CÁC RỐI LOẠN NHẬN THỨC DO RƯỢU

Một phần của tài liệu Vấn đề rối loạn tâm thần, hành vi và tổn thương cơ thể do nghiện rượu: Phần 1 (Trang 80 - 84)

1. Các thể bệnh

Suy giảm nhận thức do rượu thường được chia làm 2 loại: suy giảm nhận thức nhẹ do rượu có thể hồi phục sau cai rượu và điều trị; suy giảm nhận

thức nặng do rượu không hồi phục hay còn gọi là sa sút trí tuệ do rượu. Suy giảm nhận thức do rượu chiếm khoảng 50 - 96,7% các bệnh nhân nghiện rượu.

Suy giảm nhận thức do rượu biểu hiện suy giảm trí nhớ với đặc điểm quên thuận chiều, quên sự việc mới xảy ra (suy giảm trí nhớ gần) nhiều hơn quên các sự việc cũ (suy giảm trí nhớ xa), cũng có thể có những trường hợp suy giảm cả trí nhớ gần và trí nhớ xa; tuy nhiên, suy giảm trí nhớ gần nhiều hơn suy giảm trí nhớ xa.

1.1. Suy giảm nhận thức nhẹ do rượu

Suy giảm nhận thức nhẹ do rượu bao gồm suy giảm hoạt động chức năng nhận thức xuất hiện ở bệnh nhân nghiện rượu mạn tính và liên quan chặt chẽ với quá trình nhiễm độc rượu mạn tính. Suy giảm trí nhớ gần chiếm tỷ lệ cao ở bệnh nhân nghiện rượu mạn tính (chiếm 71,6% bệnh nhân nghiện rượu).

Suy giảm chú ý chủ động ở bệnh nhân suy giảm nhận thức do rượu là rối loạn thường gặp. Trong suy giảm nhận thức nhẹ do rượu, suy giảm chú ý chủ động biểu hiện khó tập trung vào công việc có mục đích, dễ bị phân tán bởi các kích thích bên ngoài, di chuyển chú ý nhanh mang tính phản ứng bị động chứ không có mục đích.

Suy giảm chú ý chủ động thường kèm theo rối loạn lo âu và trầm cảm, thường gặp trong giai đoạn có hội chứng cai rượu. Suy giảm chú ý chủ

động cũng có thể kéo dài hơn sau khi hội chứng cai rượu đã kết thúc và thường khi có rối loạn trầm cảm hoặc lo âu kéo dài.

Suy giảm chú ý chủ động do rượu thường kèm theo suy giảm trí nhớ gần, trí nhớ học tập và kèm theo suy giảm nhận thức nhẹ, nhưng đa số các trường hợp hồi phục tốt sau khi ngừng sử dụng rượu và điều trị.

1.2. Suy giảm nhận thức nặng (hay sa sút trí tuệ) do rượu trí tuệ) do rượu

Sa sút trí tuệ do rượu không thể hồi phục do tình trạng tổn thương não không hồi phục, do chết các tế bào thần kinh, teo các vùng não đảm nhận chức năng nhận thức.Sa sút trí tuệ do rượu chiếm 10% tổng số các nguyên nhân sa sút trí tuệ và đứng thứ ba trong các nguyên nhân gây sa sút trí tuệ sau bệnh Alzheimer và do nguyên nhân mạch máu. Ở một số trung tâm điều trị bệnh Alzheimer có khoảng 23 - 25% sa sút trí tuệ do rượu. Tỷ lệ sa sút trí tuệ với biểu hiện bằng hội chứng Korsakov ở bệnh nhân loạn thần do rượu là 12,5%. Sa sút trí tuệ chiếm 7 - 21% bệnh nhân nghiện rượu.

Biểu hiện lâm sàng của sa sút trí tuệ do rượu rất đa dạng, bao gồm:

- Rối loạn trí nhớ:

+ Rối loạn trí nhớ đặc trưng là quên thuận chiều, quên cả sự việc mới và cũ, nhưng quên sự việc mới là chủ yếu.

+ Suy giảm cả trí nhớ gần và trí nhớ xa, nhưng trí nhớ tức thì vẫn được bảo tồn.

+ Loạn nhớ (nhớ giả và nhớ bịa) chiếm tỷ lệ 3,3% bệnh nhân nghiện rượu. Đây là triệu chứng thường gặp.

- Rối loạn định hướng: chủ yếu là rối loạn định hướng thời gian, không gian, trường hợp nặng là rối loạn định hướng xung quanh và bản thân. Rối loạn định hướng do mất nhớ, thường kéo dài và có xu hướng nặng lên.

- Rối loạn chú ý trong sa sút trí tuệ do rượu: biểu hiện giảm chú ý chủ động, giảm khả năng di chuyển chú ý. Khi bị rối loạn chú ý nặng, bệnh nhân rất khó tập trung vào công việc, thờ ơ với môi trường xung quanh. Do mất nhớ, bệnh nhân không xác định được môi trường thực tế xung quanh. Rối loạn chú ý cũng không hồi phục sau khi ngừng sử dụng rượu và điều trị.

- Các rối loạn vong ngôn, vong tri và vong hành: đây là triệu chứng thường gặp, tuy nhiên các triệu chứng này ở bệnh nhân nghiện rượu mạn tính thường biểu hiện kín đáo hơn trong bệnh Alzheimer.

- Rối loạn tâm thần ở bệnh nhân sa sút trí tuệ do rượu thường có rối loạn hành vi, tác phong bê tha và các triệu chứng loạn thần kèm theo rối loạn cảm xúc nặng. Suy giảm nhận thức nặng do rượu không hồi phục sau ba tháng ngừng sử dụng rượu

và điều trị, có thể chẩn đoán chắc chắn là sa sút trí

Một phần của tài liệu Vấn đề rối loạn tâm thần, hành vi và tổn thương cơ thể do nghiện rượu: Phần 1 (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)