Tạo thế, tạo lực và tổ chức chiến đấu (mũi quân sự mũi chính trị mũi binh vận) Đồng loạt nổi lên tấn công địch giành quyềnlàm chủ Sẵn sàng đánh quân can viện.

Một phần của tài liệu quantri1_Lich su hinh thanh HND (Trang 46 - 64)

Có thể nói nếu năm 1959 là thời điểm Mỹ-Diệm dồn Đảng và dân ta đến chân tường thì năm 1960 ta đã bật dậy tiêu diệt lại chúng, giành quyền làm chủ ở hầu hết vùng nông thôn trong tỉnh. Thế của cách mạng đã được vươn cao bằng chính sự ra mắt của “Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam” (20/12/1960). Một kiểu chính quyền nhân dân đầy sáng tạo do Đảng ta lập ra. Từ đây cuộc cách mạng ở Miền Nam nói chung và tỉnh nhà nói riêng đã bước sang giai đoạn mới hết sức hào hùng.

Sau Đồng khởi (14/9/1960) ở nông thôn Sóc Trăng (là vùng căn cứ chống Pháp rộng lớn trước 1954) đã hoàn toàn được giải phóng trở lại, tạo thế liên hoàn xã liền xã; huyện liền huyện. Đồng bào vùng giải phóng vô cùng hân hoan phấn khởi và bắt tay ngay vào xây dựng quê hương.

Ở các xã vừa giải phóng, nông dân tích cực khôi phục sản xuất. Số ruộng đất bị địch vừa cướp giật, ta phân phối trở lại nguyên canh cho bà con nông dân. Những cơ sở vật chất của ta bị địch phá, được bà con tu sửa lại và đưa ngay vào hoạt động như: trường học, nhà bảo sanh, trạm y tế…nhiều xã phát triển phong trào văn nghệ, thành lập được các đội ca múa nhạc. Mạnh nhất là xã Gia Hòa, thanh niên nam-nữ lập ra đội “Chuông vàng”. Đội đã lao ngay vào tập những tiết mục mới, phục vụ bà con nông dân và đến cả những xã lân cận biểu diễn.

Có thể nói vùng giải phóng ở Tỉnh nhà đã sống dậy phong trào cách mạng hồ hởi như thời kỳ 9 năm chống Pháp. Các ban ngành được củng cố từ Tỉnh xuống tới Huyện, xã để tiếp tục phát huy vai trò vận động nhân dân đấu tranh trong giai đoạn mới.

Tỉnh ủy chủ trương hướng các hoạt động yêu nước của nhân dân vào ba mũi tiến công chiến lược.

Đối với mũi tấn công Chính trị:

Tỉnh uỷ xác lập hai thị xã (Sóc Trăng và Bạc Liệu) là hai căn cứ xào huyệt lớn của địch ở Tỉnh Sóc Trăng và coi đây là tuyến đầu trong mũi đấu tranh chính trị. Do vậy Tỉnh tăng cừơng cán bộ cấp Tỉnh về hai thị xã phối hợp với nông dân ở các huyện kéo vào đấu tranh đòi chính quyền không cho lính vào càn quét, bắn phá xóm làng, không được khủng bố, bắt lính. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh ngày 20/02/1961 do nông dân các huyện Long Phú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Châu Thành kéo vào Thị xã đưa đơn “Kiến nghị đuổi Mỹ ra khỏi Miền Nam”. Đòi “Bãi bỏ chính phủ Ngô Đình Diệm”, “Đòi dân sinh, dân chủ”…cuộc đấu tranh này có hàng ngàn người (phần lớn là phụ nữ) nông thôn mang khẩu hiệu và cờ Mặt trận giải phóng giương cao phất phới. buộc chúng phải dùng vòi rồng ngăn cản. nhưng các chị vẫn xông lên buộc tên Tỉnh trưởng Hoàng Mạnh Thường không còn cách nào khác là nhận đơn của đồng bào và xuống lệnh cho binh sĩ không được chống lại bà con. Cuộc biểu tình kết thúc vào xế chiều. Tuy mệt mỏi, song nông dân

