Ngày 06/5/1959 Diệm ban hành Luật 10/59 với khẩu hiệu “giết lầm hơn bỏ sót”.

Một phần của tài liệu quantri1_Lich su hinh thanh HND (Trang 45 - 46)

(2). “Công an Mác lá” là đội quân chuyên dùng Dao Mác, phát, chặt cây rừng…tìm chỗ ẩn náu của cán bộ bí mật mà bà con gọi tên tỏ ý khinh thường địch.

kinh để tiện đường lưu thông, hành quân, vận chuyển thì dân ta căm giận mà đặt tên cho những con kinh đó là “Kinh đứt ruột”, “Kinh hận thù”. Phong trào đấu tranh quyết liệt giữa một bên là chế độ phát xít Ngô Đình Diệm và một bên là Đảng và nhân dân. Ở tỉnh Sóc Trăng, chúng dựng khu trù mật như: “Khu trù mật Cổ Cò”, “Khu trù mật Phước Long”, “Khu trù mật Cái Trầu”. Riêng khu trù mật Cổ Cò đích thân Ngô Đình Diệm về dự khởi công xây dựng theo thiết kế của Mỹ: mỗi “Khu trù mật” là một khu dân cư tân kỳ. Nó tập trung từ hai đến ba ngàn dân vào đây sinh sống.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân khắp nơi trong tỉnh đấu tranh với địch diễn ra liên tục. Ở Thạnh Trị có trên hai trăm cuộc đấu tranh trực diện tại chỗ với hàng ngàn phụ nữ nông thôn tham gia - chống khủng bố trả thù, đòi thả người bị bắt. Tại xã Mỹ Qưới đ/c Hai Thao lãnh đạo đội tự vệ cùng với quần chúng trang bị gậy gộc kéo đến bao vây đấu tranh giải thoát hai cán bộ bị bắt. Ở Châu Thành trên một ngàn đồng bào Kinh - Khmer - Hoa đấu tranh với Quận Lê chống đuổi nhà gom dân, chấm dứt khủng bố, bắt bớ người vô tội do chị Sang Thị Buối dẫn đầu. Chị Sơn Thị Út xã Phú Tân rượt chém đội Chặc toan cưỡng bức chị. Ở Long Phú ta tổ chức cho hàng ngàn chị em nông thôn chở thi hài đ/c Châu Ngọc Sang ra Lịch Hội Thượng tố cáo địch giết người và đòi bồi thường nhân mạng. Ở Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu gần bốn ngàn nữ nông dân đấu tranh đòi được thăm chồng, thăm con do địch bắt,...góp phần làm thất bại chiến lược gom dân lập Khu Trù Mật. Rõ ràng Đảng với dân gắn bó làm một.

Đầu năm 1960 Tỉnh ủy quyết định quá trình nổi dậy giành quyền làm chủ ở nông thôn Sóc Trăng được chia làm 3 bước (1) và Tỉnh chọn đơn vị Đinh Tiên Hoàng làm mũi quân sự hỗ trợ cho nhân dân vùng Giá Rai, Vĩnh Lợi, Hồng Dân làm thí điểm. Chỉ trong vòng nửa tháng (từ 10-25/02/1960) toàn bộ khu vực các xã Vĩnh Lộc, Ninh Thạnh Lợi, Lộc Ninh, Ninh Hòa, Ninh Quới, Vĩnh Hưng, Vĩnh Phú nhân dân và lực lượng vũ trang ta đã diệt ác, chiếm công sở tề xã thành công. Tiếp đó là các xã ở Long Phú, Kế Sách, Châu Thành, Vĩnh Châu cũng lần lượt nổi dậy giành quyền làm chủ. Đến ngày 14/9/1960 là thời hạn Đồng Khởi của toàn Miền Nam mở ra thì ở Tỉnh nhà cơ bản đã giành được chính quyền về tay nhân dân. Thực chất đã giải phóng 16 xã là: Xã Ninh Thạnh Lợi, Ninh Hòa, Ninh Quới, Vĩnh Hưng

(quận Hồng Dân ), xã Khánh Hòa ( Vĩnh Châu ), Mỹ Quới, Vĩnh Lợi, Châu Thới, Hòa Tú,Gia Hòa (Thạnh Trị), xã Mỹ Phước (Châu Thành), xã An Thạnh Nhì, Đại Ân (Long Phú), xã Ba Trinh, An Lạc Thôn, Phong Nẫm, Thới An Hội (Kế Sách). Số xã còn lại, ta làm chủ từ 1/3 đến 2/3 dân số và

diện tích.

52

(1). Ba bước đó là:

Một phần của tài liệu quantri1_Lich su hinh thanh HND (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w