Tôi bị bệnh động mạch vành, được bác sĩ kê đơn dùng Aspirin suốt đời, vậy có

Một phần của tài liệu Giải đáp thắc mắc về bệnh tim mạch: Phần 2 (Trang 32)

- Điều trị can thiệp tái thông mạch vành bị hẹp: Có hai biện pháp tái thông mạch vành bị

20. Tôi bị bệnh động mạch vành, được bác sĩ kê đơn dùng Aspirin suốt đời, vậy có

bác sĩ kê đơn dùng Aspirin suốt đời, vậy có tác dụng phụ gì không?

Aspirin có hoạt tính chống ngưng tập tiểu cầu. Thuốc được chứng minh là có tác dụng giảm tỷ lệ tử vong của các bệnh nhân nhồi máu cơ tim, đồng thời ngăn ngừa cơn đau thắt ngực. Aspirin được chỉ định cho mọi bệnh nhân có hẹp đáng kể động mạch vành, bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim, hoặc những người có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim hoặc các biến cố tim mạch khác. Do vậy, nếu không có chống chỉ định, nên dùng Aspirin lâu dài.

Bạn không nên uống Aspirin nếu bạn có tiền sử dị ứng với Aspirin hoặc các thuốc chống viêm giảm đau không steroid khác (như Ibuprofen,

Naproxen). Bạn cũng không được uống thuốc khi bạn có các bệnh lý dễ gây chảy máu (như chứng máu khó đông, hemophilia).

Tác dụng phụ phổ biến của aspirin là gây kích ứng dạ dày. Thuốc cũng có thể gây xuất huyết nhỏ ở da và niêm mạc. Biến chứng nặng khi dùng thuốc là gây thủng, loét dạ dày, hay chảy máu đến mức nguy hiểm tính mạng, tuy nhiên tỷ lệ biến chứng nặng rất thấp, nhất là với liều thấp (75 - 100mg). Bạn nên uống aspirin sau bữa ăn để giảm thiểu tác dụng kích ứng đường tiêu hóa của thuốc. Nói chung, aspirin liều thấp (từ 75 - 100 mg) uống hằng ngày là đủ để ức chế hình thành cục máu đông, đồng thời ít gây các tác dụng phụ trầm trọng.

Nếu bạn gặp vấn đề bất thường khi dùng thuốc, đừng ngại thông báo cho bác sĩ. Tuyệt đối không bao giờ tự ý ngừng aspirin, nhất là khi bạn đã được đặt stent động mạch vành. Ngừng thuốc có thể dẫn tới các hậu quả trầm trọng, thậm chí tử vong.

Một phần của tài liệu Giải đáp thắc mắc về bệnh tim mạch: Phần 2 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)