Thực trạng tổ chức kiểm tra kế toán

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN tại CÔNG TY cổ PHẦN CẢNG đà NẴNG (Trang 74 - 76)

6. Tổng quan nghiên cứu luận văn

2.2.6. Thực trạng tổ chức kiểm tra kế toán

Kiểm tra kế toán là một công việc vô cùng quan trọng, giúp thông tin kế toán được điều chỉnh kịp thời nếu có sai lệch, thiếu sót trong quá trình thực hiện.

Công tác kiểm tra kế toán tại Cảng Đà Nẵng thường do kế toán phần hành tự kiểm tra ngay khi thực hiện giao dịch và khi tổng hợp số liệu liên quan phần hành, sau đó kế toán trưởng hoặc kế toán tổng hợp kiểm tra lại nhằm đảm bảo tính hợp lý, trung thực, chính xác và khách quan cho thông tin kế toán.

Định kỳ, một năm 2 lần Ban kiểm soát của Cảng thành lập đoàn kiểm tra kiểm công tác tài chính kế toán ở các bộ phận trực thuộc và Văn phòng Cảng. Quy trình kiểm tra được thực hiện như sau:

+ Ban kiểm soát ra thông báo kiểm tra.

+ Các đơn vị được kiểm tra cần cưng cấp số liệu cũng như chứng từ được kiểm tra theo thông báo.

+ Ban kiểm soát kiểm tra việc nhận, sử dụng ngân sách theo đúng dự toán được giao, duyệt. Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, đúng của chứng từ và báo cáo kế toán.

+ Đưa ra kết luận của công tác kiểm tra kế toán. + Kiểm tra công tác chỉnh sửa sau kiểm tra kế toán

Việc kiểm tra kế toán được thực hiện chặt chẽ ở từng công đoạn lập, tiếp nhận CTKT, kiểm tra việc lựa chọn TKKT để xử lý nghiệp vụ kinh tế thông qua các SKT, việc đối chiếu số liệu giữa các SKT của các cán bộ kế toán phần hành giúp cho các lỗi về sai sót trong định khoản kế toán được phát hiện một cách kịp thời. Việc kiểm tra SKT được thực hiện bởi cán bộ kế toán phụ trách phần hành và kế toán trưởng (hoặc kế toán tổng hợp). Ngoài ra. Việc kiểm tra soát xét công tác tài chính của Ban kiểm soát các đơn vị thường được tiến

hành dựa trên kế hoạch đã được họp và triển khai từ đầu mỗi năm tài chính. Công tác tài chính, kế toán được kiểm tra, giám sát bao gồm có phần thực hiện công việc và các thông tin công bố nội bộ đơn vị và ra bên ngoài.

Kết quả kiểm tra, giám sát của Ban kiểm soát được báo lên Ban giám đốc. Các thiếu sót phát hiện được thông báo chấn chỉnh tại các bộ phận kế toán của đơn vị đồng thời được kiểm tra lại sau khi đã thực hiện sửa chữa, điều chỉnh.

Nội dung của công việc kiểm tra kế toán bao gồm: - Kiểm tra chứng từ:

Tại Cảng thì chứng từ trải qua ít nhất hai khâu kiểm tra: Kiểm tra lần đầu và kiểm tra lần sau để kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ. Kiểm tra lần đầu là công việc kiểm tra của kế toán thanh toán. Kiểm tra nội dung chứng từ xem các hoạt động kinh tế tài chính ghi trong chứng từ có hợp pháp không; nghĩa là đúng sự thật, đúng với chế độ thể lệ hiện hành, có phù hợp với định mức và dự toán phê chuẩn hay không. Kiểm tra lần sau được thực hiện bởi kế toán trưởng nhằm xem xét đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ kế toán: Chứng từ có hội đủ những yếu tố cần thiết và chữ ký của từng người có thẩm quyền hay không; đồng thời kiểm tra lại giai đoạn kiểm tra lần đầu của kế toán thanh toán.

- Kiểm tra việc ghi chép vào các sổ kế toán: Kiểm tra vào sổ cập nhật, đúng sự thật, đúng với chứng từ kế toán, rõ ràng rành mạch. Kiểm tra về tình hình chấp hành các nguyên tắc, các chế độ, thể lệ, thủ tục kế toán dựa trên sổ sách báo cáo kế toán.

- Kiểm tra các khoản thu, chi của đơn vị;

Nhìn chung công tác kiểm tra kế toán của Cảng còn chưa thực sự sâu sát, mang nặng tính hình thức. Thời gian tự kiểm tra ngắn, lãnh đạo đơn vị còn coi nhẹ công tác này nên nội dung kiểm tra còn sơ sài, đơn giản. Do đó,

hoạt động công tác kiểm tra kế toán chưa thực sự đóng góp cho công tác quản lý của đơn vị.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN tại CÔNG TY cổ PHẦN CẢNG đà NẴNG (Trang 74 - 76)