được đồng bào nội ô tiếp sức, người mang nước ngọt, nước chanh đường, kẻ mang bánh bao, bánh mì, trái cây tới bồi dưỡng. Hành động đó không chỉ là biểu hiện tình cảm mà hơn thế, nó còn biểu hiện tinh thần đoàn kết nông thôn - thành thị chắc sẽ tiếp tục phát huy trên bước đường đấu tranh chống Mỹ xâm lược ngay tại quê hương Sóc Trăng thân yêu. Tương tự như ở Thị xã Sóc Trăng, tại Thị xã Bạc Liêu cũng liên tục nổ ra những cuộc đấu tranh quy mô từ một ngàn đến năm ngàn người, với nhà đương cục (Mỹ-Ngụy). Nông dân từ các huyện: Giá Rai, Hồng Dân, Vĩnh Lợi và Thạnh Trị cờ băng khẩu hiệu giương cao kéo vào nội ô hô vang “Đế quốc Mỹ cút khỏi Miền Nam”, “Đả đảo Ngô Đình Diệm”…địch cũng đàn áp, bắt bớ nhân dân, song sức mạnh của lòng yêu nước và chí quật cường của đồng bào đã làm cho chính quyền địch phải khuất phục. Cũng tại thị xã Sóc Trăng tháng 12/1961 lại diễn ra cuộc đấu tranh của trên ba ngàn chị em thuộc các huyện: Thạnh Trị, Châu Thành, Mỹ Xuyên, Long Phú với khẩu hiệu “chống càn quét gom dân”, “chống bắt lính, bắt xâu”, “chống vơ vét cướp giựt”. Bọn địch cho cảnh sát ra ngăn chặn, dùng dùi cui đánh đập, chị em đánh trả, nhiều chị bị bắt, số còn lại xông lên đòi thả hết những người bị bắt. Trước khí thế rực lửa căm thù, quyết liệt đấu tranh, buộc chính quyền Ngụy thả người bị bắt và chấp nhận đơn của đoàn biểu tình. Đặc biệt là phong trào đấu tranh dài hơi của đồng bào Khmer ấp Trà Tim không cho địch mở rộng sân bay Sóc Trăng càng chứng minh “Mũi đấu tranh chính trị” của ta rất lợi hại

Những cuộc đấu tranh chính trị như vậy đã gây uy tín cách mạng trong lòng nhân dân vùng địch chiếm đóng. Những cuộc đấu tranh ấy xuất hiện giữa ban ngày, ngay ở trung tâm chính trị - quân sự lớn của địch chứng tỏ khả năng tổ chức, lãnh đạo của cán bộ trên mũi chính trị của ta là cụ thể, sâu sát, hợp lòng dân.. Điều này được giới báo chí công khai ở Sài Gòn phản ánh ngay những ngày sau đó rằng: “những cuộc biểu tình của hàng ngàn người dân Thị xã Sóc Trăng - Bạc Liêu đòi Mỹ rút khỏi Miền Nam, đòi dẹp bỏ chế độ phát xít Ngô Đình Diệm chứng tỏ rằng chính quyền các địa phương ở Miền Nam là chính quyền bù nhìn, quan chức cấp địa phương là những tên “vá áo túi cơm”.

Đối với mũi tấn công Binh vận:

Đây là một hình thức tấn công địch ngay từ hàng ngũ của địch mà ta đã thành công trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954), đến nay công tác “Địch ngụy vận” thời chống Pháp được nâng lên một bước mới cao hơn và gọi hình thức này là “Mũi tấn công Binh vận” làm cho binh lính, sĩ quan Ngụy dần dần nhận ra đâu là chiến đấu chính nghĩa, đâu là chiến đấu phi nghĩa. Từ đó, nếu được cơ sở ta giác ngộ, họ sẽ quay sang hàng ngũ cách mạng làm binh biến, phản chiến về với nhân dân. Thời kỳ những tháng sau 54

Đồng khởi, nhiều binh sỹ Ngụy đã mang súng về với nhân dân, có người còn tình nguyện cầm súng Mỹ đứng vào lực lượng vũ trang cách mạng đánh lại Quân đội “Quốc gia”.

Để khuyếch trương thanh thế cách mạng chào mừng sự ra đời 2 đơn vị mới là huyện Vĩnh Châu và Mỹ Xuyên (1), Tỉnh chỉ đạo 2 đơn vị vũ trang (Đại đội Phú Lợi và Đại đội 96 Khu Tây Nam bộ) hoạt động mạnh trên tuyến Vĩnh Phú - Ngang Dừa.

