- Điều trị can thiệp tái thông mạch vành bị hẹp: Có hai biện pháp tái thông mạch vành bị
19. Tôi đã phẫu thuật thành công cầu nối chủ vành, vậy đã khỏi hẳn bệnh chưa? Tô
chủ vành, vậy đã khỏi hẳn bệnh chưa? Tôi cần ăn uống, luyện tập và sinh hoạt ra sao?
Phẫu thuật cầu nối chủ vành dù thành công nhưng không có nghĩa là bạn được chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Các nguy cơ tim mạch vẫn còn nguyên và bệnh động mạch vành vẫn tiếp tục tiến triển, chưa kể tới một số biến cố mới xuất hiện liên quan đến cuộc mổ. Do vậy, bạn cần được theo dõi chặt chẽ và tuân thủ chế độ ăn uống tập luyện, thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Bạn cần đến khám lại trong vòng 7 đến 10 ngày sau khi xuất viện. Khi đến tái khám, thầy thuốc sẽ đánh giá sự hồi phục của bạn, đưa ra các lời khuyên về lối sống, cũng như kê đơn thuốc để bạn uống hằng ngày.
Đa số bệnh nhân có thể quay lại với công việc thường ngày sau phẫu thuật 6 tuần. Bạn có thể lái xe, đi du lịch, đi xem phim, đi ăn tối, và thậm chí làm việc bình thường. Bạn có thể sinh hoạt tình dục đều đặn như trước. Tuy nhiên, sự hồi phục hoàn toàn đòi hỏi thời gian. Đừng khiến cơ thể mình quá mệt mỏi, hãy luôn nghỉ ngơi khi bạn có dấu hiệu quá tải. Bạn sẽ nhận thấy khi hoạt động thể lực tăng lên, thì sức khỏe của bạn cũng dần cải thiện. Sau phẫu thuật 6 tuần, nhiều bệnh nhân đã có khả năng đi bộ 3 - 5 km trong 1 tiếng.
Xương ức của bạn bị mở ra trong khi phẫu thuật và quá trình liền sẹo hoàn toàn cần tối thiểu 12 tuần. Trong khoảng thời gian đó, bạn không nên làm việc quá nặng hay đặt vật nặng lên phần xương ức. Bạn không nên bê những đồ vật nặng trên 20kg, tránh các môn thể thao nặng như chơi golf, quần vợt, hay bơi nhanh. Những hoạt động thể lực nhẹ nhàng hơn như đi bộ, đi xe đạp sẽ hỗ trợ quá trình liền sẹo.
Tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật rất quan trọng. Nhiều bệnh nhân đến tập ở trung tâm phục hồi chức năng để có thể hồi phục tốt
nội khoa khác kèm theo, hình thái và mức độ tổn thương hẹp mạch vành trên hình ảnh chụp động mạch vành cản quang qua da, hoặc cân nhắc khi so sánh giữa lợi ích và nguy cơ của phẫu thuật với các biện pháp điều trị khác như can thiệp đặt stent mạch vành qua da hoặc điều trị nội khoa đơn thuần.
Kết quả phẫu thuật làm cầu nối chủ vành nói chung rất khả quan, với trên 85% bệnh nhân cải thiện rõ rệt triệu chứng lâm sàng, giảm tỷ lệ nhồi máu cơ tim, và giảm tỷ lệ tử vong.
Tuy nhiên, phẫu thuật làm cầu nối chủ vành là loại phẫu thuật lớn (đại phẫu) nên cũng có tỷ lệ gặp biến chứng nhất định dù khá thấp, như: đau, nhiễm khuẩn, chảy máu, suy thận, dị ứng thuốc gây mê, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, hoặc tử vong.
19. Tôi đã phẫu thuật thành công cầu nối chủ vành, vậy đã khỏi hẳn bệnh chưa? Tôi chủ vành, vậy đã khỏi hẳn bệnh chưa? Tôi cần ăn uống, luyện tập và sinh hoạt ra sao?
Phẫu thuật cầu nối chủ vành dù thành công nhưng không có nghĩa là bạn được chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Các nguy cơ tim mạch vẫn còn nguyên và bệnh động mạch vành vẫn tiếp tục tiến triển, chưa kể tới một số biến cố mới xuất hiện liên quan đến cuộc mổ. Do vậy, bạn cần được theo dõi chặt chẽ và tuân thủ chế độ ăn uống tập luyện, thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Bạn cần đến khám lại trong vòng 7 đến 10 ngày sau khi xuất viện. Khi đến tái khám, thầy thuốc sẽ đánh giá sự hồi phục của bạn, đưa ra các lời khuyên về lối sống, cũng như kê đơn thuốc để bạn uống hằng ngày.
Đa số bệnh nhân có thể quay lại với công việc thường ngày sau phẫu thuật 6 tuần. Bạn có thể lái xe, đi du lịch, đi xem phim, đi ăn tối, và thậm chí làm việc bình thường. Bạn có thể sinh hoạt tình dục đều đặn như trước. Tuy nhiên, sự hồi phục hoàn toàn đòi hỏi thời gian. Đừng khiến cơ thể mình quá mệt mỏi, hãy luôn nghỉ ngơi khi bạn có dấu hiệu quá tải. Bạn sẽ nhận thấy khi hoạt động thể lực tăng lên, thì sức khỏe của bạn cũng dần cải thiện. Sau phẫu thuật 6 tuần, nhiều bệnh nhân đã có khả năng đi bộ 3 - 5 km trong 1 tiếng.
Xương ức của bạn bị mở ra trong khi phẫu thuật và quá trình liền sẹo hoàn toàn cần tối thiểu 12 tuần. Trong khoảng thời gian đó, bạn không nên làm việc quá nặng hay đặt vật nặng lên phần xương ức. Bạn không nên bê những đồ vật nặng trên 20kg, tránh các môn thể thao nặng như chơi golf, quần vợt, hay bơi nhanh. Những hoạt động thể lực nhẹ nhàng hơn như đi bộ, đi xe đạp sẽ hỗ trợ quá trình liền sẹo.
Tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật rất quan trọng. Nhiều bệnh nhân đến tập ở trung tâm phục hồi chức năng để có thể hồi phục tốt
hơn và nhanh hơn. Các chuyên gia ở đây cũng sẽ hướng dẫn bạn thay đổi chế độ ăn, bỏ thuốc lá, hoặc kiểm soát căng thẳng tâm lý. Những trung tâm này cũng là nơi bạn gặp các bệnh nhân có hoàn cảnh tương tự. Giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm với họ là một cách tốt để bạn tái hòa nhập với cuộc sống thường ngày.
Ngay cả khi đã được phẫu thuật, bạn vẫn cần uống thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc đều đặn mỗi ngày. Tự ý ngưng thuốc sẽ dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng. Hãy đến khám bác sĩ định kỳ và tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị.