Dược học quân sự, số 5/2015.

Một phần của tài liệu Vấn đề rối loạn tâm thần, hành vi và tổn thương cơ thể do nghiện rượu: Phần 1 (Trang 53 - 56)

IV. CÁC RỐI LOẠN CẢM XÚC VÀ LO ÂU DO RƯỢU

Y dược học quân sự, số 5/2015.

3. Cao Tiến Đức, Huỳnh Ngọc Lăng, Nguyễn Văn Linh: "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn tâm thần và các bệnh "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn tâm thần và các bệnh lý cơ thể kết hợp ở bệnh nhân nghiện rượu mạn tính", Tạp chí

Các trạng thái trầm cảm có hậu quả thường gặp là ý tưởng tự sát, các ý tưởng này thường là nặng và lặp lại nhiều lần. Sự đánh giá nguy cơ tự sát thay đổi tùy theo tác giả với tỷ lệ 10 - 15% trong số bệnh nhân nghiện rượu. Sự tồn tại ở người nghiện rượu những dạng trầm cảm với các mức độ nặng nhẹ khác nhau làm trầm trọng và củng cố hành vi sử dụng rượu cũng như thúc đẩy khuynh hướng tự sát. Chính vì vậy, người ta coi nghiện rượu là một trong những dấu hiệu báo trước các hành vi tự sát. Nhiều tác giả phân loại bệnh nhân loạn thần do rượu thành 3 loại trầm cảm:

- Trầm cảm thứ phát do rượu: rượu là chất gây trầm cảm, việc sử dụng rượu kéo dài sẽ dẫn đến trầm cảm ở các mức độ trung bình hoặc nặng.

- Trầm cảm sau cai: sau ít ngày cai rượu xuất hiện trầm cảm với các biểu hiện như mất sinh lực, mệt mỏi, buồn rầu, khí sắc không ổn định, dễ kích thích, lo âu.

- Hội chứng thiếu sót sau cai: không có các triệu chứng đặc trưng của trầm cảm mà là các triệu chứng tương tự như buồn rầu, dửng dưng, mất thích thú, thu hẹp cảm xúc, chậm chạp. Trầm cảm do rượu có thể nhận dạng bằng các tiêu chuẩn đặc hiệu.

Chưa có một định nghĩa lâm sàng nào về trầm cảm do rượu, nhưng theo nghiên cứu của C.L. Faingold và cộng sự vào năm 2004 thì tất cả các thể lâm sàng của trầm cảm đều có thể gặp. Hay gặp là

trầm cảm nhẹ và rối loạn loạn khí sắc với biểu hiện ban đầu thường là kín đáo và tiềm tàng. Trầm cảm của người nghiện rượu thường chỉ biểu hiện rõ rệt nhân một sang chấn nào đó, dần dần trở thành mạn tính với các nét đặc trưng buồn chán, bi quan; rất hiếm là một bệnh cảnh trầm cảm nặng1.

Theo một nghiên cứu của M.R. Hufford vào năm 2011, trầm cảm thứ phát do rượu dường như liên quan trực tiếp đến trạng thái nhiễm độc. Khuynh hướng trầm cảm thứ phát do rượu chỉ thể hiện trong những hoàn cảnh đặc biệt của cuộc sống như: gia đình tan vỡ, mất việc, lo lắng về tài chính, liên quan đến pháp luật... Theo bác sĩ Ngô Thúy Ái và cộng sự năm 1996 thì ở bệnh nhân loạn thần do rượu thường gặp cảm xúc không ổn định, dễ bị kích thích.

Bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn (năm 2006) cho rằng ở bệnh nhân loạn thần do rượu, trầm cảm có thể gặp ở các mức độ khác nhau, bao gồm cả trầm cảm nặng; thường gặp nhất là rối loạn loạn khí sắc với khí sắc không ổn định, thay đổi tính tình, mất quan tâm thích thú, giảm tập trung chú ý, rối loạn giấc ngủ, rối loạn tình dục, không thoải mái, hay cáu bẳn. C. Harper và cộng sự năm 2003 cho thấy rối loạn khí sắc chiếm 53% các trường hợp nghiện rượu.

1. Xem Faingold, C.L., Knapp, D.J., Chester, J.A., Gonzalez, L.P.: Integrative neurobiology of the alcohol withdrawal L.P.: Integrative neurobiology of the alcohol withdrawal syndrome from anxiety to seizues, Alcohol Clin Exp Res, 2004.

J.E.Jr. Franklin và cộng sự vào năm 1999 cho rằng rối loạn khí sắc ở bệnh nhân loạn thần do rượu thường không điển hình và khó xác định. Theo nhà tâm thần học người Mỹ H.I. Kaplan và cộng sự, trầm cảm do rượu thường gặp là rối loạn khí sắc với khí sắc không ổn định, biến đổi tính cách, mất quan tâm thích thú, khó tập trung, rối loạn giấc ngủ và tình dục.

Theo một nghiên cứu của R. Estruch và cộng sự vào năm 1997, các triệu chứng như suy nhược, thờ ơ, thu hẹp cảm xúc; loạn khí sắc với buồn rầu, cáu kỉnh thất vọng, rối loạn giấc ngủ... là những triệu chứng chung của cả nghiện rượu và trầm cảm. Bác sĩ Nguyễn Mạnh Hùng trong một nghiên cứu năm 1997 cho thấy triệu chứng mệt mỏi gặp ở 67,5% bệnh nhân loạn thần do rượu, còn tác giả Phạm Quang Lịch vào năm 2003 thì cho rằng tỷ lệ đó là 67,2%.

C. Harper nghiên cứu thấy các trạng thái trầm cảm do rượu thường là loạn khí sắc: dễ bị kích thích, mệt mỏi, buồn chán, lo âu, than phiền, nghi bệnh và giảm tình dục. Nếu không được điều trị, chúng sẽ dễ tái phát1. J.A. Ferguson và cộng sự năm 1996 cho rằng giảm khả năng suy nghĩ và hành động rất thường gặp ở bệnh nhân nghiện rượu.

Một phần của tài liệu Vấn đề rối loạn tâm thần, hành vi và tổn thương cơ thể do nghiện rượu: Phần 1 (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)