Chỉ trong tháng 02/1961, lực lượng vũ trang Tỉnh và Khu đã tập kích tấn công Đồn Ngã Tư Vĩnh Phú, diệt Tổng đoàn dân vệ tại Ngã Tư Đầu Sấu, diệt đồn Vàm sáng sông Trèm Trẹm, cùng phát động nông dân các xã Ninh Quới, Vĩnh Hưng, Lộc Ninh, Vĩnh Lộc diệt ác ôn giành quyền làm chủ suốt một dải dài 20km phía Nam Tỉnh Sóc Trăng (từ Kinh Xáng Vĩnh Phú đi Ngang Dừa). Những ngày sau đó, đơn vị cùng hàng trăm quần chúng dùng xuồng ghe kéo cờ Mặt trận, giương biểu ngữ, đánh trống mõ biểu dương lực lượng ngay ban ngày trên sông Phụng Hiệp (đoạn từ chợ Ngã Năm đến Ngã Tư Vĩnh Phú) bọn Tề - Ngụy đứa nào còn sống sót đều bỏ chạy về Thị xã. Thừa cơ hội đó, lực lượng du kích huyện Thạnh Trị đã tấn công bọn địch vào giải tỏa tuyến hương lộ 16, diệt hơn chục tên địch (trong đó có tên Quản Xi gian ác). Du kích xã Hồ Đắc Kiện (Châu Thành) tập kích bọn “Thanh niên chiến đấu” trên tuyến lộ Trà Canh ta diệt 02 tên, bắt sống 12 tên (giải thích chính sách Mặt trận phóng thích tù binh).

Hội nghị Ban chấp hành Tỉnh Đảng bộ mở rộng (05/61) ở Long Phú chủ trương thành lập lại Hội Nông dân từ tỉnh đến huyện, xã. Đồng thời lần lượt tổ chức các Hội nghị quan trọng là ra mắt “Mặt trận dân tộc giải phóng”. Để phát huy vai trò Hội Nông dân giải phóng, tại Gia Hòa lần đầu tiên tỉnh tổ chức Đại hội bầu BCH Hội Nông dân giải phóng gồm 07 đ/c, trong đó đ/c Lê Văn Mỹ (Năm A) giữ chức Thư ký, đ/c Ba Giáo làm phó Thư ký (Đại hội tổ chức tháng 5/1961)(2). Đối với các ngành cấp Tỉnh cũng lần lượt tổ chức, quán triệt các nội dung yêu cầu mới cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai bán nước.

Mũi tấn công Quân sự hỗ trợ cho mũi tấn công chính trị của quần chúng diễn ra khắp nơi. Tiêu biểu nhất là ba trăm phụ nữ, phụ lão, thiếu nhi nông thôn xã Long Hưng, xã Hồ Đắc Kiện đấu tranh chống càn quét sát hại đồng bào. Với hơn năm ngàn chị em phụ nữ nông thôn Hồng Dân, Thạnh Trị, Giá Rai, Vĩnh Lợi kéo vào thị xã Bạc Liêu đấu tranh chống càn quét khủng bố. Gần ba ngàn chị phụ nữ huyện Thạnh Trị, Mỹ Xuyên, Long Phú t

(1). Huyện Mỹ Xuyên thành lập mới gồm 8 xã: Gia Hòa, Hòa Tú, Thạnh Phú, Thạnh Quới, Thạnh Thới An, Tham Đôn, Đại Tâm và Thị trấn Mỹ Xuyên.

(1Huyện Vĩnh Châu có 5 xã: Lai Hòa, Khánh Hòa, Vĩnh Phước, Lạc Hòa và TT Vĩnh Châu.

