Nông dân và Hội Nông dân Hậu Giang quán triệt đường lối đổi mới của Đảng, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu Hộ

Một phần của tài liệu quantri1_Lich su hinh thanh HND (Trang 96 - 98)

đổi mới của Đảng, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu Hội Nông dân lần thứ III nhiệm kỳ (1987-1992):

Thực tiễn những năm qua đã khẳng định quan điểm của Đảng về đổi mới cách nhìn nhận đánh giá đúng mức sự phát triển Nông nghiệp – Nông thôn và Nông dân mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (3/1982) đặt ra là đúng đắn. Suốt quá trình triển khai tư tưởng chỉ đạo đó, Đảng đã từng bước đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp và xác định: Nông - Lâm - Ngư nghiệp là mũi nhọn phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.

Tháng 12/1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI quyết định “đẩy mạnh phát triển nông nghiệp trên cơ sở đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp

theo hướng sản xuất lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp kết hợp chăn nuôi, nhằm cung cấp nguyên liệu cho phát triển công nghiệp, chế biến nông sản, thực phẩm” (1) Đây là liều thuốc hồi sinh, quần chúng tin Đảng, tin vào cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn. “Trong nông nghiệp, giải quyết đúng đắn quan hệ giữa kinh tế quốc doanh với HTX, cải tiến cơ chế quản lý HTX, hoàn thiện phương thức khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động. Từng bước xây dựng quan hệ sản xuất mới, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật gắn với xây dựng nông thôn mới”.

Thực hiện Chỉ thị 08 của Hội đồng bộ trưởng là từng bước đổi mới về cơ cấu kinh tế, thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, xóa bỏ cơ chế hành chính tập trung, quan liêu bao cấp, đổi mới vai trò quản lý và điều hành của Nhà nước về kinh tế -xã hội, đổi mới chính sách và hoạt động kinh tế đối ngoại, mở cửa thu hút đầu tư.

“Phấn đấu đến năm 1990, sản xuất đạt 22-23 triệu tấn lương thực. Đảng xác định đồng bằng sông Cửu Long là trọng điểm phát triển lúa hàng hóa lớn nhất cả nước, đồng bằng sông Hồng là trọng điểm phát triển lúa bảo đảm an ninh lương thực cho miền Bắc. Phải hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất đai, làm tốt khâu quản lý ruộng đất”. (2)

Trước đó (từ 21-24/10/1986) Đại hội Tỉnh Đảng bộ Hậu Giang lần thứ IV cũng xác định. “Hậu Giang là địa bàn rộng lớn với tiềm năng, thế mạnh là sản xuất nông nghiệp toàn diện, gắn kết nông - lâm - ngư nghiệp tạo nên mũi nhọn phát triển kinh tế của tỉnh”. Tỉnh coi Nông thôn - Nông nghiệp - Nông dân là đối tượng phải được khơi dậy tiềm năng theo hướng phát triển nông - lâm - ngư kết hợp với xây dựng nông thôn mới, con người mới.

Ngày 24/3/1987, Ban Bí thư Trung ương họp và ra Chỉ thị 05-CT/TW Bản chỉ thị nêu “cần xây dựng Hội liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam vững mạnh, có hệ thống từ trung ương xuống cơ sở. Hội là một tổ chức chính trị - xã hội của nông dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hội có nhiệm vụ chủ yếu là tập hợp đoàn kết, giáo dục nông dân nâng cao ý thức và năng lực làm chủ tập thể XHCN. Thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ở nông thôn”. (3)

Đây là một sự xác nhận của Đảng ta nói chung và là lần đầu tiên giai cấp nông dân Việt Nam có một tổ chức độc lập, thống nhất chỉ đạo từ trung ương xuống tận cơ sở. Chỉ thị 05-CT/TW ra đời là kết quả của sự nhìn nhận, tiếp thu những ý kiến tâm huyết của cán bộ các cấp trong một thời gian dài đã đóng góp với Trung ương Đảng, là kết quả của sự nhận thức ngày càng đúng đắn về vị trí, vai trò và sự cần thiết của tổ chức “Hội Nông dân tập thể” trong thực tiễn cách mạng của Đảng ta”. (4)

(1) (2) (3) (4). Trích trang 489 “Lịch sử nông dân và Hội Nông dân Việt Nam 1930-1975” NXB Chính trị quốc gia năm 1998

