GÓP PHẦN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT TỔ QUỐC (7/1954-30/4/1975)

Một phần của tài liệu quantri1_Lich su hinh thanh HND (Trang 37 - 45)

- Mặt trận A1: Do tiểu đoàn 408 Nam bộ và trung đoàn Tây đô đảm nhận đánh Xẻo me và Xã Xang cùng võ trang tuyên truyền ở các xã kềm.

GÓP PHẦN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT TỔ QUỐC (7/1954-30/4/1975)

QUỐC (7/1954-30/4/1975)

I. Phong trào nông dân Sóc Trăng đấu tranh chính trị, kết hợp vũtrang tiến tới Đồng Khởi (1954-1960): trang tiến tới Đồng Khởi (1954-1960):

Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết vào ngày 20/7/1954, đã kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ đầy gian khổ hy sinh của nhân dân ta. Hiệp định công nhận chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Campuchia. Đất nước ta tạm thời chia thành hai miền Nam, Bắc, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời. Miền Nam đối phương tạm thời quản lý, sau hai năm sẽ tiến hành hiệp thương, tổng tuyển cử thống nhất nước nhà.

Hiệp định Giơ-ne-vơ là một thắng lợi lớn của dân tộc Việt Nam, nhân dân Sóc Trăng cũng đã góp phần vào chiến thắng ấy. Vì vậy khi hòa bình lập lại, có thể nói nhân dân rất xúc động, tự hào. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân đa số là nông dân tỉnh nhà đã hưởng ứng mittinh chào mừng thắng lợi. Những nông dân do chiến tranh phải bỏ ruộng vườn nay được trở về quê cũ làm ăn, thực hiện ước mơ có cuộc sống hòa bình no ấm.

Trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng ta luôn xác định nông dân là chủ lực quân của cách mạng. Nông dân là lực lượng đông đảo nhất, bị bóc lột nhất, rất yêu nước. Cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm chống Pháp cũng là cuộc chiến tranh du kích của nông dân, dựa vào nông thôn, nông dân là người đóng góp sức người sức của nhiều nhất cho kháng chiến. Vì vậy Đảng và Chính phủ đã có nhiều chính sách chăm lo đến quyền lợi thiết thân của nông dân. Như tịch thu ruộng đất của thực dân, địa chủ tạm giao, tạm cấp cho nông dân, được giảm tô giảm tức và được hưởng các quyền tự do dân chủ. Nông dân tiếp tục phát huy tốt truyền thống lao động cần cù, thông minh sáng tạo, kiên cường bất khuất, quyết đi theo Đảng làm cách mạng đến ngày thắng lợi.

Thực hiện lời kêu gọi của Chủ Tịch Hồ Chí Minh ngày 22/7/1954 gửi đồng bào cả nước, khẳng định công lao to lớn của nhân dân miền

Nam: “Đồng bào miền Nam kháng chiến trước hết, giác ngộ rất cao. Tôi chắc

rằng đồng bào sẽ đặt lợi ích cả nước lên trên lợi ích địa phương, lợi ích lâu dài lên trên lợi ích trước mắt mà ra sức cùng đồng bào toàn quốc phấn đấu để củng

cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc, Đảng, chính phủ luôn luôn theo dõi sự cố gắng của đồng bào và tin chắc đồng bào sẽ thắng lợi”.

Ngày 23/7/1954, Trung ương Cục chỉ thị cho các cấp thấy rõ những thắng lợi của Hiệp định Giơ-ne-vơ. Trung ương cục xác định: “Mỹ là kẻ thù chính nhân dân thế giới và hiện nay đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương”. Đề ra nhiều nhiệm vụ mới cho các Đảng bộ, thực hiện việc chuyển quân tập kết, phân công ai đi ai ở lại, giải quyết những tư tưởng nảy sinh trong tình hình mới, tạo niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, của Hồ Chủ Tịch, niềm tin vào thắng lợi cuối cùng. Để đáp ứng tình hình mới, Tỉnh ủy tổ chức, bồi dưỡng về “5 bước hoạt động của cán bộ trong thời kỳ mới”. Đưa những cán bộ trẻ, trung kiên về Phước Long (1) tập huấn công tác Nông vận, Thanh vận, Dân vận…giải quyết dứt điểm công tác cấp đất cho nông dân và mở các lớp đào tạo giáo viên, y tá, hộ sinh; mở thêm các trường học; trạm y tế; trạm bảo sanh (vừa là trực tiếp chăm lo đời sống cho nhân dân, vừa tạo ra thế hợp pháp cho cán bộ hoạt động).

