- Điều trị can thiệp tái thông mạch vành bị hẹp: Có hai biện pháp tái thông mạch vành bị
18. Phẫu thuật làm cầu nối chủ vành là như thế nào?
như thế nào?
Phẫu thuật làm cầu nối chủ vành là một phẫu thuật nhằm tái thông dòng chảy mạch vành, thường được sử dụng để cải thiện dòng máu nuôi cơ tim cho những bệnh nhân hẹp mạch vành mức độ nặng. Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ sử dụng một đoạn động mạch hoặc tĩnh mạch “lành lặn”, không bị hẹp từ chính cơ thể của bạn (thường dùng động mạch vú trong, động mạch quay, tĩnh mạch hiển) để nối từ động mạch chủ đến nhánh mạch vành bị hẹp. Cầu nối này sẽ đảm đương vai trò vận chuyển máu giàu oxy đến nuôi cơ tim. Ngay trong một cuộc mổ, phẫu thuật viên có thể làm nhiều cầu nối chủ vành cho tất cả các nhánh động mạch vành bị hẹp nặng.
Không phải ai có bệnh động mạch vành cũng cần làm phẫu thuật cầu nối chủ vành. Các thầy thuốc (nhóm chuyên ngành tim mạch) sẽ hội chẩn và quyết định bạn có cần phẫu thuật không dựa trên một số yếu tố như triệu chứng lâm sàng, thể lâm sàng của bệnh, các bệnh lý
Clopidogrel (biệt dược có tên Plavix) và thuốc hạ mỡ máu nhóm statin là những thuốc quan trọng nhất. Bệnh nhân sau khi đặt stent động mạch vành được khuyên nên uống Clopidogrel tối thiểu 12 tháng, uống Aspirin suốt đời (nếu không có chống chỉ định). Hãy đi khám bác sĩ định kỳ để được kê đơn thuốc đầy đủ và phù hợp.
17. Tôi bị nhồi máu cơ tim cấp, đã được can thiệp đặt stent cấp cứu, tôi có thể đi can thiệp đặt stent cấp cứu, tôi có thể đi làm lại sau bao lâu?
Đa số bệnh nhân được xuất viện trong vòng 1 - 2 tuần sau khi đã ổn định về chức năng tim sau nhồi máu nếu được đặt stent kịp thời và nếu bạn không bị biến chứng nào đáng kể. Khi thầy thuốc cho rằng tình trạng bệnh đã ổn định, bạn có thể ra viện. Bạn cần vận động càng sớm càng tốt theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Nhìn chung, bạn có thể quay lại làm việc trong vòng 2 - 4 tuần sau khi ra viện. Tuy nhiên, bạn cần được tư vấn của thầy thuốc dựa trên khả năng gắng sức của bạn. Trong giai đoạn đầu, bạn nên tránh những công việc nặng, căng thẳng và nên làm nửa thời gian. Sau đó, bạn sẽ dần trở lại công việc như bình thường. Thầy thuốc có thể sẽ cần theo dõi tiến triển của bạn ngay cả khi bạn đã về nhà. Vì vậy, hãy đến khám lại nếu được yêu cầu. Thầy thuốc sẽ điều chỉnh đơn thuốc và
đưa ra những lời khuyên phù hợp cho bạn. Hãy dành thời gian để hỏi kỹ thầy thuốc về đơn thuốc, những hoạt động thể lực bạn được làm và không nên làm, thay đổi lối sống, hoặc bất kỳ vấn đề nào làm bạn lo lắng.
18. Phẫu thuật làm cầu nối chủ vành là như thế nào? như thế nào?
Phẫu thuật làm cầu nối chủ vành là một phẫu thuật nhằm tái thông dòng chảy mạch vành, thường được sử dụng để cải thiện dòng máu nuôi cơ tim cho những bệnh nhân hẹp mạch vành mức độ nặng. Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ sử dụng một đoạn động mạch hoặc tĩnh mạch “lành lặn”, không bị hẹp từ chính cơ thể của bạn (thường dùng động mạch vú trong, động mạch quay, tĩnh mạch hiển) để nối từ động mạch chủ đến nhánh mạch vành bị hẹp. Cầu nối này sẽ đảm đương vai trò vận chuyển máu giàu oxy đến nuôi cơ tim. Ngay trong một cuộc mổ, phẫu thuật viên có thể làm nhiều cầu nối chủ vành cho tất cả các nhánh động mạch vành bị hẹp nặng.
Không phải ai có bệnh động mạch vành cũng cần làm phẫu thuật cầu nối chủ vành. Các thầy thuốc (nhóm chuyên ngành tim mạch) sẽ hội chẩn và quyết định bạn có cần phẫu thuật không dựa trên một số yếu tố như triệu chứng lâm sàng, thể lâm sàng của bệnh, các bệnh lý
nội khoa khác kèm theo, hình thái và mức độ tổn thương hẹp mạch vành trên hình ảnh chụp động mạch vành cản quang qua da, hoặc cân nhắc khi so sánh giữa lợi ích và nguy cơ của phẫu thuật với các biện pháp điều trị khác như can thiệp đặt stent mạch vành qua da hoặc điều trị nội khoa đơn thuần.
Kết quả phẫu thuật làm cầu nối chủ vành nói chung rất khả quan, với trên 85% bệnh nhân cải thiện rõ rệt triệu chứng lâm sàng, giảm tỷ lệ nhồi máu cơ tim, và giảm tỷ lệ tử vong.
Tuy nhiên, phẫu thuật làm cầu nối chủ vành là loại phẫu thuật lớn (đại phẫu) nên cũng có tỷ lệ gặp biến chứng nhất định dù khá thấp, như: đau, nhiễm khuẩn, chảy máu, suy thận, dị ứng thuốc gây mê, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, hoặc tử vong.