Xem Quách Văn Ngư: Đặc điểm lâm sàng và điều kiện phát sinh sảng rượu ở người nghiện rượu mạn tính, Luận văn

Một phần của tài liệu Vấn đề rối loạn tâm thần, hành vi và tổn thương cơ thể do nghiện rượu: Phần 1 (Trang 25 - 29)

II. HỘI CHỨNG CAI RƯỢU VÀ SẢNG RƯỢU CẤP

2. Xem Quách Văn Ngư: Đặc điểm lâm sàng và điều kiện phát sinh sảng rượu ở người nghiện rượu mạn tính, Luận văn

phát sinh sảng rượu ở người nghiện rượu mạn tính, Luận văn Thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 1999.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Thương, số bệnh nhân có hội chứng cai rượu đã uống 300 - 500ml/ngày là 45%, uống 500 - 1.000ml/ngày là 35%, uống dưới 300ml/ngày là 12,5% và uống trên 1.000ml/ngày là 7,5%, loại rượu có độ cồn đa số là 30độ. Tác giả nhận thấy các trường hợp nghiện rượu có thời gian uống rượu 10 - 15 năm là 62,5%, trên 15 năm là 15% và dưới 10 năm là 12,5% có sảng rượu. Triệu chứng hay gặp do cai rượu bao gồm rối loạn giấc ngủ, hoang tưởng và run; số bệnh nhân có rối loạn định hướng thời gian, không gian và ảo giác chiếm 80%. Các hoang tưởng hay gặp nhất là hoang tưởng bị hại; các ảo giác hay gặp nhất là ảo thị và ảo xúc giác. Số bệnh nhân có hội chứng cai rượu và có rối loạn trí nhớ là 100% đồng thời 40% số bệnh nhân này có kích động. Thời gian điều trị hết triệu chứng cai rượu ngắn nhất là 3 ngày, dài nhất là 12 ngày, trong đó tỷ lệ cắt cơn cai rượu sau 5 - 10 ngày gặp nhiều nhất (chiếm 75%)1.

Ngô Ngọc Tản và cộng sự khẳng định, sảng rượu là bệnh loạn tâm thần do rượu cấp tính, xuất hiện ở những bệnh nhân nghiện rượu sau khi đã ngừng uống rượu một thời gian. Sảng rượu phát triển ở những bệnh nhân nghiện rượu trong thời gian vài năm và thường bắt đầu xảy ra ở giai đoạn 2 1. Nguyễn Thị Hồng Thương: Đặc điểm lâm sàng hội chứng cai rượu trên bệnh nhân nghiện rượu mạn tính, Luận văn Thạc sĩ y học, Học viện Quân y, 2003.

của nghiện rượu, khi mà quá trình chuyển hóa bị biến đổi và rượu đã tham gia hệ thống chuyển hóa vật chất của cơ thể. Khi phải ngừng uống rượu đột ngột, các yếu tố làm suy giảm khả năng của các cơ quan như bệnh nhiễm khuẩn, viêm phổi, viêm tụy, viêm túi mật, các phẫu thuật khác nhau, chấn thương sọ não, quá trình viêm nhiễm và lao phổi đang tiến triển... sẽ gây ra sảng rượu một cách dễ dàng.

Các tác giả cũng cho rằng, sảng rượu xảy ra ở những người nghiện rượu sau khi ngừng uống rượu 1 - 3 ngày. Các triệu chứng rối loạn cơ thể và rối loạn thần kinh của hội chứng cai rượu như các rối loạn thần kinh thực vật, xung huyết, toát mồ hôi, nhịp tim nhanh, huyết áp dao động (theo chiều hướng giảm), run, giảm trương lực cơ, tăng phản xạ và các cơn co giật kiểu động kinh toàn bộ... được mô tả như là triệu chứng báo trước của sảng rượu.

Một trong những triệu chứng sớm nhất của sảng rượu là mất ngủ; sau đó là ảo tưởng thị giác, thính giác, hoang tưởng và trạng thái hoảng sợ. Các ảo giác thường gặp nhất trong sảng rượu là ảo thính giác và ảo thị giác thật. Bệnh nhân có trạng thái lo âu, sợ hãi, chờ đợi một sự sụp đổ và họ rất dễ bị ám thị; đôi khi ảo giác mang nội dung của nghề nghiệp. Vì hoang tưởng thường gắn thêm màu sắc ảo giác nên ý thức của bệnh nhân thường u ám,

mê sảng. Định hướng không gian và thời gian của bệnh nhân đều sai lạc, nhưng định hướng bản thân vẫn còn. Bệnh nhân mất khả năng phê phán, họ thường hưng phấn vận động và sự hưng phấn đó không phù hợp với tính chất của ảo giác1.

H.I. Kaplan và cộng sự cho rằng dấu hiệu cổ điển và sớm nhất của hội chứng cai rượu là run. Tất nhiên, hội chứng cai rượu còn nhiều rối loạn khác như: hoang tưởng, ảo giác, co giật và sảng. Triệu chứng run xuất hiện sau khi người bệnh ngừng uống rượu 6 - 8 giờ, triệu chứng co giật xuất hiện sau 12 - 24 giờ; còn sảng rượu xuất hiện trong vòng 72 giờ. Các triệu chứng rối loạn tâm thần khác xuất hiện sau 8 - 12 giờ; tuy nhiên, có trường hợp sảng rượu xuất hiện muộn sau khi ngừng uống rượu 1 tuần2.

Nhiều trường hợp hội chứng cai không tiến triển theo trình tự như trên mà tiến triển ngay đến các triệu chứng của sảng. Run do cai rượu giống với các loại run khác, nhưng có biên độ lớn hơn và tần số xuất hiện trên 8 lần/giây. Ngoài ra, hội chứng cai còn gồm các triệu chứng khác như 1. Xem Ngô Ngọc Tản và Nguyễn Văn Ngân: Rối loạn tâm thần do rượu - Bệnh học tâm thần, Giáo trình giảng dạy sau đại học bộ môn Tâm thần và Tâm lý học, Học viện Quân y, Nxb. Quân đội nhân dân, 2005.

2. Xem Kaplan H.I., Sadock B.J.: Synopsis of Psychiatry, Sđd. Sđd.

kích thích vận động, nôn, buồn nôn và các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật khác (hoảng sợ, vã mồ hôi, đỏ mặt, đánh trống ngực, tăng huyết áp nhẹ...).

Lý do ngừng uống rượu thường gặp ở bệnh nhân có hội chứng cai rượu và sảng rượu cấp là:

- Mắc bệnh nội khoa: chiếm 75% các lý do gây ngừng uống rượu ở bệnh nhân nghiện rượu. Các bệnh hay gặp là nhiễm trùng, tăng huyết áp, loét dạ dày - tá tràng, viêm gan, xơ gan, viêm cầu thận mạn...

- Mắc bệnh ngoại khoa: chiếm 20% số trường hợp cai rượu. Đó là các chấn thương, các bệnh đòi hỏi phải vào viện phẫu thuật như viêm ruột thừa, viêm tụy cấp, thủng dạ dày, tá tràng...

- Tự cai: chỉ chiếm 5% số trường hợp cai rượu. III. LÂM SÀNG, ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CAI RƯỢU VÀ SẢNG RƯỢU CẤP

Một phần của tài liệu Vấn đề rối loạn tâm thần, hành vi và tổn thương cơ thể do nghiện rượu: Phần 1 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)