Đại hội Đại biểu Hội liên hiệp Nông dân tập thể tỉnh Hậu Giang lần thứ III (12&13/8/1987). Đại hội gồm 312 đại biểu chính thức, đại diện cho trên 500.000 hội viên và gần 1 triệu nông dân Hậu Giang về dự Đại hội. Đại hội đã bầu ra BCH gồm 33 đ/c, đ/c Trần Thị Hường (Bảy Tiến) tái cử đắc cử chức Chủ tịch và 03 đ/c phó chủ tịch là Nguyễn Hồng Ân, Trần Tấn Thịnh, Dương Vĩnh Hùng. Đại hội Nông dân tập thể tỉnh Hậu Giang lần thứ III diễn ra rất sôi nổi, nhiều vấn đề mới về nông dân - nông nghiệp - nông thôn tỉnh Hậu Giang được đưa ra thảo luận rất quyết liệt như: Vấn đề tập thể hóa nông nghiệp đứng trước bức xúc về thực hiện chỉ thị 100 về khoán sản phẩm đến người lao động còn nhiều bất cập. Người nhận khoán chỉ thực sự làm chủ 3 khâu, còn 5 khâu vẫn do HTX điều hành là không ổn (1) (nông dân thật sự làm chủ về diện tích chăm sóc và thu hoạch). Phương thức phân phối vẫn lấy công điểm làm tiêu chuẩn cũng tỏ ra không thích hợp. Nó dẫn đến hiện tượng “xin cho” công điểm của Ban chủ nhiệm HTX với xã viên. Từ đó phát sinh tiêu cực (tham ô, lợi dụng chức quyền…) làm nông dân mất lòng tin vào HTX.

Từ sau đổi tiền (9/1985) thì Nhà nước thực hiện cải cách giá-lương-tiền vội vàng, làm cho nền kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng bị khủng hoảng (2). Thực tế ở Hậu Giang, một ít nông dân bỏ ruộng đi buôn đường dài (sang Campuchia - ra Bắc…) khiến tình trạng sản xuất bị ảnh hưởng. Ở nông thôn xuất hiện nhiều nơi kiểu kinh doanh “chụp dựt”, nạn “bể hụi” diễn ra khắp nơi… Đứng trước tình hình ấy, vận dụng 5 mục tiêu kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Tỉnh Đảng bộ Hậu Giang đã đặt ra (24/10/1986), đại hội Hội liên hiệp Nông dân tập thể tỉnh đã đưa vào “Nghị quyết công tác Hội” là: Nắm vững quy hoạch về kế hoạch của địa phương, vận động nông dân áp dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp (từ khâu làm đất, làm thủy lợi, chủ yếu là thủy lợi nội đồng khép kín phục vụ tưới tiêu), chọn giống mới (cả lúa và màu) có năng suất cao, kỹ thuật chăm bón theo lịch thời vụ. Khuyến khích nông dân phát triển kinh tế hộ gia đình theo mô hình VAC và VACR. Hội cần tiến cử những người có nhiệt tình, có trình độ văn hóa tham gia vào công tác quản lý tập đoàn sản xuất, HTX. Hội cần quan tâm thúc đẩy sự phát triển kinh doanh tổng hợp theo mô hình công - nông - thương - tín - dịch vụ - xuất khẩu, gắn với mô hình kinh tế hộ và kinh tế tập thể. Từ đó phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Tham gia Quản lý tốt đất đai và lao động để góp phần quản lý thị trường “tại gốc” và “tại ngọn” để làm chủ mặt lưu thông phân phối. Phát hiện bọn buôn bán “chụp dựt”, dẹp nạn “cho vay nặng lãi”, “hụi hè”…vận động nông dân gửi tiền tiết kiệm. Xây dựng nông thôn mới bằng chính sách “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, các công trình chính là: “điện, đường, trường, trạm”. Trên cơ sở đó, Hội vận động nông dân xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, người nông dân tiến bộ.

104

(1). HTX đặt ra 8 khâu trong quản lý, điều hành là:

- Diện tích canh tác - Vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc BVTV)- Vở đất, cày bừa làm đất - Sản lượng thu hoạch

Một phần của tài liệu quantri1_Lich su hinh thanh HND (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w