Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN tại CÔNG TY cổ PHẦN CẢNG đà NẴNG (Trang 78 - 84)

6. Tổng quan nghiên cứu luận văn

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

Tuy đã đạt được những thành công lớn về mặt thống nhất các chính sách kế toán trong công ty đảm bảo các thông tin của công ty niêm yết được kiểm toán và công khai đúng thời hạn, song hiện nay, TCCTKT trong công ty còn có một số hạn chế sau:

Về tổ chức BMKT

Mặc dù đã được chỉ đạo thực hiện theo các chính sách kế toán thống nhất được ban hành, nhưng việc thực hiện các chính sách này vẫn chưa được thực hiện tốt. Các sai sót, nhầm lẫn vẫn xảy ra gây khó khăn, tốn kém chi phí cho công tác kiểm toán và công tác lập BCTC hợp nhất. Các sai sót này có thể

do trình độ còn hạn chế của một số cán bộ thực hiện và kiểm soát tại các đơn vị thành viên.

- Công ty đã thực hiện mô tả và quy định công việc của từng phần hành kế toán bằng văn bản, nhưng tại công ty quy trình quản lý công tác kế toán còn rời rạc, chưa mang tính hệ thống và chưa được thể chế hóa thành văn bản. Ví dụ qui trình phê duyệt các phiếu điều chỉnh kế toán về các bút toán cần sửa chữa chưa được thực hiện nghiêm túc.

- Việc thực hiện đúng quy trình công việc theo mô tả vẫn chưa được sát sao, dẫn đến còn bỏ các bước hướng dẫn trong quy trình dẫn tới sai sót về công tác hạch toán kế toán, các lỗi sai còn chưa được chính bộ phận kiểm soát của Phòng kế toán phát hiện mà chỉ phát hiện được nhờ bộ phận khác hoặc người quản lý cấp cao. Các nhân viên mới chưa được hướng dẫn một cách bài bản dẫn đến một số trường hợp sai sót xảy ra do chưa nắm chắc quy trình tổng thể các bước công việc và mối liên quan giữa các phần hành kế toán. Nhân viên chưa chủ động học tập, nâng cao về mặt chuyên môn, nhất là việc nghiên cứu chế độ, chính sách mới nên gây sai sót trong việc thực hiện nghiệp vụ.

Về tổ chức hệ thống CTKT

Thứ nhất, trong công ty việc ban hành một quy trình lập và luân chuyển chứng từ theo dạng văn bản chưa thực sự được coi trọng. Điều này dẫn tới sự mô tả luân chuyển chứng từ không được rõ ràng và logic, không đem lại cái nhìn tổng quát và hiểu biết các bước xử lý công việc không những cho một bộ phận các cán bộ kế toán mà còn cho những cán bộ nhân viên ở các bộ phận khác có liên quan.

Thứ hai, việc mở sổ đăng ký mẫu chữ ký của những người có trách nhiệm chưa được sát sao dẫn đến có thể xảy ra tình trạng gian lận về việc chịu trách nhiệm trong các nghiệp vụ kinh tế.

Thứ ba, chính sách và thủ tục phê duyệt chứng từ chỉ được ban hành cho một số nghiệp vụ quan trọng, công ty chưa lập thành văn bản rất dễ tạo điều

kiện cho sự lợi dụng trong việc thực hiện các nghiệp vụ kinh tế xảy ra, gây thất thoát tài sản của công ty và Nhà nước, xác định sai trách nhiệm của những người có liên quan.

Thứ tư, công tác sắp xếp hồ sơ tài liệu tại công ty còn chưa thực hiện tốt, chứng từ chưa được sắp xếp gọn gàng, chưa khoa học, một số cán bộ còn để thất lạc, quên chứng từ. Đây là những lỗi nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính bảo mật thông tin của công ty, chứng từ bị thất lạc khiến số liệu không có căn cứ để ghi sổ và hạch toán

Thứ năm, việc bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán quá nhiều năm chưa tiêu hủy dẫn đến tình trạng tồn kho quá nhiều, mất nhiều công sức bảo quản; ngoài ra chứng từ chưa được sắp xếp gọn gàng, khoa học.

Về tổ chức hệ thống TKKT

Trongcông ty việc vận dụng TKKT vào ghi nhận một số nghiệp vụ kinh tế chưa phù hợp.

Kế toán sử dụng tài khoản chưa phù hợp

Về tổ chức vận dụng hệ thống SKT

Công ty chưa mở một số SKT chi tiết cho các tài khoản chi phí điều này có thể dẫn tới việc quản trị chi phí nói riêng và quản trị tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nói chung chưa thực sự có hiệu quả cao.

Về tổ chức hệ thống báo cáo kế toán

Thứ nhất, trên Thuyết minh BCTC đã thuyết minh khá rõ ràng và đầy đủ các chỉ tiêu trên Bảng Cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tuy nhiên việc làm rõ các thông tin trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ chưa được chú trọng.

Thứ hai, việc công khai thông tin tài chính trên website của công ty đã được thực hiện nhưng còn mang tính hình thức và chưa cập nhật thông tin liên tục.

BCTC, gây hạn chế về mặt thời gian lập các BCTC tổng hợp đồng thời có thể ảnh hưởng tới tính chính xác trong quá trình kiểm tra, đối chiếu lập các BCTC tổng hợp.

