Nông dân và Hội Nông dân Hậu Giang thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu Hội Nông dân tỉnh Hậu Giang lần thứ

Một phần của tài liệu quantri1_Lich su hinh thanh HND (Trang 91 - 93)

Nghị quyết Đại hội Đại biểu Hội Nông dân tỉnh Hậu Giang lần thứ II nhiệm kỳ (1983-1987):

Đầu năm 1983 (từ 22-24/3/1983) tỉnh tổ chức Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ III. Đại hội đã nhất trí đánh giá: Hậu Giang là một tỉnh ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, có đầy đủ điều kiện (thiên thời - địa lợi - nhân hoà) để phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện:

Diện tích toàn tỉnh là 6.126 km2 (diện tích canh tác là 4.914 km2, trong đó diện tích trồng lúa là 4.102 km2). Có bờ biển dài 72 km, với hàng vạn km thềm lục địa, hàng vạn km sông ngòi, kênh rạch chằng chịt rất thuận tiện cho ngành đánh bắt, nuôi trồng thủy - hải sản. Dân số đông (2.665.354 người) trong đó nông dân là 2.078.300 người, tăng hơn năm 1978 là 51.900 người. Người trong độ tuổi lao động (18 tuổi đến 55 tuổi) 966.354 người (chiếm 46,5% dân số). Đặc biệt, tỉnh Hậu Giang còn là địa bàn đứng chân của nhiều cơ quan nhà nước như: Quân sự (Quân Khu 9), Dân sự (trường đại học Cần Thơ, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long, Cảng Cần Thơ, đài truyền hình khu vực…). Tận dụng và phát huy tiềm năng thế mạnh đó, Tỉnh ủy Hậu Giang đã không ngừng tập trung lãnh đạo giai cấp nông dân lao vào công cuộc cải tạo nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh nhà, nâng sản lượng lúa, màu, thủy hải sản hàng năm đều tăng, nhất là sản lượng lúa tăng bình quân 2 tấn /ha. Đặc biệt là lúa cao sản có hợp tác xã làm trúng từ 7-9 tấn/ha/vụ (tiêu biểu là xã Trường Khánh, HTX 19/5 của Kế Sách). Riêng năm 1982 lần đầu

tiên tỉnh Hậu Giang thu hoạch 1.324.000 tấn (cao nhất cả nước) (1). Diện tích trồng màu và cây công nghiệp đạt 36.000 ha (tăng 29,5% so với năm 1980). Chăn nuôi gia súc, gia cầm đều phát triển hơn năm trước. Điều đáng ghi nhận là công tác cải tạo nông nghiệp phát triển theo chế độ XHCN, tính hết năm 1982, cả tỉnh đã xác định được phương hướng, quy mô, hình thức bước đi vào HTX nông nghiệp đã rút ra được nhiều kinh nghiệm chỉ đạo HTX phát triển. Cả tỉnh đã xây dựng được 2.700 tập đoàn sản xuất (636 tập đoàn đi vào ăn chia theo lao động công điểm) số còn lại tổ chức thực hiện tốt 5 quản (2). Do vậy sức đóng góp với Nhà nước về phân phối lương thực có hiệu quả. Đặc biệt, tỉnh đã xây dựng được 2 HTX nông nghiệp thí điểm (như HTX miền Bắc), 45 tập đoàn máy kéo (tập hợp 80% máy cày tư nhân).

Nhờ coi trọng sản xuất nông nghiệp - coi nông nghiệp là mũi nhọn kinh tế của tỉnh, do đó tỉnh đã chủ động được về vấn đề cân đối lương thực cho toàn xã hội, nhất là viện trợ giúp tỉnh Kông-pông-chư-năng cả về lương thực, thực phẩm và giống cây, con, hướng dẫn nhân dân Campuchia từng bước khắc phục khó khăn về đời sống, kinh tế - xã hội.

Về khuyến khích phát triển ngành thủy - hải sản, tỉnh đã xây dựng xong đoàn tàu đánh cá quốc doanh (12 tàu công suất 300-500 mã lực) đi vào sản xuất. Các huyện Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên bà con nông dân tích cực khai thác thủy sản và bước đầu có hộ nuôi tôm, cá, cua. Ở Thạnh Trị, có phong trào nuôi rùa, rắn và cá nước ngọt.

