CÁC RỐI LOẠN HÀNH VI DO RƯỢU

Một phần của tài liệu Vấn đề rối loạn tâm thần, hành vi và tổn thương cơ thể do nghiện rượu: Phần 1 (Trang 75 - 79)

1. Triệu chứng lâm sàng

Rối loạn hành vi thường song hành với rối loạn cảm xúc cũng do hoang tưởng và ảo giác chi phối rất mãnh liệt, nhất là ở những cơn cấp tính loạn thần do rượu. Bệnh nhân rối loạn lo âu, sợ hãi và căng thẳng cao độ, đôi lúc khoái cảm, thường né tránh, chạy trốn hoặc phản ứng tấn công người xung quanh. Bệnh nhân sợ mình có những hành vi kích động, lố bịch, vô luân hoặc bạo lực, sợ nói tục trước chỗ đông người, sợ xúc phạm đến thần linh hoặc có những hành vi sỗ sàng, sợ cầm dao đâm người, sợ nhảy qua cửa sổ,... làm cho bệnh nhân phải đấu tranh, day dứt rất khổ sở.

Trong những trường hợp nghiện rượu thì cảm xúc của bệnh nhân thường bị ức chế; đôi khi trở nên cau có, giận dữ. Tâm trạng có khi thẫn thờ hoặc sững sờ, cảm giác không có lối thoát, nhưng cũng có khi có hành vi thô bạo với người thân. Theo R.J. Shuntich và cộng sự (năm 2001), mối liên quan giữa cảm xúc và gây hấn ở những người nghiện rượu thường có tỷ lệ nghịch với nhau. W.R. Downs và B.A. Miller nghiên cứu (năm 2006) thấy ở nữ giới thường gây hấn bằng lời nói và ngược lại ở nam giới thường gây hấn bằng hành vi trêu ghẹo hay bạo lực.

R.J. Gianini và cộng sự (năm 1999) nghiên cứu phân tầng xã hội trong nghiện rượu nhận thấy những người ở tầng lớp thấp thì gây hấn bằng cơ bắp cao hơn so với những người ở tầng lớp cao. K.E. Leonard và B.M. Quigley (năm 2004) nghiên cứu ở 366 cặp vợ chồng nghiện rượu hoặc một người nghiện rượu cho thấy nếu cả 2 vợ chồng nghiện rượu, nguy cơ gây hấn bằng vật lý hoặc bằng bạo lực rất nghiêm trọng1.

Tác giả G. Dodig (năm 2010) nghiên cứu về gây hấn ở bệnh nhân nghiện rượu mạn tính cho thấy hiện nay nó đang là vấn đề lớn nhất, có tầm quan trọng vào bậc nhất về mặt y tế và xã hội. Nghiện rượu thường xuyên liên quan tới sự gây hấn, nó cũng có thể được định nghĩa như là một vấn đề pháp lý và thường xuyên. Các tác giả xác định những vấn đề gây hấn ở các mức độ y tế hợp lý và thường hướng những hành vi gây hấn sao cho phù hợp với các chuẩn mực y tế - xã hội.

S.E. Benjaminsen và cộng sự nghiên cứu các yếu tố liên quan đến hành vi tự sát ở 181 bệnh nhân nghiện rượu cho thấy 68 bệnh nhân (37,6%) được điều trị nội trú có ý tưởng tự sát ít nhất 1 lần và nhiều lần toan tự sát. Thường ở bệnh nhân có ý tưởng tự sát có rối loạn trầm cảm, có cảm giác 1. Xem Leonard, K.E, Quigley, B.M.: Drinking and marital aggression in newlyweds: an event-based analysies of drinking and the occurrence of husband marital aggression,

tuyệt vọng, lo lắng bị tấn công, sợ khoảng trống, rối loạn nhân cách (phân ly, xung động, ranh giới và kịch tính). Các ý tưởng tự sát tăng lên ở những người phạm tội, người nghỉ hưu sớm và có nhu cầu điều trị rất lớn bằng thuốc hướng tâm thần hoặc nghỉ ngơi thư giãn1.

V. Beaudoin và cộng sự (năm 2000) khi nghiên cứu ở Khoa Cấp cứu của Bệnh viện Pinel (Pháp) trên 2.122 bệnh nhân, thấy có 20,5% không biết bệnh viện tâm thần, 19% không biết về tâm thần học, 40% có tái phát và 20% nhập viện mà không được gặp bác sĩ, nam giới là 59%, trong khoảng 30 - 39 tuổi là 26%, trong khoảng 40 - 49 tuổi là 25%, có 69% sống độc thân và 12% gặp khó khăn về xã hội. Bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện đa khoa là 27%, được thầy thuốc đa khoa khám là 24% và các tổ chức tâm thần khác nhau phát hiện là 10%. Các triệu chứng bệnh lý chính là buồn rầu và trầm cảm chiếm 40%, lo lắng là 37%, mất ngủ là 31%, nghiện rượu là 23%, có triệu chứng bệnh cơ thể là 16%, ý tưởng tự sát là 15%, gặp các vấn đề xã hội là 14%. Kết quả sau khi khám thấy có rối loạn tâm thần là 30%, loạn thần kinh là 23%, nghiện rượu là 19%, nhân cách chống đối xã hội là 10% và nghiện ma túy là 7%.

1. Xem Benjaminsen, S.E, Thomsen, R.L., Balslov, K.D. et al: Factors related to suicidal behavior among alcoholics, et al: Factors related to suicidal behavior among alcoholics,

Bác sĩ P.J. Caballero Valles và cộng sự năm 1999 theo dõi dịch tễ học thấy ngộ độc cấp tính ở 1.140 trường hợp từ các khoa nội cấp cứu của 12 bệnh viện thuộc thành phố Madrid (Tây Ban Nha) với tỷ lệ 157/100.000 dân, tuổi trung bình là 36 ± 15 tuổi, tự gây ngộ độc cấp tính là 1.052 trường hợp (chiếm 92%), toan tự sát là phổ biến nhất (509 trường hợp, chiếm 48%); trong số đó nhiễm độc rượu chiếm ưu thế (332 trường hợp, chiếm 59%). Có 88 vụ xảy ra tại nhà do sử dụng chất độc các loại, bao gồm 78% trường hợp đã có ý tưởng tự sát, dùng bezodiazepin chiếm 47%, dùng các thuốc chống trầm cảm 11%, có sự kết hợp thuốc 10%, ý tưởng tự sát do trầm cảm 30%, ý tưởng tự sát trước đó 19%, nghiện rượu 40% và tỷ lệ tử vong là 0,08%.

Nghiên cứu của giáo sư người Thụy Điển I. Rossow và cộng sự vào năm 1999 về hành vi tự sát ở nam giới trẻ tuổi và trung niên có lạm dụng rượu ở 46.490 người Thụy Điển cho thấy tỷ lệ tự sát thành công/tỷ lệ tự sát không thành công là 10,0%/33,3%.

2. Điều trị

Khi điều trị các rối loạn hành vi do rượu cần cai rượu và điều trị bằng thuốc an thần. Nếu có hành vi tự sát cần bổ sung thêm thuốc chống trầm

cảm, nếu mức độ nặng có thể phải sử dụng liệu pháp sốc điện.

Một phần của tài liệu Vấn đề rối loạn tâm thần, hành vi và tổn thương cơ thể do nghiện rượu: Phần 1 (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)