Về tổ chức kiểm tra kế toán

Thứ nhất, các thủ tục kiểm soát nội bộ liên quan đến việc kiểm tra định kỳ công tác kế toán tại công ty chưa thực sự được quan tâm, chưa có chế tài rõ ràng về thời hạn nộp báo cáo dẫn đến thường xuyên xảy ra hiện tượng nộp báo cáo chậm trễ và chất lượng báo cáo chưa cao. Công tác kiểm tra kế toán mới chỉ được chú trọng. Cơ chế nơi lỏng kiểm tra, kiểm soát dẫn đến dù chỉ thực hiện công tác hạch toán ban đầu, thu thập các CTKT song còn xảy ra nhiều sai sót như sai sót khi ghi chép các chỉ tiêu trên chứng từ, số liệu vào các bảng thống kê đôi khi tính toán không chính xác gây khó khăn cho công tác đối chiếu số liệu cuối kỳ.

Thứ hai, việc kiểm tra chứng từ, tài liệu kế toán tại công ty được thực hiện bởi kế toán phần hành và kế toán trưởng mà không đặt ra một bộ phận kiểm tra riêng dẫn đến chưa có sự độc lập trong kiểm tra.

Về công tác ứng dụng công nghệ thông tin

Thứ nhất, công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong công ty mặc dù đã rất thuận lợi và đi vào bài bản, tuy nhiên việc chưa có chức năng phân tích vẫn còn là một điểm yếu của phần mềm kế toán.

Thứ hai, việc sử dụng phần mềm kế toán tuy có nhiều ưu điểm về độ kịp thời, chính xác số liệu, nhưng cũng có hạn chế do chưa cho phép người sử dụng tạo thêm mẫu SKT quản trị, việc tạo thêm mẫu sổ mới phụ thuộc hoàn toàn vào nhà cung cấp phần mềm kế toán, từ lý do này dẫn đến các cán bộ kế toán trong DN đều phải lập các báo cáo từ các bảng tính Excel ngoài phần mềm kế toán, mất nhiều thời gian và tính thống nhất không cao.

Nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trên trong TCCTKT

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các mối quan hệ kinh tế ngày càng trở nên đang dạng và phong phú nảy sinh nhiều nghiệp vụ kinh tế mới mẻ và phức tạp, thông tin trên các BCTC của công ty ngày càng được đòi hỏi tính hợp lý cao hơn, trong khi đó các văn bản pháp luật về kế toán của nước ta được ban hành nhiều trong một khoảng thời gian không dài với hệ thống 26 Chuẩn mực kế toán, nhưng Luật Kế toán còn đang trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để điều chỉnh được các mối quan hệ mới về kế toán. Trong bối cảnh này, công ty đang từng bước tìm tòi, vận dụng vào các nghiệp vụ kinh tế cụ thể phát sinh tại đơn vị nên còn gặp không ít khó khăn.

Nguyên nhân chủ quan:

Trình độ ứng dụng tin học vào công tác kế toán tuy đã được thực hiện tốt ở Công ty, tuy nhiên chưa thực sự thành thạo, nhất là đối với các cán bộ kế toán trình độ chuyên môn không cao, đôi khi tạo ra hạn chế cho công tác kiểm tra, đối chiếu và hoàn thành đúng thời hạn theo quy định của công ty. Với đặc thù của công tác kế toán trên máy vi tính đặc biệt sử dụng phần mềm kế toán, dữ liệu được thực hiện qua các công đoạn là nhập liệu - xử lý dữ liệu về các bảng, sổ, báo cáo - kết xuất dữ liệu, việc sửa đổi thông tin là điều dễ dàng và tinh vi hơn rất nhiều so với công tác kế toán thủ công. Các gian lận và sai sót thường do một số nguyên nhân cụ thể như:

- Sai sót xảy ra do tính chất xử lý thống nhất các giao dịch của phần mềm. - Gian lận rất dễ dàng xảy ra trong điều kiện phần mềm kế toán không được phân quyền tốt.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

TCCTKT trong công ty đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết cho công tác quản lý. Chương 2 của Luận văn đã mô tả thực trạng của TCCTKT trong Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng với nhiều khía cạnh, chi tiết tới các nhóm đơn vị thành viên, cụ thể như sau:

Thứ nhất, làm rõ quá trình hình thành, phát triển ngành logistic thuộc Cảng Đà Nẵng. Việc mô tả cụ thể mô hình tổ chức hoạt động của công ty.

Thứ hai, các nội dung tổ chức BMKT, tổ chức hệ thống CTKT, tổ chức hệ thống TKKT, tổ chức vận dụng hình thức kế toán và SKT, tổ chức hệ thống báo cáo kế toán, tổ chức kiểm tra và phân tích thông tin kế toán trong ccông ty được trình bày cụ thể và logic.

Thứ ba, về tổ chức hệ thống Báo cáo với việc mô tả cụ thể quy trình lập BCTC, đã đưa ra cái nhìn bao quát về quy trình lập BCTC của toàn bộ công ty.

Thứ tư, từ thực trạng TCCTKT của công ty, Chương 2 đưa ra những đánh giá về ưu điểm, hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của những hạn chế đó. Kết quả nghiên cứu này là những căn cứ quan trọng nhằm đưa ra giải pháp hoàn thiện TCCTKT cho công ty, tác giả phân tích những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân cơ bản của thực trạng làm cơ sở cho những kiến nghị và đề xuất trong chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN tại CÔNG TY cổ PHẦN CẢNG đà NẴNG (Trang 78 - 84)