CÁC RỐI LOẠN CẢM GIÁC VÀ TRI GIÁC DO RƯỢU

Một phần của tài liệu Vấn đề rối loạn tâm thần, hành vi và tổn thương cơ thể do nghiện rượu: Phần 1 (Trang 65 - 68)

hết cần cai rượu, tăng cường dinh dưỡng, thể dục liệu pháp và tùy từng trường hợp để dùng thuốc chống trầm cảm nếu có trầm cảm, thuốc an thần kết hợp thuốc chỉnh khí sắc và vitamin.

V. CÁC RỐI LOẠN CẢM GIÁC VÀ TRI GIÁC DO RƯỢU DO RƯỢU

1. Triệu chứng sớm

Triệu chứng đầu tiên của nghiện rượu là mất phản xạ nôn tự vệ khi bệnh nhân uống quá nhiều rượu. Người bệnh xuất hiện khả năng tăng dung nạp rượu nên họ có thể uống được nhiều rượu hơn liều cho phép. Bệnh nhân thường xuyên có nhu cầu bắt buộc phải uống rượu, luôn thèm rượu và tranh thủ mọi cơ hội để được uống rượu.

Ở những người nghiện rượu có thời gian uống từ 10 đến 15 năm sẽ có biểu hiện của viêm đa dây thần kinh do rượu. Đây là hậu quả của tình trạng 1. Xem Kaplan, H.I., Sadock, B.J.: Synopsis of Psychiatry,

rối loạn chuyển hóa các vitamin do nghiện rượu, chủ yếu là thiếu vitamin B1. Biểu hiện đặc trưng là rối loạn cảm giác đối xứng ở ngọn chi hơn là gốc chi, bệnh nhân thường có biểu hiện tê mỏi chân tay, chuột rút, tăng cảm giác đau. Tổn thương thần kinh ngoại vi gặp ở 30 - 40% số người lạm dụng rượu và 37 - 72% số người nghiện rượu.

2. Ảo giác do rượu

Ảo giác do rượu thường là những ảo giác thật và rất đa dạng trên cùng một bệnh nhân như: ảo thanh, ảo thị, ảo giác xúc giác, ảo khứu giác,... Ảo giác do rượu là hình thái lâm sàng thường gặp, chiếm tỷ lệ 5,6 - 22,5% các trường hợp loạn thần do rượu. Một nghiên cứu của tác giả Trần Viết Nghị năm 2004 cho thấy 43,3% bệnh nhân loạn thần do rượu có ảo giác; trong đó, ảo thanh chiếm tỷ lệ 26,6%, ảo thị chiếm 73,3%. Theo Ngô Ngọc Tản và Nguyễn Văn Ngân, ảo giác cấp do rượu kéo dài 2 ngày đến 4 tuần, cảm xúc phù hợp với nội dung của ảo giác1. Nguyễn Thị Hồng Thương nghiên cứu thấy có 7,7% bệnh nhân có ảo thanh, 62,3% có ảo thị, 39,3% có ảo xúc giác ở bệnh nhân nghiện rượu2. 1. Xem Ngô Ngọc Tản và Nguyễn Văn Ngân: Rối loạn tâm thần do rượu - Bệnh học tâm thần, Sđd.

2. Nguyễn Thị Hồng Thương: Đặc điểm lâm sàng hội chứng cai rượu trên bệnh nhân nghiện rượu mạn tính, Tlđd. chứng cai rượu trên bệnh nhân nghiện rượu mạn tính, Tlđd.

Theo bác sĩ Phạm Quang Lịch (năm 2003), ảo giác chiếm 68,3%. Theo bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn (năm 2006), bệnh nhân loạn thần do rượu ảo giác chiếm 89,3%; trong đó, ảo thị là 64%, ảo thanh là 32%.

Đặc trưng của ảo giác do rượu là ảo thanh (thường là tiếng người nói xấu, chửi bới, đe dọa bệnh nhân), xảy ra trong trạng thái ý thức của bệnh nhân tỉnh táo. Tiếng nói nghe thấy từ môi trường bên ngoài vọng vào đầu khiến bệnh nhân rất lo lắng, khó chịu. Khoảng 3/4 số bệnh nhân có ảo thanh kéo dài dưới 6 tháng, 1/4 số bệnh nhân còn lại ảo thanh kéo dài trên 1 năm nếu không ngừng rượu.

Ảo thanh có thể xuất hiện đơn độc, nhưng cũng có thể phối hợp với ảo thị. Ảo thanh trong hội chứng cai rượu thì lộn xộn và chóng hết, nhưng ảo thanh do uống rượu thì rất bền vững. Khi cai rượu, ảo giác do rượu nặng thêm và xuất hiện thêm các triệu chứng của hội chứng cai rượu. Sau khi hết hội chứng cai (sau khoảng 2 tuần), ý thức bệnh nhân sáng sủa trở lại, nhưng ảo thanh vẫn tồn tại và bền vững trong nhiều tháng.

Ảo thanh chi phối mọi hành vi của bệnh nhân và bệnh nhân mất hết khả năng phê phán với ảo thanh, vì vậy dễ nhầm với tâm thần phân liệt.

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn tâm thần và các bệnh lý cơ thể kết hợp ở 75 bệnh nhân

nghiện rượu mạn tính, Cao Tiến Đức, Huỳnh Ngọc Lăng, Nguyễn Văn Linh có kết quả ảo giác 48%, ảo giác chủ yếu là ảo thị thật (nhìn thấy ma quỷ 32%; côn trùng và rắn rết 18,7% số trường hợp)1.

3. Điều trị

Các bệnh nhân bị rối loạn cảm giác và tri giác do rượu cần phải cai rượu. Sau khi hết hội chứng cai rượu phải điều trị tiếp tục bằng thuốc an thần (haloperidol, olanzapin) bệnh nhân mới hết được ảo thanh; tuy nhiên, ảo thanh sẽ nhanh chóng xuất hiện trở lại nếu bệnh nhân tái nghiện rượu.

Một phần của tài liệu Vấn đề rối loạn tâm thần, hành vi và tổn thương cơ thể do nghiện rượu: Phần 1 (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)