Người bệnh làm gì để tăng hiểu biết về suy tim?

Một phần của tài liệu Giải đáp thắc mắc về bệnh tim mạch: Phần 2 (Trang 52)

D Suy tim kháng trị cần có biện pháp can thiệp đặc biệt

14. Người bệnh làm gì để tăng hiểu biết về suy tim?

suy tim?

Thầy thuốc cần phải giải thích rõ và bệnh nhân cần tự tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng của suy tim để tăng sự hiểu biết về bệnh tật. Thầy thuốc cần hướng dẫn cho bệnh nhân cách tự theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng suy tim (mức độ khó thở khi gắng sức, phù chân, tăng cân, cách đo số lượng nước tiểu,...); cách tự biết chăm sóc và biết khi nào cần liên hệ với thầy thuốc để được tư vấn (khi khó thở, chân phù và cân nặng tăng lên, lượng nước tiểu ít đi,...). Thầy thuốc phải giải thích rõ và hướng dẫn tỉ mỉ cho bệnh nhân các loại thuốc đang điều trị (loại thuốc, tác dụng, liều dùng và tác dụng không mong muốn của thuốc) để bệnh nhân hiểu cùng phối hợp điều trị, thậm chí có thể cho phép bệnh nhân tự điều chỉnh liều lượng thuốc (thuốc lợi tiểu).

Thầy thuốc cần phải giải thích rõ và bệnh nhân cần tự tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng của suy tim để tăng sự hiểu biết về bệnh tật. Thầy thuốc cần hướng dẫn cho bệnh nhân cách tự theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng suy tim (mức độ khó thở khi gắng sức, phù chân, tăng cân, cách đo số lượng nước tiểu,...); cách tự biết chăm sóc và biết khi nào cần liên hệ với thầy thuốc để được tư vấn (khi khó thở, chân phù và cân nặng tăng lên, lượng nước tiểu ít đi,...). Thầy thuốc phải giải thích rõ và hướng dẫn tỉ mỉ cho bệnh nhân các loại thuốc đang điều trị (loại thuốc, tác dụng, liều dùng và tác dụng không mong muốn của thuốc) để bệnh nhân hiểu cùng phối hợp điều trị, thậm chí có thể cho phép bệnh nhân tự điều chỉnh liều lượng thuốc (thuốc lợi tiểu).

Đối với bệnh nhân suy tim cần duy trì một chế độ ăn lành mạnh (nhiều rau quả, thành phần chất bột, chất đạm, chất béo hợp lý,...). Quan trọng nhất đối với bệnh nhân suy tim là phải

kiểm soát được lượng nước đưa vào cơ thể. Lượng

nước đưa vào cơ thể hằng ngày phải cân bằng với lượng nước thải ra thông qua đo lượng nước tiểu và cân nặng. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu (nhiệt độ và độ ẩm cao thì có thể uống tăng lượng nước hơn). Thông thường, lượng nước đưa vào cơ thể hằng ngày (nước uống, nước trong thức ăn) ở bệnh nhân suy tim là 1,5 - 2,0 lít/ngày. Ở những bệnh nhân suy tim nặng thì việc kiểm soát lượng nước đưa vào cần phải chặt chẽ hơn (< 1,5 lít/ngày). Người bệnh nên sử dụng các loại cốc uống nước có vạch đánh dấu khối lượng nước, uống nước từng ít một và rải ra trong ngày, hết sức tránh uống nhiều nước trong một lần.

Vấn đề thứ hai cũng không kém phần quan trọng là kiểm soát được lượng muối trong thức ăn hằng ngày. Hầu hết các khuyến cáo của các hội tim mạch đều thống nhất là người bệnh suy tim cần thực hiện chế độ ăn hạn chế muối < 2g/ngày, ở bệnh nhân suy tim nặng < 1,4g/ngày. Để ước lượng muối ăn hằng ngày người ta đưa ra cách tính như sau:

¼ thìa cà phê tương đương 0,575g muối ăn ½ thìa cà phê tương đương 1,15g muối ăn ¾ thìa cà phê tương đương 1,725g muối ăn 1 thìa cà phê đầy tương đương 2,3g muối ăn Thực hiện một số nguyên tắc lựa chọn thực phẩm để giảm muối (< 2g/ngày) như sau:

Một phần của tài liệu Giải đáp thắc mắc về bệnh tim mạch: Phần 2 (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)