6. Tổng quan nghiên cứu luận văn
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐÀ NẴNG
2.1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng
Cảng Đà Nẵng hiện là một cảng biển tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (cảng loại I) của Việt Nam nằm trong nhóm cảng Trung Trung Bộ Việt Nam, song đang được Chính phủ Việt Nam quy hoạch để trở thành một cảng cửa ngõ quốc tế (cảng loại IA) trong tương lai.
Được thành lập từ năm 1901 với lịch sử 115 năm xây dựng và phát triển, Cảng Đà Nẵng đến nay đã và đang chứng tỏ vị trí vai trò quan trọng của mình trong việc phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, cũng như khẳng định tầm vóc là cảng biển lớn nhất miền Trung Việt Nam hiện nay.
Nằm trong vịnh Đà Nẵng với diện tích 12km2 cùng hệ thống giao thông thuận lợi, Cảng Đà Nẵng hiện là một khâu quan trọng trong chuỗi dịch vụ logistics của khu vực miền Trung Việt Nam. Cảng Đà Nẵng cũng được chọn là điểm cuối cùng của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, nối liền 4 nước Myanmar, Thailand, Lào và Việt Nam, là cửa ngõ chính ra Biển Đông cho toàn khu vực.
Hiện tại, Cảng Đà Nẵng bao gồm khu cảng chính là xí nghiệp cảng Tiên Sa và các công ty thành viên, sở hữu gần 1.200m cầu bến với khả năng tiếp nhận các tàu hàng tổng hợp lên đến 50.000 DWT, tàu container đến 2.500 Teus và tàu khách đến 75.000 GRT, cùng với các thiết bị xếp dỡ và kho bãi hiện đại, đảm bảo năng lực khai thác lên đến 8 triệu tấn/năm. Bên cạnh đó, với mục tiêu nâng cao năng lực khai thác tàu container và tàu có trọng tải lớn, Cảng Đà Nẵng cũng đã định hướng thực hiện các kế hoạch phát triển và mở
rộng Cảng, với mục tiêu đến năm 2020 sẽ hoàn thiện các khu logistics, bãi trung chuyển và hoàn thành xong dự án cảng Tiên Sa giai đoạn 2 với mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng.
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng*Cảng Đà Nẵng trước ngày giải phóng *Cảng Đà Nẵng trước ngày giải phóng
Cảng Đà Nẵng đã có từ lâu, nhưng phải đến năm 1924, chính quyền cũ mới bắt đầu xây dựng 6 cầu cảng Sông Hàn, đến năm 1926 thì hoàn thành. Năm 1966, Mỹ mới xây dựng 2 cầu Cảng Tiên Sa (4 bến) để phục vụ chiến tranh tại Việt Nam và chính quyền Sài Gòn cho xây dựng tiếp cầu 7 và 8 Sông Hàn.
Sau khi Mỹ rút quân về nước theo Hiệp Định Paris, Chính quyền Sài Gòn sát nhập Cảng Tiên Sa vào Nha thương Cảng Đà Nẵng và đặt dưới sự quản lý của Tổng Nha Thương Cảng. Nha thương Cảng Đà Nẵng gồm có:
- 4 phân cuộc (hành kế, công tác, khu khai thác Sông Hàn, Tiên Sa) - 3 ty (ty hải cảng: Quy Nhơn-Ba Ngòi, Nha Trang)
- 1 phòng an ninh
Nhiệm vụ chủ yếu: quản lý tài sản, phương tiện thiết bị, tu bổ xây dựng cơ sở vật chất, cho tư nhân đấu thầu bốc dỡ hàng hóa.
* Cảng Đà Nẵng sau ngày giải phóng
- Ngày 29/3/1975, thành phố Đà Nẵng hoàn toàn giải phóng. Ban giao thông Liên khu 5 tiếp quản Cảng Đà Nẵng, tiếp thu toàn bộ cơ sở vật chất và tổ chức lại lực lượng nhanh chóng đi vào hoạt động bốc dỡ hàng hóa cho tàu các nước XHCN vận chuyển hàng hóa viện trợ và quan hệ hợp tác với việt Nam.
- Ngày 19/1/1976, Bộ Giao thông Vận tải ra quyết định 222/QĐTC thành lập Cảng Đà Nẵng trực thuộc Cục đường biển Việt Nam.
Nhiệm vụ chu yếu:
tại khu vực cảng quản lý.
+ Dẫn dắt tàu ra vào các cảng trong khu vực.
Trong quá trình hoạt động, do yêu cầu về tổ chức và đổi mới quản lý doanh nghiệp, Cảng Đà Nẵng được Nhà nước bổ sung nhiệm vụ và thay đổi cơ quan chủ quản nhiều lần. Thực hiện Nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng, Bộ Giao thông vận tải ra quyết định 1163/QĐ-TCLĐ ngày 15/6/1993 thành lập Doanh nghiệp Nhà nước Cảng Đà Nẵng thuộc Cục Hàng hải Việt Nam. Đến ngày 8/5/1998, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 91/1998/QĐ-TTg chuyển Cảng Đà Nẵng làm thành viên của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam.
- 12/10/2007: Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành quyết định chuyển Cảng Đà Nẵng - Công ty thành viên hạch toán đọc lập thuộc Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam thành công ty TNHH một thành viên Cảng Đà Nẵng.
- 01/04/2008: Cảng Đà Nẵng hoàn thành thủ tục chuyển đổi và đăng ký kinh doanh, chính thức hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên.
- 06/05/2014: phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển thành công ty cổ phần
- 24/07/2014: Đại hội CĐ lần 1 và chính thức hoạt động dưới hình thức công ty Cổ phần.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng
Ghi chú:
: Quan hệ chức năng : Quan hệ giám sát : Quan hệ đầu tư vốn
Trong đó:
*Hội đồng quản trị (HĐQT): là cơ quan quản lý Công ty, hoạt động
kinh doanh và các công việc của Công ty phải chịu sự giám sát và chỉ đạo của HĐQT. HĐQT có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Số lượng
thành viên HĐQT là 7 người. Nhiệm kỳ HĐQT là 5 năm. Nhiệm kỳ của thành viên HĐQT không quá 5 năm. Thành viên HĐQT có thể bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Tổng số thành viên HĐQT độc lập phải chiếm ít nhất 1/3 tổng số thành viên HĐQT. Thành viên HĐQT được Đại hội đồng cổ đông lựa chọn theo nguyên tắc bầu trục tiếp hoặc bỏ phiếu kín.
* Ban kiểm soát (BKS): do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt cổ
đông để kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành Công ty. Số lượng thành viên BKS là 3 người. Các thành viên BKS không phải là người trong bộ phận Kế toán tài chính của Công ty hoặc thành viên, nhân viên của Công ty kiểm toán độc lập đang thực hiện việc kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty. BKS phải có ít nhất 1 thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên. Các thành viên BKS không phải là người có liên quan với các thành viên HĐQT, Tổng giám đốc và các cán bộ quản lý khác của Công ty. Trưởng BKS là người có chuyên môn về kế toán.
* Tổng giám đốc: là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của
Công ty, chịu sự giám sát của HĐQT và chịu trách nhiệm trước HĐQT, Đại hội đồng cổ đông, và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao và phải báo cáo các cơ quan khi được yêu cầu. Tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm. Nhiệm kỳ của Tổng giám đốc là 3 năm và có thể được tái bổ nhiệm.
* Các Phó tổng giám đốc: giúp việc cho Tổng giám đốc trong việc chỉ
đạo, điều hành và thực hiện từng lĩnh vực quản lý Công ty theo phân công và ủy quyền của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc được ủy quyền.
* Các phòng, ban chức năng, đơn vị trực thuộc:
- Phòng Kỹ thuật – Công nghệ: thực hiện chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc về các lĩnh vực: Kỹ thuật cơ khí và công nghệ xếp dỡ, giúp cho
công tác quản lý kỹ thuật các phương tiện thiết bị, công cụ xếp dỡ, hệ thống điện hiện có tại Cảng Đà Nẵng đúng kỹ thuật, đạt tính an toàn, tiết kiệm và hiệu quả trong sử dụng, đáp ứng nhu cầu sản xuất và yêu cầu cơ giới hóa, hiện đại hóa ngày càng cao.
- Phòng Tổ chức – Tiền lương: thực hiện chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc về các lĩnh vực: Tổ chức bộ máy quản lý; Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo và tuyển dụng CBCNV; Thanh tra; Bảo vệ chính trị nội bộ; Quản lý lao động và tiền lương đảm bảo tính hợp lý, phù hợp với yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty; Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh; công tác phòng cháy chữa cháy; bảo hộ lao động; môi trường; Phổ biến, triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước và của Cảng Đà Nẵng đối với CBCNV.
- Phòng Tài chính – Kế toán: thực hiện chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc về lĩnh vực quản lý kinh tế tài chính của Cảng Đà Nẵng bao gồm: Tổ chức, kiểm tra, tính toán, thống kê và quản lý việc sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, nhằm bảo đảm quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh của Công ty, trên cơ sơ tuân thủ các chế độ, nguyên tắc luật pháp của Nhà nước.
- Phòng Kế hoạch – Đầu tư: thực hiện chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc về các lĩnh vực: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty và giao kế hoạch cho các đơn vị phụ thuộc Công ty; Lập đề án và luận chứng Kinh tế kỹ thuật cho việc đầu tư phát triển; Tìm đối tác xây dựng và trình duyệt hợp đồng kinh tế về lĩnh vực đầu tư và sửa chữa; Kiểm tra, lập phương án thanh lý tài sản; Tổ chức công tác thống kê, mạng vi tính trong toàn Công ty; Tổng kết, phân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh; Thực hiện công việc mua sắm, quản lý, cấp phát những vật tư, phụ tùng chủ yếu được giao.
- Phòng Khai thác: thực hiện chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc về các lĩnh vực: Bố trí cầu bến, điều động các tàu ra vào Cảng Đà Nẵng; Điều phối nhân lực, phương tiện và công cụ bốc xếp theo yêu cầu sản xuất của Công ty và các Đơn vị phụ thuộc Công ty; Lập kế hoạch khai thác tổng thể và theo dõi hổ trợ các Đơn vị phụ thuộc Công ty có liên quan thực hiện tốt các kế hoạch khai thác.
- Phòng Kinh doanh: thực hiện chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc về các lĩnh vực kinh doanh, thị trường bao gồm: Điều tra, nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu phát triển kinh tế của vùng hậu phương và nhu cầu của khách hàng, đề xuất chiến lược tiếp thị và kinh doanh; quan hệ PR; Đề xuất ký kết, theo dõi thực hiện và thanh lý các hợp đồng kinh tế trong lĩnh vực bốc xếp, giao nhận, bảo quản hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thu hút, lôi cuốn nguồn hàng thông qua Cảng Đà Nẵng ngày càng tăng.
- Phòng Hành chính – Tổng hợp: thực hiện chức năng tham mưu cho Tổng Giám đốc về các lĩnh vực: Hành chính, quản trị, đối ngoại, thi đua, tuyên truyền.
- Phòng Kỹ thuật Công trình: thực hiện chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc về các lĩnh vực: Quản lý việc đầu tư xây dựng và giám sát kỹ thuật các công trình xây dựng cơ bản; các công trình duy tu, bảo dưỡng: cầu tàu, bến bãi, kho tàng. Theo dõi, đề xuất kế hoạch nạo vét bến, nạo vét luồng lạch trên các tuyến luồng để đảm bảo công tác khai thác của Cảng Đà Nẵng thuận lợi, an toàn, đạt hiệu quả đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Xí nghiệp Cảng Tiên Sa: là đơn vị phụ thuộc, trực thuộc Công ty Cổ Phần Cảng Đà Nẵng, tổ chức hạch toán kinh doanh theo phân cấp của Cảng Đà Nẵng, được sử dụng con dấu riêng và mở tài khoản tại các Ngân hàng trong nước. Xí nghiệp Cảng Tiên Sa được chủ động thực hiện các hoạt động
kinh doanh theo phân cấp của Công ty, chịu sự ràng buộc về quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp với Công ty. Xí nghiệp Cảng Tiên Sa có các ngành nghề kinh doanh chủ yếu như sau: Kinh doanh dịch vụ cảng và bến cảng; Bốc xếp, bảo quản và giao nhận hàng hóa; Kinh doanh kho bãi, kho ngoại quan; Đại lý vận tải hàng hóa, đại lý tàu biển, vận tải đa phương thức; Sửa chữa phương tiện vận tải; Kinh doanh dịch vụ hàng hải; Kinh doanh dịch vụ thương mại và dịch vụ khác; và các ngành nghề kinh doanh khác theo phân cấp của Công ty.