Trị, Giá Rai, Vĩnh Lợi kéo vào thị xã Bạc Liêu đấu tranh chống càn quét khủng bố. Gần ba ngàn phụ nữ huyện Thạnh Trị, Mỹ Xuyên, Long Phú tiến vào thị xã Sóc Trăng chống càn quét, chống vơ vét cướp giựt. Có thể nói phong trào đấu tranh của “Đội quân tóc dài” liên tiếp xảy ra đẩy địch vào nguy khốn. Cùng với phong trào đấu tranh chính trị, vũ trang; phong trào bảo vệ, xây dựng vùng giải phóng được đẩy mạnh; phong trào xây dựng ấp, xã chiến đấu, sản xuất vũ khí để trang bị đánh địch được phát triển mạnh. Nhân dân phần lớn là nông dân tham gia vót chông, đào hầm hào, làm bãi chiến đấu diễn ra khắp nơi. Vùng giải phóng xây dựng được lò rèn sản xuất vũ khí thô sơ như: mã tấu, súng ngựa trời, lựu đạn gài, đạp lôi. Thanh niên nam, nữ hăng hái tham gia du kích chiến đấu bảo vệ xóm làng, bảo vệ tính mạng và tài sản nhân dân. Nông dân hăng hái tăng gia sản xuất, khai hoang phục hóa, tổ chức vạn vần đổi công nhỗ mạ, chế phát, cấy gặt...vùng giải phóng được xây dựng về mọi mặt, lực lượng cách mạng phát triển mạnh. Nông dân được tập hợp vào Hội, các đoàn thể giải phóng cấp huyện, xã lần lượt ra đời. Thắng lợi của phong trào cách mạng năm 1961 đã tạo thế và lực cho quân và dân trong đấu tranh chống “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - Ngụy những năm sau đó.

II. Phong trào đấu tranh của nông dân Sóc Trăng chống chiếnlược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (1961-1965): lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (1961-1965):

“Kế hoạch chống nổi dậy” của Mỹ-Diệm (thực hiện năm 1961) có nguy cơ sụp đổ hoàn toàn do phong trào kháng chiến của nhân dân Miền Nam đang ngày càng phát triển rộng lớn đe dọa trực tiếp tới số phận của chế độ tay sai đế quốc Mỹ ở Miền Nam Việt Nam. Năm 1962 đế quốc Mỹ quyết định đưa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” vào Miền Nam Việt Nam là kế hoạch “Stalay-Taylo”(1) thực hiện xong trong vòng 18 tháng.

Tăng cường quân Ngụy, có cố vấn Mỹ chỉ huy. Trang bị vũ khí hiện đại cho cả 3 quân chủng (Hải-Lục-Không quân) tấn công tiêu diệt lực lượng vũ trang của ta. Đánh phá song song với dồn dân “lập ấp chiến lược”, tách dân ra khỏi Đảng. Lập phòng tuyến bảo vệ biên giới, chặn nguồn chi viện từ Miền Bắc vào Miền Nam của ta. Cô lập cách mạng Miền Nam đang ảnh hưởng ra thế giới.

56

(1). Kế hoạch “Staley - Taylor” mang chính tên hai viên tướng: Staley và Taylor là những tướng tài của Mỹ về đàn áp phongtrào giải phóng dân tộc ở Châu Á - Thái Bình Dương.

Đế quốc Mỹ lấy đồng bằng sông Cửu Long là nơi “vựa lúa, vựa người” để thí điểm học thuyết “chiến tranh đặc biệt”. Địch lấy Tỉnh Sóc Trăng, Cần Thơ làm trọng điểm thực thi “Quốc sách ấp chiến lược”.

Đầu năm 1962, bọn địch ở Sóc Trăng triển khai “lập ấp chiến lược” ở vùng ven thị xã và trục lộ giao thông (Quốc lộ 4 nay là Quốc Lộ 1) rồi tới vùng ven biển Long Phú, Vĩnh Châu; vùng đồng bào Khmer và vùng Công giáo. Đồng thời chúng tăng cường bắt thanh niên vào lính. Nâng cấp đơn vị Bảo an lên thành Tiểu đoàn ở cấp Tỉnh, đại đội Bảo an ở cấp Quận, phát triển lực lượng dân vệ ở các xã vùng kềm, địch thành lập mới một số đơn vị biệt kích. Quân số của địch ở Ba Xuyên lên tới 4.700 tên.