Đồng thời chỉ đạo các cấp chuẩn bị cho cuộc đấu tranh chính trị sắp tới, hướng dẫn nhân dân nông thôn, thành thị nắm những điều quy định, nhất là điều 14 điểm C làm cơ sở pháp lý để đấu tranh, ta dùng hình thức công khai, nửa công khai để tập hợp các tầng lớp nhân dân đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ.

Do tình hình thực tế giữa ta và địch, bộ máy tổ chức của ta cần đơn giản, gọn nhẹ, nên các đoàn thể quần chúng, trong đó có Hội Nông dân đều giải thể, thay vào đó là xây dựng hệ thống cốt cán, nòng cốt như: “Hội bảo sanh”, “Hội chăm sóc người bệnh”…Hội Nông dân thay bằng Ban Nông vận…như vậy ta đã trải đều 4.200 đảng viên ở lại bám dân theo phương thức mới.

Đảng lãnh đạo các cấp, các ngành thông qua hệ thống “bắt rễ - xâu chuỗi - Tam tam chế” (2). Bộ phận vũ trang ta chuyển sang hình thức “Tổ chống cướp” ở từng khu dân cư. Bộ phận Công an ta chuyển đổi sang làm công tác Binh vận, đưa người của ta vào tổ chức của địch như: Hội đồng hương chính, dân vệ, trưởng ấp.

Về phía địch Mỹ truất phế Bảo Đại, đưa Ngô Đình Diệm lên ghế Tổng thống, lập ra nước “Việt Nam cộng hòa”. Ở Sóc Trăng, Diệm đưa Dương Văn Đức (phong hàm thiếu tá) lên giữ chức Tỉnh trưởng.

44

(1) Tháng 10/1954, Trung ương quyết định thành lập Xứ ủy Nam bộ và Liên Tỉnh ủy cho phù hợp với hoàn cảnh Đảng hoạt động bí mật ở Nam bộ.

((2). “Tam tam chế” là một kiểu bí mật là: Một đảng viên lãnh đạo 3 cốt cán, 1 cốt cán lãnh đạo 3 nòng cốt, 1 nóng cốt lãnh đạo 3 quần chúng tích cực, 1 quần chúng tích cực lãnh đạo 3 quần chúng cảm tình…tạo thành mạng lưới rộng khắp mà người này không biết được người kia.

Điều đó cho thấy, đế quốc Mỹ ngay từ đầu đã thực thi chính sách “Quân sự hóa chính quyền”, khác hẳn thời Pháp cai trị bằng đám “Đốc phủ sứ” (tức là hành chính hóa chính quyền). Tình hình đó báo hiệu cuộc chiến chống Mỹ xâm lược của toàn Đảng, toàn Quân, toàn Dân ta sẽ vô cùng khó khăn và đầy thử thách hiểm nguy.

Từ cuối năm 1955 sang đầu 1956, địch cải tổ Tỉnh lỵ thành một trung tâm chỉ huy theo mô hình Mỹ. Chúng tập trung cải tổ hệ thống quân sự - an ninh như: thành lập cơ quan “Mật vụ”; thành lập lực lượng địa phương quân. Xây dựng mới lực lượng bán vũ trang (dân vệ). Thiết lập tổ chức thám báo, gián điệp hoạt động theo sự chỉ huy của CIA.

