. Theo đó, tổ chức công tác kế toán cũng được thực hiện trên cơ sở mô hình phân cấp, đảm bảo nhiệm vụ của từng bộ phận được thực hiện theo sự chỉ đạo chung của toàn công ty.
Trên cơ sở hệ thống kế toán nhà nước đã ban hành, công ty căn cứ vào đặc điểm cụ thể về loại hình kinh doanh của mình để lập quy trình thực hiện công tác kế toán phù hợp, đặc biệt là công tác KTQT; quy định đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể của từng bộ phận kế toán, từng người làm kế toán trong bộ máy kế toán doanh nghiệp.
Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức tin học cho những người làm kế toán, đồng thời cập nhật chính sách chế độ mới cho đội ngũ làm kế toán. Bên cạnh đó, cần nâng cao trình độ cho kế toán trưởng, giám đốc công ty thông qua việc đào tào, bồi dưỡng qua các
lớp bồi dưỡng kế toán trưởng và giám đốc doanh nghiệp.
Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán nhằm nâng cao năng suất lao động kế toán và cung cấp thông tin kế toán đầy đủ, kịp thời phục vụ yêu cầu quản trị doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng là vấn đề phức tạp cần có sự nghiên cứu tỷ mỉ cả về lý luận và thực tiễn. Những nội dung hoàn thiện được nghiên cứu một cách khoa học dựa trên cơ sở lý luận và những đánh giá khách quan về thực trạng tổ chức công tác kế toán trong công ty. Các nội dung hoàn thiện này vừa mang tính khái quát, vừa mang tính cụ thể, bao gồm các nội dung hoàn thiện trên lĩnh vực vĩ mô của Nhà nước như các văn bản pháp luật của nhà nước về kế toán và trong phạm vi bản thân đối với các doanh nghiệp về vấn đề tổ chức công tác kế toán, tổ chức hệ thống thông tin kế toán phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp. Mặt khác, cũng trong chương này, luận văn đã phân tích một số điều kiện cơ bản thuộc về nhà nước, về phía bộ ngành trong việc thực hiện các giải pháp đã đề xuất.
KẾT LUẬN CHUNG
Với việc nghiên cứu TCCTKT từ lý luận đến thực tiễn, luận văn “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng” đã đạt được những kết quả quan trọng như sau:
- Luận văn đã trình bày một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về TCCTKT trong các DN, cụ thể về tổ chức BMKT, tổ chức hệ thống CTKT, tổ chức hệ thống TKKT, tổ chức vận dụng hình thức kế toán và SKT; tổ chức hệ thống báo cáo kế toán; tổ chức kiểm tra và phân tích thông tin kế toán. Các vấn đề đều được trình bày trên hai khía cạnh KTTC và KTQT.
- Từ nhận định những ảnh hưởng của đặc điểm ngành vận tải biển đến TCCTKT cùng các nghiên cứu sâu sắc về thực tế TCCTKT tại Công ty, Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng TCCTKT và chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến các hạn chế. Thực trạng TCCTKT được mô tả một cách chi tiết, việc đánh giá thực trạng TCCTKT được chi tiết đến từng nội dung của TCCTKT.
- Từ việc phân tích các hạn chế của TCCTKT trong công ty đồng thời lý giải nguyên nhân của các hạn chế đó, luận văn đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện TCCTKT trong công ty bao gồm các giải pháp về tổ chức BMKT, tổ chức CTKT, tổ chức TKKT, tổ chức SKT, tổ chức hệ thống báo cáo kế toán, tổ chức kiểm tra. Luận văn còn kiến nghị các điều kiện cần thiết để thực hiện được các giải pháp từ phía Nhà nước và Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng. Toàn bộ nội dung luận văn thể hiện tính lý luận và thực tiễn một cách khái quát về vấn đề tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng. Vấn đề này sẽ còn được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện.
[1]. Nguyễn Thị Thúy Anh (2011), Hoàn thiện công tác kế toán trong điều kiện
ứng dụng ERP tại Bệnh viện C Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng
[2]. Bộ tài chính, (2014), Thông tư 200/2014/TT-BTC về Hướng dẫn Chế độ kế
toán doanh nghiệp, có hiệu lực từ 01/01/2015.
[3]. Bộ tài chính, (2016), Thông tư số 53/2016/TT-BTC về sửa đổi, bổ sung một số điều trong thông tư 200/2014/TT-BTC.
[4]. Ngô Thế Chi, Trương Thị Thủy (2013), Giáo trình kế toán tài chính, NXB Tài chính
[5]. Công ty CP Cảng Đà Nẵng, (2019), Báo cáo tài chính năm.
[6]. Nguyễn Ái Ly, (2014), Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại Tập đoàn Việt Á, luận văn thạc sĩ.
[7]. Nguyễn Thị Như Linh, (2010), “ Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Luận văn thạc sĩ.
[8]. Võ Thị Tuyết Nga, (2014), Hoàn thiện công tác kế toán ở các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp tỉnh Quảng Nam, luận văn thạc sĩ.
[9]. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (2015), Luật số
88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 của Quốc hội, Luật Kế toán, Hà Nội.
[10]. Trần Thị Quỳnh, (2013), Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp có thu nghành thông tin thương mại, luận văn thạc sĩ.
[11]. Đoàn Xuân Tiên, Lê Văn Liên, Nguyễn Thị Hồng Vân (2014), Giáo trình
nguyên lý kế toán, NXB Tài chính.
[12]. Đoàn Xuân Tiên, Nguyễn Vũ Việt (2014), Giáo trình kế toán máy, NXB Tài chính.