Xem Ngô Ngọc Tản và Nguyễn Văn Ngân: Rối loạn tâm thần do rượu Bệnh học tâm thần, Sđd.

Một phần của tài liệu Vấn đề rối loạn tâm thần, hành vi và tổn thương cơ thể do nghiện rượu: Phần 1 (Trang 63 - 65)

IV. CÁC RỐI LOẠN CẢM XÚC VÀ LO ÂU DO RƯỢU

1. Xem Ngô Ngọc Tản và Nguyễn Văn Ngân: Rối loạn tâm thần do rượu Bệnh học tâm thần, Sđd.

D.W. Goodwin (năm 1999) cho rằng nghiện rượu gây ra trầm cảm nhiều hơn là trầm cảm dẫn đến nghiện rượu. V. Beaudoin và cộng sự (năm 2000) nghiên cứu trên 2.122 bệnh nhân ở Khoa Cấp cứu của Bệnh viện Pinel (Pháp) nhận thấy: trầm cảm, buồn rầu chiếm tỷ lệ 40%, lo lắng là 37% và mất ngủ là 31%.

Bác sĩ chuyên khoa tâm thần Lý Trần Tình nghiên cứu đối với 143 bệnh nhân loạn thần do rượu điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe tâm thần và Bệnh viện Tâm thần Hà Nội năm 2006 cho thấy bệnh nhân có rối loạn cảm xúc chiếm tỷ lệ 67,13%; trong đó trầm cảm chiếm tỷ lệ 55,2%, rối loạn lo âu và rối loạn hoảng sợ đi kèm các rối loạn trầm cảm chiếm tỷ lệ 41,7%. Trầm cảm thường biểu hiện bằng mệt mỏi, mất sinh lực và giảm hoạt động, kể cả tình dục (98,3%); rối loạn lo âu và hoảng sợ biểu hiện bằng lo âu, sợ hãi vô cớ hoặc có những cơn hoảng sợ chạy trốn. Nguyễn Thị Hồng Thương gặp 44,3% bệnh nhân nghiện rượu mạn tính có rối loạn lo âu1.

Theo H.I. Kaplan và cộng sự, có rất nhiều người sử dụng rượu để làm bớt đi sự lo âu của bản thân; có khoảng 25 - 50% số người nghiện rượu có rối loạn lo âu ám ảnh sợ và hoảng sợ là biểu hiện chủ yếu ở bệnh nhân rối loạn lo âu. Nhiều người đã 1. Xem Nguyễn Thị Hồng Thương: Đặc điểm lâm sàng hội chứng cai rượu trên bệnh nhân nghiện rượu mạn tính, Tlđd.

sử dụng rượu để điều trị ám ảnh sợ khoảng trống và ám ảnh sợ xã hội, nhưng người đó lại nghiện rượu, lại làm thúc đẩy rối loạn hoảng sợ và rối loạn lo âu lan tỏa1.

4. Điều trị

Một phần của tài liệu Vấn đề rối loạn tâm thần, hành vi và tổn thương cơ thể do nghiện rượu: Phần 1 (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)