Hàng ngày địch tung quân càn quét vào các xã vùng giải phóng. Đặc biệt ở huyện Thạnh Trị, trong tháng 3/1962 địch mở hai trận càn vào xã Mỹ Quới và xã Vĩnh Lợi, chúng đã sát hại 60 người. Ở xã Mỹ Tú (Châu Thành) chúng liên tục càn quét đốt trên 300 căn nhà dân, khiến một số dân phải bỏ xứ đi lánh nạn. Số lớn nông dân vẫn bám đất giữ làng “Một tấc không đi, một ly không rời”. Đến giữa tháng 6/1962, Mỹ-Diệm đưa không đoàn số 42 về sân bay Sóc Trăng (1). Đồng thời xây dựng quân cảng ở Long Phú, xây dựng trận địa pháo 105 ly ở đầu ấp Trà Tim (Thị xã Sóc Trăng). Ở các nơi này đều có sĩ quan cố vấn Mỹ chỉ huy.

Về phía ta, đầu năm 1962, Tỉnh Sóc Trăng kiện toàn Ban Chỉ Huy Quân sự các cấp (2). Đ/c Bí thư mỗi cấp sang phụ trách công tác Đảng, công tác chính trị - tư tưởng (gọi là chính trị viên mỗi cấp).

Hai ngành Chính trị, Binh vận cũng được tăng cường cán bộ từ Tỉnh xuống quận, xã. Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, các ban chuyên môn Ban Dân vận, Ban Tuyên văn giáo (3), Ban Tổ chức…Tất cả đều tập trung lực lượng hoạt động mạnh mẽ, toàn diện theo đường lối đoàn kết toàn dân, toàn diện của Đảng.

(1). Không đoàn 42 gồm 2 phi đoàn: phi đoàn Thần Điêu và Hải Âu (chuyên chở quân đổ bộ hàng không) có 48 máy bay Trực thăng HU1A. Phi đoàn vận tải hàng không số 249 (có 4 máy bay vận tải cánh quạt) và 4 máy bay tải thương. Ngoài ra còn 6 máy bay trinh sát OV10. Tổng số máy bay túc trực ở sân bay Sóc Trăng là 60chiếc các loại.

(2). Đầu năm 1962, Quân khu tăng cường Đ/c Sáu Hà xuống làm Tỉnh đội trưởng Sóc Trăng, Đ/c Hai Tân (Bí thư Tỉnh ủy) làm Chính trị viên Tỉnh đội. Các cấp Huyện, Xã đều thành lập được Ban Chỉ huy Quân sự Huyện, Xã.

(3). Ban Tuyên - Văn - Giáo: là Ban chuyên môn trực thuộc Tỉnh ủy, bao gồm các ngành: Tuyên huấn, Văn hóa - Văn nghệ - Báo chí, Giáodục.

Một điều đáng nói ở đây là nhân sự bổ sung vào các cấp, các ngành đều rút cán bộ từ các xã thuộc vùng giải phóng ở các huyện Giá Rai, Hồng Dân, Vĩnh Lợi, Thạnh Trị, Châu Thành. Cùng với bổ sung cán bộ các ban ngành là việc bổ sung hàng ngàn chiến sĩ vào Quân đội, Công an, Binh vận…điều đó chứng minh cho chân lý “Tre già măng mọc” của dân tộc ta.

Cũng vì vậy mà nông thôn, nông dân Sóc Trăng quả là nơi cung cấp sức người, sức của cho cách mạng Tỉnh nhà hết sức quý giá.

Tháng 5/1962 tại xã Long Điền huyện Giá Rai, BCH Tỉnh ủy đã mở Hội nghị triển khai Nghị quyết Khu ủy, Hội nghị đã xác định: “Phát động

phong trào chiến tranh nhân dân rộng khắp. Đẩy mạnh tấn công chính trị, vũ trang và binh vận”. Tập trung chống phá “ấp chiến lược” và chống càn,

xây dựng vùng nông thôn giải phóng thành hậu phương vững chắc của cuộc chiến tranh nhân dân ở Tỉnh nhà. Phải coi nhiệm vụ chống phá ấp chiến lược là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn quân ta”. (1)

Cũng thời gian này đ/c Ba Nhựt được cử sang phụ trách thư ký Hội Nông dân giải phóng (tháng 6/1962) thay đ/c Lê Văn Mỹ chuyển sang làm Trưởng ban an ninh tỉnh. (2)

Thực thi nhiệm vụ của Tỉnh ủy, Tỉnh đội xác định Quân sự phải là mũi đột phá để xốc phong trào kháng chiến của toàn dân. Tỉnh chọn mục

Một phần của tài liệu quantri1_Lich su hinh thanh HND (Trang 46 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w