D Suy tim kháng trị cần có biện pháp can thiệp đặc biệt
20. Hoạt động thể lực như thế nào là phù hợp với bệnh nhân suy tim?
hợp với bệnh nhân suy tim?
Các khuyến cáo về suy tim của nhiều nước trên thế giới cũng như của Hội tim mạch Việt Nam đều đưa ra cách lựa chọn các loại hình hoạt động thể lực cho bệnh nhân suy tim. Bệnh nhân cần lựa chọn loại hoạt động mà mình ưa thích và thường hay làm, nên có bạn hoặc người thân theo kèm để giúp đỡ. Cần tuân thủ khởi động trước và thư giãn sau mỗi khi hoạt động thể lực. Đi bộ là loại hình vận động nên lựa chọn ban đầu, đi tăng dần khoảng cách, rồi dần dần có thể đổi sang loại hình vận động khác như đạp xe hoặc bơi. Có một quy luật cơ bản để người bệnh tự đánh giá là nếu bệnh nhân vẫn có thể nói chuyện được trong khi thực hiện gắng sức là hoạt động thể lực phù hợp; còn nếu bệnh nhân không thể nói chuyện được tức là
tim tăng gấp đôi so với phụ nữ có BMI bình thường. Nghiên cứu cho thấy, người quá cân hoặc béo phì có thể giảm 0,5kg thể trọng/tuần, nghĩa là nếu bạn thừa 10 kg thể trọng thì giảm trong vòng trên 20 tuần (5 - 6 tháng) và sẽ giữ được đúng hình thể mong muốn. Khi giảm cân quá nhanh bạn sẽ chỉ giảm được nước hoặc tổ chức không có mỡ chứ không giảm được nhiều mỡ, gây ra rối loạn nước và điện giải cho cơ thể, thậm chí rối loạn chức năng tim mạch. Các bệnh nhân suy tim bị thừa cân hoặc béo phì cần có một lộ trình giảm cân chậm và theo dõi chặt chẽ.
Các bệnh nhân suy tim không có thừa cân, béo phì cũng cần kiểm soát cân nặng cơ thể ổn định ở mức cho phép (duy trì BMI từ 18 - 22) thông qua điều chỉnh chế độ ăn. Sự biến động cân nặng nhiều (kể cả tăng hoặc giảm) trong một thời gian ngắn đều bất lợi đối với người bệnh suy tim vì tim suy không thể thích ứng được.
19. Bệnh nhân suy tim có nên hoạt động thể lực không? thể lực không?
Hoạt động thể lực của bệnh nhân suy tim, trước tiên là do thầy thuốc đánh giá tình trạng bệnh và khả năng gắng sức để hướng dẫn cụ thể cho bệnh nhân theo đó, người bệnh thực hiện và tự theo dõi đáp ứng của cơ thể với gắng sức để có quyết định phù hợp. Khi quả tim bị suy co bóp đương nhiên là khả năng đáp ứng với hoạt động
thể lực của người bệnh kém đi. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, bệnh nhân suy tim nếu được huấn luyện thể lực theo một quy trình của thầy thuốc thì có nhiều lợi ích trong cải thiện khả năng gắng sức, giảm mức catecholamin trong máu cũng như trong cơ, lúc nghỉ cũng như lúc gắng sức, cải thiện chức năng thở, cải thiện chức năng nội mạc mạch máu tạo ra nhiều NO (chất gây giãn mạch), cải thiện sự thích ứng của cơ tim, góp phần kéo dài thời gian sống và giảm tử vong, cuối cùng là cải thiện chất lượng cuộc sống.
20. Hoạt động thể lực như thế nào là phù hợp với bệnh nhân suy tim? hợp với bệnh nhân suy tim?
Các khuyến cáo về suy tim của nhiều nước trên thế giới cũng như của Hội tim mạch Việt Nam đều đưa ra cách lựa chọn các loại hình hoạt động thể lực cho bệnh nhân suy tim. Bệnh nhân cần lựa chọn loại hoạt động mà mình ưa thích và thường hay làm, nên có bạn hoặc người thân theo kèm để giúp đỡ. Cần tuân thủ khởi động trước và thư giãn sau mỗi khi hoạt động thể lực. Đi bộ là loại hình vận động nên lựa chọn ban đầu, đi tăng dần khoảng cách, rồi dần dần có thể đổi sang loại hình vận động khác như đạp xe hoặc bơi. Có một quy luật cơ bản để người bệnh tự đánh giá là nếu bệnh nhân vẫn có thể nói chuyện được trong khi thực hiện gắng sức là hoạt động thể lực phù hợp; còn nếu bệnh nhân không thể nói chuyện được tức là
hoạt động thể lực đó đã quá mức của họ, cần phải ngừng gắng sức ngay, thậm chí có thể phải liên hệ ngay với bác sĩ. Không được thực hiện gắng sức sau các bữa ăn chính, nên thực hiện 1 - 2 giờ sau bữa ăn nhẹ.