lược của thực dân Pháp (1951 – 1954):
Đòn tấn công Binh vận, Dân vận, Nông vận của chiến dịch Sóc Trăng I đã làm rệu rã tinh thần binh sĩ địch. Đối với nhân dân vùng kềm đã hiểu rõ chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, họ đã tin và góp công sức cho công cuộc kháng chiến kiến quốc. Nhìn chung chiến trường khu 9 địch không có động thái gì khác ngoài cố thủ các đồn bót mà chúng đang chiếm giữ để làm bình phông, giữ vững sào huyệt của chúng là thị xã và một số thị trấn.
Đầu năm 1951 (1) Đại hội Đảng toàn quốc (lần 2) khai mạc ở Tuyên Quang. Đảng lấy khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng” làm phương châm chiến lược chỉ đạo cả nước tự lực vươn lên “Vừa kháng chiến vừa kiến quốc”. Đảng đổi tên là Đảng Lao động Việt Nam và công khai hoạt động chống Pháp xâm lược. Sau Đại hội Đảng là Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh - Liên Việt gọi là “Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam”. Đồng thời Đảng ta thống nhất với 2 nước Lào và Cao Miên lập ra mỗi nước có Đảng riêng, Mặt trận riêng để lãnh đạo nhân dân mỗi nước cùng chung sức đánh Pháp xâm lược (Lào có Mặt trận Ir-Xa-Ra; Cao Miên có Mặt trận Ir-Xa-Rắc). Đông Dương thành lập ra “Ủy ban liên minh Việt - Miên - Lào” gồm các đ/c lãnh đạo là Phạm Văn Đồng, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Minh Giám, Xuphanuvong, Nu-hác, Sơn Ngọc Minh và Tu -Xa -Mút. Ủy ban liên minh Đông Dương ra tuyên bố chung nói về ý nghĩa và mục đích thành lập khối liên minh nhân dân ba nước Đông Dương và phát động phong trào nhân dân ủng hộ khối liên minh
Trong lúc thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ ra sức chia rẽ nhân dân ba nước Việt - Miên - Lào thì việc tăng cường khối đoàn kết chiến đấu của nhân dân Đông Dương là một đòn chí mạng đánh vào âm mưu “chia để trị” của chúng và nó đã đặt cơ sở cho sự hợp tác lâu dài của ba nước ở những giai đoạn sau này.
(1). Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ II họp tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang từ ngày 11 - 19/02/1951. Có 158 Đại biểu chính thức và 53 Đại biểu dự khuyết thay mặt cho 766.349 đảng viên toàn Đảng.