dung, phương thức hoạt động thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ IV nhiệm kỳ (1992-1998):
Tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội (khóa VIII) quyết định chia tỉnh Hậu Giang thành 02 tỉnh Cần Thơ và SócTrăng. Vì là một tỉnh nông nghiệp có diện tích lớn, chia làm 02 tỉnh có quy mô phù hợp để công tác lãnh đạo và quản lý tốt hơn. Khi tái lập tỉnh Sóc Trăng vẫn gồm 8 đơn vị huyện, thị. SócTrăng có điều kiện cho sự phát triển nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy hải sản và với truyền thống lao động cần cù, tự lực cánh sinh, đoàn kết giúp nhau. Chắc chắn giai cấp nông dân sẽ khắc phục khó khăn để phát triển sản xuất và ổn định cuộc sống.
Ngày 10/4/1992 các cơ quan, ban, ngành tỉnh Sóc Trăng bắt đầu hoạt động. Tỉnh ủy lâm thời gồm 25 đ/c (hầu hết là các đ/c Tỉnh ủy Hậu Giang cũ do đ/c Trần Văn Vụ làm Bí thư và đ/c Tô Bửu Giám làm Phó Bí thư thường trực, đ/c Lê Thanh Bình làm Phó Bí thư - Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng). Để lãnh đạo giai cấp nông dân tỉnh nhà, BTV Tỉnh ủy quyết định BCH lâm thời Hội Nông dân gồm 09 đ/c: Trần Thị Hường làm chủ tịch, đ/c Nguyễn Hồng Ân là phó chủ tịch. Tập trung vận động nông dân phát huy nội lực, đoàn kết giúp nhau đưa công tác Hội và phong trào nông dân ổn định và phát triển.
Mặc dù đã qua thời kỳ đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI và VII. Mô hình HTX nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại chuyển dần sang cơ chế khoán theo kinh tế hộ gia đình đang có hướng phát triển. Nhiều nơi nông dân đã vượt khó vươn lên với những mô hình sản xuất với quy mô phù hợp nhưng chẵng mai vào ngày
27/10/1992, sóng thần gây ngập lụt, tàn phá nặng nề 2 huyện ven biển (Long Phú, Vĩnh Châu) và một phần huyện Mỹ Xuyên, làm mất trắng 4.685 ha lúa, 6.076 ha màu, 20 ha vườn nhãn, 5.602 ha nuôi tôm, 5.425 ao cá, 1.156 căn nhà và 126 giàn đáy bị hư hại, chìm 6 tàu đánh cá, làm hư hại 11 cống, 62 km đê biển, 45km đường giao thông, 40 phòng học, 9 trạm y tế xã, 6.429 hộ dân bị hư nhà cửa (trong đó có 3.108 hộ đồng bào Khmer). Đây là vụ thiên tai gây thiệt hại lớn nhất trong 50 năm qua.
Để phát huy vai trò nòng cốt trong vận động nông dân khắc phục khó khăn, được sự cho phép của Tỉnh ủy Đại hội đại biểu Hội Nông dân Việt Nam tỉnh Sóc Trăng lần thứ IV (1992 - 1998) được tổ chức. Đại hội đã bầu ra BCH gồm 18 đ/c, đ/c Nguyễn Hồng Ân giữ chức vụ chủ tịch, đ/c Nguyễn Dũng giữ chức vụ phó chủ tịch. Đến tháng 01/1993 đ/c Nguyễn Hồng Ân sang làm Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, đ/c Nguyễn Dũng lên giữ chức vụ chủ tịch. Đại hội đánh dấu mốc quan trọng về đổi mới tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động, đưa Hội Nông dân Việt Nam tỉnh nhà lên bước phát triển mới, thể hiện vai trò nòng cốt trong phong trào nông dân phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mục tiêu của Nghị quyết tỉnh Đảng bộ Sóc Trăng lần thứ VIII “Tập trung mọi nguồn lực, đẩy mạnh nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, hình thành các ngành kinh tế mũi nhọn... tạo được những tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng và tạo ra chuyển biến tích cực về trật tự, an toàn xã hội. Kiện toàn hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Hội Nông dân các cấp đã thực hiện tốt vai trò nòng cốt của Hội; tổ chức, động viên giai cấp nông dân thi đua phát triển KT - XH, cần kiệm xây dựng quê hương, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Thành