2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng
Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng là doanh nghiệp hạng I, hạch toán độc lập, trực thuộc Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam, hoạt động chủ yếu ở những lĩnh vực:
- Kinh doanh dịch vụ cảng và bến cảng. - Bốc xếp, bảo quản và giao nhận hàng hóa. - Kinh doanh kho bãi, kho ngoại quan.
- Đại lý vận tải hàng hóa, đại lý tàu biển, vận tải đa phương thức. - Lai dắt hỗ trợ tàu biển.
- Sửa chữa phương tiện vận tải.
- Xây dựng và sửa chữa công trình loại vừa và nhỏ. - Kinh doanh dịch vụ hàng hải.
- Kinh doanh dịch vụ thương mại và dịch vụ khác.
- Đầu tư xây dựng và kinh doanh cho thuê văn phòng, bất động sản. - Kinh doanh xuất nhập khẩu, Kinh doanh xăng dầu.
2.1.5. Phân cấp quản lý tài chính tại Công ty
- Phân cấp về công tác huy động vốn
Xí nghiệp Cảng Tiên Sa không được quyền huy động vốn kinh doanh. Vốn kinh doanh tại Xí nghiệp được Công ty cấp theo hình thức ứng tiền cho
mục đích phục vụ sản xuất kinh doanh.
Xí nghiệp Cảng Tiên Sa không được mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng, các giao dịch nhận và chuyển tiền phải thông qua Công ty. Công ty có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ nhận và chuyển tiền của Xí nghiệp qua ngân hàng.
- Phân cấp về công tác đầu tư
Xí nghiệp Cảng Tiên Sa không có quyền mua phương tiện máy móc, thiết bị hay các tài sản cố định khác, cũng như không có nghĩa vụ phải trích khấu hao TSCĐ đang sử dụng tại đơn vị.
Xí nghiệp có quyền khai thác sử dụng theo đúng tính năng kỹ thuật, nhằm kéo dài tuổi thọ và nâng cao hiệu quả sử dụng của các loại phương tịện thiết bị, công cụ, các loại công trình. Đồng thời, phải chấp hành và thực hiện đầy đủ các nội quy, quy định, hướng dẫn của Phòng Kỹ thuật - Công nghệ về tính năng hoạt động, các chu kỳ bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa của các máy móc, thiết bị.
- Phân cấp về công tác quản lý doanh thu và chi phí
Nhiệm vụ chính của Xí nghiệp là thực hiện các nhiệm vụ sản xuất chính của Cảng như bốc xếp, vận chuyển trong nội bộ Cảng, lưu kho bãi,… Bên cạnh đó, Xí nghiệp có quyền chủ động khai thác các mảng kinh doanh ngoài. Đối với hoạt động kinh doanh ngoài, Xí nghiệp tự hạch toán doanh thu, chi phí theo qui định kế toán hiện hành và cuối tháng lập báo cáo tài chính gởi Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng. Đối với hoạt động sản xuất chính, Cảng thực hiện qui chế khoán chi phí. Tuỳ theo mặt hàng mà tỷ lệ giao khoán chi phí sẽ khác nhau.
- Phân cấp về công tác phân phối lợi nhuận
Toàn bộ lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh tại XN Cảng Tiên Sa đều phải nộp về Công ty. Công ty có trách nhiệm hạch toán và phân phối lợi nhuận theo quyết định của Hội đồng thành viên.
2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TYCỔ PHẦN CẢNG ĐÀ NẴNG CỔ PHẦN CẢNG ĐÀ NẴNG
2.2.1. Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán
Từ phân cấp quản lý tài chính như trên, Cảng Đà Nẵng đã tổ chức kế toán theo mô hình phân tán.
- Bộ máy kế toán ở Văn phòng Công ty
Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ chức năng
Hình 2.2. Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng
+ Kế toán trưởng: có nhiệm vụ giúp giám đốc chỉ đạo toàn bộ công tác