Chúng lập hệ thống theo dõi các hoạt động của cách mạng như: lập danh sách và làm tờ khai các hộ dân cư. Lập thẻ căn cước. Biên chế “Ngũ gia liên bảo” đứng đầu là “Liên gia trưởng” và một cảnh sát chuyên theo dõi di biến động ở các khu dân cư. Bọn địch tuyên truyền rùm beng cho cái “chế độ Việt Nam Cộng Hòa” và tung hô “Ngô Tổng thống”. Chúng bắt dân học tập cái gọi là “chính sách Tố Cộng - Diệt Cộng”. Lập bảng số nhà, ghi ký hiệu phân loại dân:

Loại A: là loại hoàn toàn theo chế độ Ngô Đình Diệm, bảng số nhà vẽ vòng tròn trắng.

Loại B: là có quan hệ ít nhiều với cách mạng, bảng số nhà vẽ hình tròn nửa trắng, nửa đen.

Loại C: là gia đình theo cách mạng, bảng số nhà vẽ hình tròn đen. Như vậy, chỉ đi ngang nhìn bảng số nhà là biết chủ nhà thuộc loại nào. Địch chủ trương “Đoàn ngũ hóa nhân dân” chúng bắt buộc người dân từ 18-35 tuổi vào tổ chức bán vũ trang như vào “bảo vệ hương thôn”.

Đối với thanh niên chúng buộc vào tổ chức “Thanh niên Cộng hòa”, “Thanh niên chiến đấu” cho tập tành quân sự, trang bị gậy gộc, trống mõ, đèn đuốc ngày đêm canh gác, phát hiện Việt cộng hoặc người lạ thì phải nổi trống mõ báo động tổ chức rượt đuổi. Chúng đề ra “ai cho Việt cộng ăn ở, ai tiếp tế cho Việt cộng, ai thấy Việt cộng mà không báo đều bị xử lý như Việt cộng”.

Với phụ nữ chúng tổ chức ra “Phụ nữ liên đới”, vận động chị em tuân theo và phụng sự “Quốc gia” để lọc ra những phần tử theo chúng và trừng trị những ai chống lại chúng. Ngày 8/01/1955, Ngô Đình Diệm ban hành sắc lệnh số 2 (chỉ dụ 2) bắt nông dân phải làm khế ước nộp tô cho địa chủ. Chỉ dụ này địch ban ra nhằm hai mục đích là khôi phục lại thế lực của bọn địa

chủ ở nông thôn vừa bị cách mạng thủ tiêu trong kháng chiến chống Pháp, và tước đoạt thành quả ruộng đất mà nông dân vừa giành được trong kháng chiến chống Pháp.

Lợi dụng sơ hở của địch, ta đã đưa nhiều cốt cán vào nắm các tổ chức của địch, đồng thời lập ra các tổ chức công khai như: “Nghiệp đoàn thợ bạc”, “Nghiệp đoàn xe lôi - xe đẩy”, “Nghiệp đoàn phu khuân vác”, “Nghiệp đoàn giáo chức”…Để biểu dương lực lượng, ta tổ chức, huy động mười hai ngàn người dự mít tinh nhân ngày Quốc tế lao động 1/5/1955 ngay tại trung tâm Tỉnh lỵ. Đúng 8 giờ sáng, cờ, băng biểu ngữ được giương lên, nhân dân từ bốn hướng đỗ về sân lễ (sân Bạch Đằng - Công viên xanh của thành phố Sóc Trăng nay). Người ta nhìn thấy nét mặt ai cũng rạng rỡ với những dòng biểu ngữ “Đề nghị Chính phủ Ngô Đình Diệm thực hiện hiệp thương thống nhất nước nhà”, “chúng tôi cần hòa bình và cơm áo”…Đồng chí Năm Chu bước lên lễ đài đọc diễn văn rất hùng hồn. Dưới sân lễ lâu lâu đồng bào lại hô vang “Hòa bình muôn năm” ! “Thống nhất nước nhà muôn năm” ! Tạo thành không khí rực lửa của quần chúng. Tối 1/5 Ban Tổ chức còn đưa bộ phận tuyên truyền về trường Quốc Quang (Bải Xàu) biểu diễn vỡ kịch “Chết vì tiền” - đề cao cảnh giác, không mắc mưu kẻ thù. Kịch viết khéo, địch xem mà không bắt bẻ được. Thừa thắng, giới giáo viên và học sinh còn tổ chức một buổi diễn thuyết do Bác sĩ Thuấn ở Cần Thơ xuống đăng đàn nói ở rạp Nguyễn Văn Kiển, có hàng ngàn người tới dự, nghe loa phóng thanh trước cửa rạp, ai nấy trào dâng lòng ái quốc. Bọn cảnh sát địch có kéo đến nghe mà không đứa nào giám cấm đoán gì. Tháng 6/1955, trong lúc đồng bào Khmer nội, ngoại ô Thị xã kéo vào Trường Xà-Ma-Cum đòi nhà cầm quyền không được bãi bỏ dạy học chữ Khmer, tẩy chay Ban Miên vụ của địch. Lúc đó ở ấp Cỏ Thum xã Ninh Thạnh Lợi (Hồng Dân) ta long trọng mở “Đại hội Sư sãi Khmer” nhằm tập hợp bà con Khmer và sư sãi hướng về Tổ quốc, chống địch bắt lính.

