Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên và nông dân trong tỉnh Củng cố bộ máy hoạt động của Hội từ tỉnh xuống huyện xã ấp (HTX, TĐSX).

Một phần của tài liệu quantri1_Lich su hinh thanh HND (Trang 93 - 96)

- Củng cố bộ máy hoạt động của Hội từ tỉnh xuống huyện - xã - ấp (HTX, TĐSX).

(2). “3 lợi ích” là lợi ích Nhà nước, lợi ích tập thể và lợi ích của người lao động (sau này gọi là lợi ích “cá nhân”).

Từ đó, đ/c Sáu Hậu nhấn mạnh:“Tỉnh Hậu Giang là tỉnh cơ cấu kinh tế Công - nông nghiệp. Trong đó sản xuất lương thực là mặt trận hàng đầu trong giai đoạn hiện nay. Vai trò của nông dân mà nòng cốt là Hội liên hiệp nông dân tập thể là rất quan trọng cho sự nghiệp chung của tỉnh ta. Vì vậy, Hội phải thấy hết vị trí, vai trò và trách nhiệm to lớn của mình trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Trước hết là thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ trong cải tạo nông nghiệp. Chỗ dựa vững chắc là khối đoàn kết của nông dân lao động, đó là lực lượng cách mạng to lớn đi theo Đảng hoàn thành “cách mạng giải phóng dân tộc”, nay tiếp tục làm “cách mạng XHCN”. N

Nông dân là người bạn đồng minh lâu dài của giai cấp công nhân. Cần xây dựng và củng cố khối công nông liên minh vững chắc. Công - Nông là đội quân chủ lực của cách mạng đã và đang làm nên thành công trong cách mạng XHCN.

* Về cải tạo nông nghiệp: Hoàn thành việc trang trải ruộng đất cho nông dân thiếu đất và không có đất là 76.754 hộ với 361.686 khẩu với 63.169 ha. Xây dựng được 7.436 tập đoàn sản xuất, 285 liên doanh tập đoàn và 43 HTX nông nghiệp, đưa tổng số ruộng đất vào tập thể hóa chiếm 92,61% diện tích đất canh tác lúa và 88,62% số hộ nông dân vào làm ăn tập thể. Phong trào làm ăn tập thể đã xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến, trong số đó có 02 HTX nông nghiệp được tặng danh hiệu Anh hùng lao động là HTX Khuân Tang (Long Phú) và HTX 19/5 (Kế Sách). Cùng với cải tạo nông nghiệp, Hội liên hiệp nông dân tập thể các xã của 14 đơn vị huyện, thị, thành đã tích cực tham gia cải tạo Công - Thương nghiệp và quản lý thị trường. Mở rộng mặt trận lưu thông phân phối ở nông thôn, cả tỉnh đã xây dựng được 225 HTX mua bán ở xã, phường; 3.693 cửa hàng bán lẻ ở ấp, tổ sản xuất và ở trong tập đoàn sản xuất và HTX nông nghiệp với tổng số vốn trên 67 triệu đồng. (1) Đồng thời nông dân toàn tỉnh còn tham gia xây dựng được 221 HTX tín dụng ở xã, phường; 40 tổ tín dụng ở ấp, 87 tổ tín dụng ở các tập đoàn sản xuất, với số vốn lên đến 43.500.000 đồng. (2) Tuy nhiên trong công tác lãnh đạo, quản lý còn biểu hiện nhiều thiếu sót, nhất là bệnh chạy theo số lượng, thành tích. Còn nhiều HTX và tập đoàn sản xuất yếu kém, nhất là thực hiện khoán còn nhiều bất cập, nhiều tập đoàn sản xuất chưa xây dựng tốt phương án kinh tế - đời sống, mức khoán cao không ổn định, địa phương còn đặt ra nhiều khoản phí và quỹ nhưng không báo xuất yếu kém, nhất là thực hiện khoán còn nhiều bất cập, nhiều tập đoàn sản ổn

100

(1) (2) Giá trị đồng bạc lúc ngày quy ra vàng khoảng 200 đ / chỉ thì 67.000.000 đ = 2.300 lượng, 43.500.000 đ = 2.100 lượng.

định, địa phương còn đặt ra nhiều khoản phí và quỹ nhưng không báo cáo lên trên. Còn một số cán bộ tham ô vật tư nông nghiệp (phân bón, xăng dầu, thuốc trừ sâu) làm cho dư luận nông dân xôn xao, bất an.

Phong trào làm nghĩa vụ với Nhà nước: Hội coi trọng vận động, giáo

dục nông dân tự giác thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước ở cả 3 lĩnh vực: lương thực - thực phẩm, làm nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc và nghĩa vụ lao động.

Nghĩa vụ lương thực: Nông dân Hậu Giang 3 năm liền đóng góp

nghĩa vụ lương thực với Nhà nước vượt chỉ tiêu trên giao. Thời kỳ 1984- 1986 là 1.302.762 tấn so với thời kỳ 1981-1983 tăng 486.532 tấn. Trên lĩnh vực bán hàng hai chiều thì Hội đã vận động nông dân bán 47.626 tấn heo, 5.240 tấn trâu bò, 4.346 tấn gà vịt, 10.338 tấn cá nước ngọt, 93.607.926 quả trứng vịt, 138.565 tấn rau-củ-quả, 7.664 tấn đậu nành (số liệu chung cả 4 năm 1984-1985-1986-1987) vượt chỉ tiêu hàng năm khoảng 5-10%.

Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc: Hội thường xuyên vận động nông dân phát

huy truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng tiến công, đập tan “kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch”. Theo dõi, phát hiện cho Công an nhiều hành vi của bọn phản động ẩn nấp ở vùng tôn giáo, dân tộc (1). Phá nhiều vụ án câu móc vượt biên (bờ biển Long Phú, Vĩnh Châu), giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Đồng thời vận động bà con nông dân hăng hái cho con em lên đường thi hành luật nghĩa vụ quân sự (2) đạt và vượt chỉ tiêu trên giao. Nông dân từ 18 tuổi đến 45 tuổi, ngoài thi hành tốt nghĩa vụ quân sự với Nhà nước, còn tham gia vào các lực lượng Công an, Dân quân tự vệ địa phương đạt 10% (theo chỉ tiêu Nghị quyết quân sự địa phương).

Nghĩa vụ lao động: Hội đã vận động nông dân chấp hành nghĩa vụ lao

động (theo quy định của Nhà nước) (3) vào những công trình công ích ở nông thôn như: đào đắp đường giao thông nông thôn, bờ vùng, bờ thửa, đê bao ngăn mặn, làm thủy lợi vừa và nhỏ - thủy lợi nội đồng, xây dựng trường học, trạm y tế, nhà bảo sanh, nhà văn hóa…Tính ra từ năm 1984-1987, nông dân cả tỉnh đã đóng góp 10 triệu ngày công đào đắp trên 28 triệu m3 đất (bờ vùng, đê, đường giao thông ấp, xã và đào kênh mương phục vụ tưới tiêu cho trên 100.000 ha đất sản xuất phục vụ hè thu và lúa cao sản). Đồng thời, nông dân tỉnh nhà còn tham gia mua công trái, gởi tiền tiết kiệm đạt 10 triệu đồng và góp trên 5.000 tấn lúa.

101

(1). Vĩnh Châu: phát hiện và bắt 15 tên “Đảng phục quốc”.

TXST: phát hiện và bắt 3 vụ án “Đảng khăn trắng”, “Đảng phục hưng” (21 tên).

(2). Luật NVQS được ban hành 16/5/1984.

Từ năm 1984-1986, năm nào Hậu Giang cũng đưa quân vượt chỉ tiêu từ 5-10%.

(3). Theo quy định của Nhà nước: Mỗi công dân từ 18-45 tuổi mỗi năm phải có nghĩa vụ lao động XHCN 15 ngày.

Ngoài làm tốt nghĩa vụ của mình, nông dân tỉnh Hậu Giang được Hội liên hiệp nông dân tập thể hướng dẫn làm kế hoạch cân đối thu-chi gia đình được 25.771 hộ. Tiêu biểu ở khu vực Sóc Trăng là huyện Long Phú, Kế Sách. Đặc biệt, Hội còn vận động những địa phương đông dân cư mà ít ruộng đất để dân tự nguyện đi xây dựng khu kinh tế mới (tức là đưa nông dân không có đất đi khai hoang lập ra những tập đoàn sản xuất mới), khu vực Sóc Trăng tiêu biểu nhất là xã Châu Hưng huyện Thạnh Trị (nơi chỉ đạo thí điểm của tỉnh) đã đưa 420 hộ tới nơi ở mới được cấp đất, hướng dẫn bà con sản xuất kinh tế hộ gia đình đạt hiệu quả. Đây là một thành tích đáng ghi nhận của phong trào nông dân vùng Sóc Trăng thời kỳ 1984-1987. Nhờ Hội làm tốt khâu vận động, giáo dục ý thức tập thể cho nông dân, nên đại bộ phận bà con nông dân hăng hái lao động sản xuất và xây dựng đời sống ngày một cải thiện. Cả tỉnh bình chọn được 80.000 hộ đạt danh hiệu “gia đình văn hóa mới”, riêng xã Hậu Thạnh (Long Phú) 100% số hộ đều đạt danh hiệu vẻ vang này.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích về phong trào đổi mới ở nông thôn, nông nghiệp và người nông dân. Tỉnh Hậu Giang vẫn ẩn chứa nhiều tiêu cực trong điều hành, quản lý kinh tế - xã hội như: cán bộ địa phương có lúc, có nơi còn hống hách, cửa quyền, mệnh lệnh; thậm chí có cán bộ biểu hiện tham ô, lãng phí, xa cách quần chúng. Trong chính sách của cán bộ vẫn còn nhiều bất cập nhất là từ sau tháng 9/1985 (cải cách giá - lương - tiền) của Nhà nước còn mang tính chủ quan, duy ý chí. Do đó tình hình kinh tế - xã hội tuy có phát triển song chưa vững chắc, còn tiềm ẩn nhiều bất cập cần sớm khắc phục, thậm chí nó còn làm sâu sắc thêm tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu quantri1_Lich su hinh thanh HND (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w