tích nổi bật của nông dân trong sản xuất nông nghiệp là sản xuất lương thực liên tục tăng. Do thâm canh tăng vụ mà sản lượng lúa năm 1992 là 826.837 tấn, đến năm 1997 đạt 1.181.190 tấn, ngành nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh từ 16.778 ha nuôi trồng thủy sản năm 1992, do đuợc đầu tư tốt đến năm 1997 diện tích nâng lên 25.018 ha đưa sản lượng từ 1.853 tấn lên 38.800 tấn. Với thành tích cây lúa, nuôi trồng thủy sản liên tục phát triển, đã khẳng định hai thế mạnh của sản xuất nông nghiệp, thủy sản tỉnh nhà. Công tác trồng rừng cũng được nông dân quan tâm, riêng năm 1997 trồng mới 573 ha nâng diện tích rừng hiện nay 8.847 ha (có 4.827 ha rừng phòng hộ). Ngoài ra nông dân còn tham gia trồng trên 8,4 triệu cây 108
phân tán phủ lại màu xanh cho quê hương. Quá trình phát triển sản xuất nêu trên góp phần quan trọng giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Đời sống vật chất và tinh thần của nông dân được cải thiện hơn, mức nghèo khó trong nông dân giảm dần, nạn đói lúc giáp hạt và nạn cho vay nặng lãi giảm rõ rệt. Mặt bằng dân trí và mức hưởng thụ văn hóa của nông dân được nâng lên, tinh thần đoàn kết, tương trợ “tình làng, nghĩa xóm” luôn được phát huy. Cuộc sống văn minh, tiến bộ từng bước được hình thành trong từng hộ gia đình, làm cho bộ mặt nông thôn từng bước đổi mới.
Quyền làm chủ và ý thức chính trị của nông dân cũng được nâng lên. Trong những năm qua với đường lối đúng đắn của Đảng, không những phát huy được quyền làm chủ mà còn thúc đẩy việc nâng cao trình độ, văn hóa, khao học kỹ thuật, năng lực quản lý. Sự hiểu biết về chính sách pháp luật, ý thức tự lực tự cường, tinh thần đoàn kết tương trợ và hợp tác vượt qua khó khăn trong sản xuất và đời sống đưa nông thôn lên bước phát triển mới, nông dân cũng được nâng cao ý thức về quyền và nghĩa vụ công dân, chấp hành các chủ trương, chính sách, làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước, một lòng một dạ đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn.
Những thành tích của nông dân tỉnh nhà đạt được trong những năm qua góp phần tích cực làm cho tình hình KT - XH nông thôn không ngừng phát triển tạo tiền đề quan trọng cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Sóc Trăng lần thứ IV Hội Nông dân đã tích cực đổi mới tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động, thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Hội.
Thể hiện bằng các phong trào thi đua sôi nổi trong đó hội viên, nông dân đóng vai trò nòng cốt.
Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng:
Trong nhiệm kỳ qua sự phối hợp giữa Hội Nông dân và ngành nông nghiệp khá chặt chẽ, nội dung là chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân, phong trào này được tổ chức thường xuyên và mang lại hiệu quả thiết thực. Nó là con đường ngắn nhất giúp nông dân tiếp cận nhanh khoa học kỹ thuật và vận dụng tốt vào sản xuất. Hội Nông dân liên kết với nông nghiệp mở 1.470 lớp tập huấn cho 72.212 lượt nông dân; trong đó 882 lớp
khuyến nông, 468 lớp IPM, 13 lớp chăn nuôi, 107 lớp khuyến ngư. Thông qua phong trào này đã xuất hiện nhiều mô hình tiêu biểu:
Mô hình trồng lúa sạch: Thông qua câu lạc bộ IPM các hội viên thuộc
chi, tổ Hội xã Đại Hải đã thực hiện thành công mô hình kết hợp “lúa cá”. Nuôi cá trên ruộng, phá thế độc canh cây lúa, góp phần tốt trong bảo vệ môi trường mang lại hiệu quả kinh tế cao, các mô hình này đã và đang nhân rộng vùng ngọt như: Kế Sách, Mỹ Tú ...