Ta còn lãnh đạo nhân dân cương quyết không để địa chủ trở lại tác yêu, tác quái với nhân dân. Mặt khác ta dùng thơ tay gởi cho địa chủ hoặc gặp trực tiếp giáo dục địa chủ phải chấp hành chính sách ruộng đất của cách mạng. Bằng việc làm ấy, ta đã vô hiệu hóa chỉ dụ số 2 của Ngô Đình Diệm. Bọn địa chủ không thu được tô của nông dân. Còn nông dân nhận thức thêm về sứ mệnh của họ trước tình hình mới. Ở thành thị, từ giữa năm 1955 đồng bào cũng không chịu nổi với chính sách của Ngô Đình Diệm, bà con đã đồng lòng đấu tranh chống địch đuổi nhà, dời chỗ của họ, không để chúng yên ổn (1).

46

Từ sau ngày truất phế Bảo Đại lên ngồi vào ghế Tổng thống (23/10/1955) Ngô Đình Diệm vừa thực hành khôi phục vị thế của bọn địa chủ ở nông thôn vừa tập trung tiêu diệt các đội quân Tôn giáo của Pháp dựng ra (Bình Xuyên, Cao đài Tây Ninh, Hòa Hảo) nhằm thống nhất quân đội, quy phục chế độ Ngô Đình Diệm. Ở đồng bằng sông Cửu Long, trung đoàn Lê Quang Vinh (quân Hòa Hảo) bị quân đội của Diệm (Quân đội Quốc gia) tấn công phải bỏ căn cứ An Giang chạy xuống chiếm vùng U Minh làm căn cứ. Lợi dụng cơ hội này, Liên Tỉnh ủy đã tổ chức đưa người của ta vào tổ chức của Lê Quang Vinh nhằm hạn chế tác hại đến dân(1). Lấy danh nghĩa “giáo phái” để ta có được lực lượng vũ trang công khai. Người của ta sống trong “bộ đội giáo phái” sẽ hạn chế sự quá khích của lính “giáo phái” làm hại đồng bào. Đồng thời dùng lực lượng này để diệt bọn gian ác. Người của ta đã cùng lực lượng Hòa Hảo lập ra “Liên quân chống Mỹ- Diệm”. Ta động viên, khích lệ lính Hòa Hảo chỉa mũi nhọn đánh Mỹ-Diệm và không nên cướp của đối với thường dân nơi đóng quân (Phước Long - Giá Rai). Tiêu biểu là trận đánh ở Cây Bàng xã Vĩnh Hưng huyện Phước Long “Liên quân đã diệt tiểu đoàn 518 (chủ lực Ngụy) tước vũ khí. Đòn đánh này đã làm cho quân đội của Diệm bạt vía, kinh hồn. Thanh thế của “liên quân” vang dội vùng Nam Sông Hậu.

Tháng 3/1956, Ngô Đình Diệm phát động nhân dân Miền Nam bầu cử Quốc hội gọi là chế độ Việt Nam Cộng hòa. Vậy là Diệm công khai tổ chức ra Nhà nước do Mỹ đỡ đầu. Nói cách khác là Mỹ-Diệm quyết tâm biến Miền Nam thành một quốc gia thuộc Mỹ, chống lại nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do Đảng và Bác Hồ lãnh đạo (có từ ngày 02/9/1945 đến nay).

Trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, Tỉnh ủy chỉ thị cho các Huyện ủy, Chi bộ ở các địa phương kiên quyết tẩy chay cuộc bầu cử dưới nhiều hình thức rất phong phú. Được nhân dân đồng tình ủng hộ, các đồng chí đảng viên bí mật, công khai hoặc bán công khai tổ chức đồng bào không đi bầu cử. Bọn Ngụy quân, Ngụy quyền từ tỉnh xuống quận xã tập trung dân chúng cho học tập “chính sách Cụ Ngô”. Chúng cho loa phóng thanh ra rả đêm ngày kêu gọi nhân dân đi bầu cử Quốc hội . Nhưng nhân dân bị ép đi nghe cho có lệ.

(1). Đội quân Hòa hảo đã gây ra nhiều vụ cướp bóc tài sản nhân dân và hảm hiếp phụ nữ vùng Giá Rai - Phước Long.

Đúng ngày bầu cử (4/3/1956) cơ sở ta ở các địa điểm bỏ phiếu đã gây tiếng nổ làm động lực, tạo cớ cho nhân dân “sợ” không đi bầu (1)

Ngày 20/7/1956, Ngô Đình Diệm tuyên bố “không thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, không có Hiệp thương tổng tuyển cử”. Láo xược hơn, Diệm nói: “Biên giới Hoa Kỳ kéo dài tới vĩ tuyến 17, “Sẽ lấp sông Bến Hải để Bắc tiến” ! Được Mỹ đỡ đầu, chính quyền Ngô Đình Diệm từ chỗ lừa mị nhân dân để ngồi yên vị vào cái chính thể “Dân chủ” trá hình. Đến đây nó đã bộc lộ nguyên hình là một chính thể độc tài, phát xít và cực kỳ tàn bạo, gian quyệt. Để giữ vững cái chính thể ấy, Ngô Đình Diệm cùng lúc thực thi hai chính sách lớn: Với khu vực thành thị: Diệm thi hành chính sách “Đả thực, bài phong”. Với chiêu bài đó, thực chất là Ngô Đình Diệm tạo điều kiện cho tư sản mại bản phát triển, kiềm tỏa và tiêu diệt hết mọi tàn dư thân Pháp trong mọi tầng lớp thị dân. Với khu vực nông thôn: Diệm biết chắc là nông dân đã theo cách mạng từ 9 năm chống Pháp. Đảng đã đem lại quyền lợi thiết thực cho nông dân là ruộng đất. Do đó Diệm đã dùng chính sách “Cải cách điền địa” tức là tước lại ruộng đất của nông dân vừa được cách mạng đem lại cho họ. Đồng thời tạo cho địa chủ quay lại thu tô của nông dân (bằng chỉ dụ số 2 - lập khế ước ruộng đất). Tiếp đó là chỉ dụ 57 với cái gọi là “Hữu sản hóa nông dân”, thực chất là mở rộng đường cho địa chủ quay về chiếm lại ruộng đất, biến bọn địa chủ thành tay sai cho chính quyền Ngô Đình Diệm. Ở nông thôn, như ở huyện Châu Thành bọn địa chủ đã trở lại làm mưa làm gió như: Cai tổng Xài, Bộ Én (xã Phú Tâm), Hà Văn Huy (xã Hồ Đắc kiện), Cai tổng Vé, Cai tổng Sang (xã Phú Mỹ), ở huyện Vĩnh Lợi có Cai tổng Tài (xã Vĩnh Hưng) vợ xã Long (xã Ninh Quới), huyện Thạnh Trị có Năm Tiếu...Cùng với những hoạt động ấy, chính quyền Ngô Đình Diệm còn tổ chức ra ở các địa phương những tên tay sai gian ác vào cái gọi là “Đoàn công dân vụ” hay “Đoàn cán bộ canh nông” tỏa về những vùng nông thôn trước đây là vùng tự do của ta để rúng ép nông dân. Ai chống lại

Một phần của tài liệu quantri1_Lich su hinh thanh HND (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w