- Điều trị can thiệp tái thông mạch vành bị hẹp: Có hai biện pháp tái thông mạch vành bị
4. Các nguyên nhân nào dẫn tới suy tim?
Phần lớn các bệnh lý tim mạch đều có kết cục cuối cùng là suy tim và dẫn tới tử vong. Tuy nhiên, cũng có một số bệnh lý khác ngoài tim mạch cũng gây hậu quả suy tim. Việc hiểu biết các nguyên nhân suy tim là hết sức cần thiết đối với dự phòng và điều trị, đặc biệt đối với người bệnh suy tim để phòng tránh và tự chăm sóc cho bản thân. Có rất nhiều nguyên nhân suy tim, nhưng người ta chia thành hai nhóm chính là nguyên nhân do tim mạch và do ngoài bệnh tim mạch (Bảng 1).
vực châu Á - Thái Bình Dương vào các thập kỷ đầu thế kỷ XXI, trong đó có Việt Nam. Do vậy, việc dự phòng và phát hiện sớm suy tim, điều trị sớm sẽ cải thiện tốt chất lượng cuộc sống, kéo dài đời sống và giảm tỷ lệ tử vong, giảm gánh nặng kinh tế - xã hội cho nước ta.
2. Vậy suy tim là gì ?
Suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp, là hậu quả của tổn thương thực thể hay rối loạn chức năng co giãn của cơ tim dẫn đến tim không đủ khả năng tiếp nhận máu hoặc tống máu để cung cấp cho các nhu cầu hoạt động của cơ thể.
Suy tim được xem như một quá trình rối loạn triệu chứng. Sự thay đổi triệu chứng không biểu thị một cách nhất quán ở mọi bệnh nhân trong những giai đoạn bệnh nhất định, thậm chí cả khi được điều trị. Triệu chứng không đáp ứng phù hợp với hoạt động thể lực còn do nhiều cơ chế ngoài tim tham gia chứ không chỉ riêng do suy tim.
Suy tim được coi như một quá trình rối loạn tiến triển. Rối loạn chức năng thất trái (do tổn thương hoặc căng quá mức cơ tim) nói chung là một quá trình tiến triển, thậm chí ngay cả khi không có yếu tố gây tổn thương mới được xác định đối với tim. Quá trình đó được gọi là tái cấu trúc tâm thất, đặc biệt là thất trái. Đây là một quá trình thích ứng về cấu trúc trong suy tim,
nhưng lại dẫn đến tình trạng suy co bóp ngày càng xấu đi.
3. Suy tim và suy tuần hoàn khác nhau thế nào? thế nào?
Khái niệm suy tim cũng cần phải được phân biệt với suy tuần hoàn. Suy tim theo định nghĩa trên chủ yếu là rối loạn chức năng tại tim. Còn suy tuần hoàn là sự bất thường của một trong số các thành phần cấu thành hệ tuần hoàn, bao gồm: tim, khối lượng máu, hemoglobin oxy hóa trong động mạch hoặc trong mạng mạch máu dẫn tới tim hoạt động không có hiệu quả mà không có tổn thương tại tim. Ví dụ như: trong tai nạn xe cộ, bệnh nhân mất máu nhiều dẫn tới suy tuần hoàn, chứ không có suy tim.
4. Các nguyên nhân nào dẫn tới suy tim?
Phần lớn các bệnh lý tim mạch đều có kết cục cuối cùng là suy tim và dẫn tới tử vong. Tuy nhiên, cũng có một số bệnh lý khác ngoài tim mạch cũng gây hậu quả suy tim. Việc hiểu biết các nguyên nhân suy tim là hết sức cần thiết đối với dự phòng và điều trị, đặc biệt đối với người bệnh suy tim để phòng tránh và tự chăm sóc cho bản thân. Có rất nhiều nguyên nhân suy tim, nhưng người ta chia thành hai nhóm chính là nguyên nhân do tim mạch và do ngoài bệnh tim mạch (Bảng 1).
Bảng 1. Các nguyên nhân gây suy tim
Nguyên nhân do bệnh tim mạch
- Bệnh động mạch vành
- Tăng huyết áp
- Bệnh cơ tim nguyên phát
- Bệnh van tim
- Bệnh lý tim bẩm sinh: Còn ống động mạch, hẹp eo động mạch chủ, thông liên nhĩ, thông liên thất, tứ chứng Fallot,...
- Loạn nhịp tim (cơn nhịp nhanh, nhịp chậm, rung nhĩ, nghẽn tim)
- Bệnh cơ tim thể dày
- Viêm cơ tim
- Viêm màng ngoài tim
- Bệnh cơ tim hậu sản
- Bệnh cơ tim hạn chế (amyloidosis, bệnh nhiễm sắc tố sắt, sarcoidosis và các rối loạn di truyền khác)
- Bệnh cơ tim nhiễm độc (rượu, cocain, tia xạ)
Nguyên nhân ngoài bệnh tim mạch
- Bệnh collagen (Lupus hệ thống, xơ cứng bì da)
- Rối loạn nội tiết/chuyển hóa (bệnh tuyến giáp, đái tháo đường, u tủy thượng thận, những rối loạn di truyền khác)
- Thiếu máu mạn tính
- Quá tải dịch (ăn mặn, uống nhiều nước, không tuân thủ uống thuốc)
- Giữ nước do thuốc (hóa trị liệu, ức chế COX 1 và 2, sử dụng nhiều cam thảo, glitazon, glucocorticoid, androgen, estrogen)
- Bệnh phổi (tâm phế mạn, tăng áp động mạch phổi, nhồi máu phổi)
- Bệnh thận (suy thận, hội chứng thận hư, viêm cầu thận)
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ
- Nhiễm trùng hệ thống/sốc nhiễm khuẩn