Mô hình một tôm, một lúa: Ở vùng nước lợ Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu
mùa nắng nuôi tôm, mùa mưa trồng lúa, vừa phá thế độc canh cây lúa và mang lại hiệu quả rất cao, 01 vụ tôm tương đương 5 vụ lúa tiêu biểu nhất là Hòa Tú 2, Mỹ Xuyên .
Mô hình trồng cây chuyên canh: Vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao,
vừa đáp ứng theo yêu cầu thị trường như ở Ba Trinh, An Mỹ, Nhơn Mỹ... hoặc mô hình một lúa một màu (hành tím) ở vùng đất gó cát Vĩnh Châu, vừa giải quyết việc làm, tạo nhiều hàng hóa cho xã hội tiêu biểu là chi Hội Vĩnh An, Vĩnh Châu.
Ngoài ra còn nhiều mô hình: chuyên sản xuất lúa giống như xã Trường Khánh, chuyên 02 vụ lúa ở hầu khắp vùng ngọt hóa. Thông qua phong trào này, hàng năm đã có trên 60% hộ nông dân đăng ký thi đua, tính đến năm 1997 các cấp Hội đã bình chọn được 44.012 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi là những người tiêu biểu cho phong trào sản xuất nông nghiệp là những nhân tố mới thúc đẩy phát triển kinh tế hộ. Phong trào được phát triển liên tục và rộng rãi; đặc biệt các câu lạc bộ, các tổ nhân giống, tổ hùn vốn, tổ xóa đói giảm nghèo mở rộng khắp nơi. Tính đến nay đã có 274 tổ phát huy tác dụng, càng làm cho tình làng nghĩa xóm được gắn bó hơn, tổ chức Hội được phát triển ngày càng rộng khắp. Để phát huy nguồn lực cho phong trào, các cấp Hội Nông dân đã tín chấp cho ngân hàng nông nghiệp, phát triển nông thôn đầu tư vốn kịp thời tạo điều kiện để nông dân sản xuất. Tính riêng năm 1997, các khoản đầu tư cho nông dân lên đến 295 tỷ đồng. Riêng vốn Quỹ Quốc gia Giải quyết Việc làm, Quỹ hỗ trợ nông dân do Trung ương ủy thác và Quỹ hỗ trợ nông dân do nông dân đóng góp đã hỗ trợ cho 1.146 hộ với số tiền 1 tỷ 137 triệu. Mặc dù số vốn trên chưa đáp ứng 110
được nhu cầu về vốn trong nông dân, nhưng đã góp phần tích cực cho phong trào phát triển KT - XH nông thôn.
Có thể khẳng định rằng phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo là nhân tố quan trọng thúc đẩy các phong trào hành động cách mạng của nông dân, đã góp phần tích cực vào thành tích phát triển kinh tế chung của tỉnh.
Phong trào nông dân thi đua xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn: Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, các cấp Hội đã tích cực vận động nông dân đóng góp sức người sức của để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống. Ngoài phần đầu tư của Nhà nước, nhân dân đóng góp trong 02 năm (1996 & 1997) theo QĐ 99/TTg được 117 tỷ đồng và gần 220 tỷ đồng tính theo giá trị ngày công lao động. Trong đó huyện Long Phú là tiêu biểu nhất, những công trình công ích được xây dựng như thủy lợi, giao thông, trạm y tế, trường học, hạ thế điện... Tính đến nay hệ thống thủy lợi ngọt hóa, giao thông xã liền xã cơ bản hoàn thành, 100% xã đất liền điện về tới trung tâm, hộ nông thôn có điện sự dụng đạt 26,67%, nước ngầm được khai thác phục vụ nông dân kể cả vùng sâu, vùng mặn. Kết quả này thật sự làm cho cuộc sống nông thôn ngày một đổi mới.
Phong trào nông dân tham gia phát triển VH - XH:
Để góp phần tích cực vào việc phát huy truyền thống văn hóa tỉnh nhà, làm lành mạnh các quan hệ xã hội ở nông thôn. Hội Nông dân đã kết hợp với các sở, ban ngành để cùng nhau xây dựng vùng nông thôn mới; trong nhiệm kỳ các cấp Hội trong tỉnh đã góp phần xây dựng được 21 căn nhà tình nghĩa, nhận phụng dưỡng 07 bà mẹ Việt Nam anh hùng (trong đó tỉnh Hội nhận phụng dưỡng 03 bà mẹ), sửa chữa nhiều căn nhà tình thương cho người già neo đơn, hoặc hội viên khó khăn, các cấp Hội còn tham gia tốt phong trào xóa mù chữ và phong trào giáo dục phổ cập tiểu học, đến nay đã công nhận thị xã Sóc Trăng, huyện Kế Sách và 07 xã đạt tiêu chuẩn quốc gia.