Đại hội đại biểu Hội liên hiệp nông dân tập thể Hậu Giang lần thứ 2 (01&02/11/1983) có 424 đại biểu ưu tú, đại diện cho các cấp Hội liên hiệp nông dân tập thể trong toàn tỉnh về dự. Hội nghị này đã bầu ra BCH Hội Nông dân tập thể (Đ/c Trần Thị Hường, Tỉnh ủy viên trúng cử Chủ tịch Hội Nông dân tập thể tỉnh Hậu Giang). Hội nghị này đã khẳng định “Hội liên hiệp nông dân tập thể” là một tổ chức chính trị của Đảng ở nông thôn. Hội

đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của nông dân trong tỉnh là cầu nối giữa

Đảng và quần chúng ở nông thôn. Như vậy, đến Đại hội lần thứ 2 này, Tỉnh Đảng bộ tiếp tục khẳng định vai trò của Hội Nông dân là một tổ chức chính trị của Đảng ở nông thôn. Hội đã hoạt động độc lập với một tổ chức chặt chẽ từ tỉnh xuống huyện - xã. Hội đã phát huy hai phẩm chất nổi bật của nông dân tỉnh nhà là “giàu tinh thần cách mạng, tuyệt đối trung thành với Đảng của giai cấp công nhân và nông dân luôn là đội quân chủ lực của cách mạng tỉnh nhà”. 98 (1). Sản lượng lúa 1977 cả tỉnh đạt 970.000 tấn. (1). Sản lượng lúa 1978 cả tỉnh đạt 860.000 tấn. (1). Sản lượng lúa 1979 cả tỉnh đạt 980.000 tấn. (1). Sản lượng lúa 1980 cả tỉnh đạt 1.090.000 tấn. (1). Sản lượng lúa 1981 cả tỉnh đạt 1.100.000 tấn.

(1). Sản lượng lúa 1982 cả tỉnh đạt 1.344.000 tấn (tăng 224.000 tấn so với 1981).

(2). “5 quản” là: quản lý diện tích, quản lý vật tư, quản lý lao động, quản lý sản lượng và quản lý sản xuất.

Đảng và quần chúng ở nông thôn. Như vậy, đến Đại hội lần thứ 2 này, Tỉnh Đảng bộ tiếp tục khẳng định vai trò của Hội Nông dân là một tổ chức chính trị của Đảng ở nông thôn. Hội đã hoạt động độc lập với một tổ chức chặt chẽ từ tỉnh xuống huyện - xã. Hội đã phát huy hai phẩm chất nổi bật của nông dân tỉnh nhà là “giàu tinh thần cách mạng, tuyệt đối trung thành với Đảng của giai cấp công nhân và nông dân luôn là đội quân chủ lực của cách mạng tỉnh nhà”.

Trên cơ sở Đại hội lần thứ 2 của “Hội liên hiệp nông dân tập thể tỉnh Hậu Giang” đã xác định nội dung, phương hướng hoạt động của Hội từ 1983-1987 với 5 mục tiêu rất cụ thể (1). Được Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân tỉnh quan tâm, giúp đỡ, các cấp Hội được hưởng chế độ lương theo định suất như các ngành - nghề khác (riêng cấp xã được hưởng 3 định suất lương cho chủ tịch, phó chủ tịch và thường trực Hội cấp xã).

Đại hội còn được lắng nghe bài phát biểu của đ/c Sáu Hậu (Lê Phước Thọ) ủy viên Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang. Trong bài nói đó đ/c đã khẳng định:Ưu thế nổi bật vẫn là thành tích trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, trong quá trình sản xuất, tuy thời tiết không thuận lợi, nắng hạn kéo dài, kế đó là bị mưa dồn dập làm cho diện tích lúa hè thu và đông xuân không đạt kế hoạch. Nhưng nhờ tập trung thâm canh và mở rộng ổn định vùng lúa cao sản trên 3 vụ đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Nó giúp cho tổng sản lượng đạt từ 1,3 triệu tấn đến 1,4 triệu tấn lương thực (cao nhất 7 năm trở lại đây). Trong cải tạo nông nghiệp, nhờ những năm trước ta đã xác định được hình thức, bước đi phù hợp và có biện pháp khoán bảo đảm 3 lợi ích (2) nên phong trào HTX ở các huyện có dấy lên một bước khá vững chắc, đưa diện tích đất vào HTX đến tháng 9/1983 lên được 41% (chưa kể đất nông trường). Trên mặt trận văn hóa – xã hội; an ninh quốc phòng có trưởng thành và có bước chuyển biến mới”. Từ đó, đ/c Sáu Hậu nhấn mạnh:“Tỉnh Hậu Giang là tỉnh cơ cấu kinh tế Công - nông nghiệp. Trong đó sản xuất lương thực là mặt trận hàng đầu trong giai đoạn hiện nay. Vai trò của nông dân mà nòng cốt là Hội liên hiệp nông dân tập thể là rất quan trọng cho sự nghiệp chung của tỉnh ta. Vì vậy, Hội phải thấy hết vị trí, vai trò và trách nhiệm to lớn của mình trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Trước hết là thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ trong cải tạo nông

(1). 5 mục tiêu Đại hội đề ra là:

Một phần của tài liệu quantri1_Lich su hinh thanh HND (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w