Để đáp ứng yêu cầu văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao trong nông dân, Hội Nông dân liên tịch với sở Thể dục Thể thao, Sở Văn hóa Thông tin tổ chức 02 lần hội thi văn nghệ - thông tin (1997, 1998), phong trào này được tổ chức tận cơ sở tạo khí thế sôi nổi nhất là thị xã Sóc Trăng, Mỹ Tú, Thạnh Trị... Hội Nông dân còn tham gia phong trào văn hóa dân tộc như lễ hội: Óc-Om-Bốc, tham gia hội thi văn hóa - văn nghệ - thông tin cho dân tộc
đồng bằng sông Cửu Long mở rộng giao lưu cho cả khu vực, các cấp Hội còn tích cực hưởng ứng cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống văn hóa ở khu dân cư. Qua kiểm tra 75.274 hộ đăng ký đã công nhận 44.356 hộ và 3.781 khu dân cư đăng ký công nhận được 236 khu dân cư.
Phong trào nông dân tham gia củng cố quốc phòng an ninh:
Phát huy truyền thống đoàn kết quân dân, các cấp Hội đã nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực vận động nông dân thực hiện chính sách hậu phương quân đội, giáo dục con em hăng hái lên đường bảo vệ tổ quốc, Hội kết hợp cùng Quân sự và Công an xây dựng được 5.593 tổ an ninh nhân dân, 3.550 tổ dân quân tự vệ. Tiêu biểu như tổ an ninh nông trường 30/4 nhiều năm liền hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, ngoài ra ở các chi Hội còn xây dựng được tổ hòa giải, kịp thời hòa giải những vụ mất đoàn kết trong nhân dân. Hiện có 119 tổ hòa giải phát huy được khả năng của mình. Hội vận động cán bộ, hội viên gương mẫu đưa con em lên đường thi hành nghĩa vụ quân sự, làm nòng cốt tổ chức bình nghị trong dân, góp phần nhiều năm liền đưa quân vượt chỉ tiêu cả về số lượng và chất lượng.
Hội Nông dân tham gia xây dựng Đảng và chính quyền: Các cấp Hội
thường xuyên tổ chức cho nông dân học tập các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để nông dân đồng tình hưởng ứng, thường xuyên đề xuất với Đảng những yêu cầu bức xúc của nông dân để được giải quyết. Mặt khác thông qua các mặt phong trào, Hội Nông dân giới thiệu cho Đảng những cán bộ Hội tiêu biểu, trong nhiệm kỳ qua các cấp Hội đã giới thiệu được 352 cán bộ Hội và được kết nạp 102 đồng chí vào Đảng. Cũng trong nhiệm kỳ qua, các cấp Hội đã tổ chức tuyên truyền cho hội viên và nông dân tham gia tốt bầu cử Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp luôn tạo điều kiện cho nông dân đề đạt nguyện vọng của mình trong các lần tiếp xúc cử tri. Tạo mối quan hệ giữa nông dân và cơ quan Nhà nước ngày càng gắn bó, Hội tổ chức cho nông dân đóng góp xây dựng các dự thảo luật như: luật hình sự sửa đổi, luật đất đai sửa đổi, luật dân sự, Pháp lệnh khiếu nại tố cáo của công dân... giúp cho nông dân có điều kiện phát huy dân chủ trong tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Xây dựng tổ chức Hội Nông dân:
Thực hiện theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần IV, hoạt động của Hội Nông dân Sóc Trăng đã thực sự có bước đổi mới về tổ chức, nội dung
phương thức hoạt động là yếu tố quan trọng để nông dân tích cực tham gia tổ chức Hội.
Công tác tuyên truyền giáo dục: Các cấp Hội bám sát đường lối, chủ
trương đổi mới của Đảng, Nghị quyết của Tỉnh ủy và chương trình công tác