kỳ (1998-2003); góp phần thực hiện thắng lợi sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn;
Xuất phát từ yêu cầu xây dựng Hội Nông dân tỉnh Sóc Trăng ngang tầm đòi hỏi của giai đoạn cách mạng mới. Được sự cho phép của Thường trực Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Thường trực Tỉnh ủy, Đại Hội Đại biểu Hội Nông dân tỉnh Sóc Trăng lần thứ V được tổ chức trong 02 ngày (18 và 19/8/1998), có 142 đại biểu chính thức dự Đại hội, Đại hội rất vinh dự được đón tiếp đồng chí Mai Thanh Ân - Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam và đồng chí Trần Văn Vụ - Bí thư Tỉnh ủy đến dự. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành nhiệm kỳ (1998 - 2003) gồm 25 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Dũng được bầu làm Chủ tịch, đồng chí Huỳnh Thanh Giang, đồng chí Lý Lai được bầu làm Phó Chủ tịch, đến tháng 3/2001 đ/c Nguyễn Dũng về hưu, đ/c Nguyễn Thành Văn được bầu bổ sung BCH giữ chức vụ chủ tịch. Đại hội thống nhất đánh giá dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới trên quê hương Sóc Trăng tiếp tục đạt được những thành tựu bước đầu hết sức quan trọng. Nền kinh tế tăng trưởng khá nhanh, ổn định, cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển biến mới tích cực. Sản xuất nông nghiệp có bước phát triển mạnh và khá toàn diện, từng bước chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, thủy sản phát triển đúng hướng và đạt hiệu quả cao, chủ trương xác định hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, với chính sách giao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân đã củng cố thêm niềm tin trong nông dân, tạo tiền đề cho mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới.
Giai cấp nông dân tỉnh nhà phấn khởi, hăng hái thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, phát huy quyền làm chủ, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết tương trợ, hợp tác. Nông dân đã tập trung khai thác tiềm năng về đất đai, lao động, tiền vốn, tiếp thu tiến bộ KHKT, tiếp cận thị trường, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, khôi phục và mở mang ngành nghề, khắc phục hậu quả thiên tai, đưa sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên bước phát triển mới theo hướng tập trung, chuyên 116
canh, sản xuất hàng hóa. Đã có nhiều mô hình kinh tế hộ, kết hợp trồng trọt, chăn nuôi, nông, lâm, ngư nghiệp, khai thác ngày càng có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của tỉnh nhà.
Trên cơ sở thế mạnh của tỉnh là sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy hải sản. Với chương trình ngọt hóa bán đảo Cà Mau, những năm qua nhiều công trình thủy lợi do Nhà nước đầu tư đã mang lại hiệu quả thiết thực cho thâm canh tăng vụ, đưa hệ số vòng quay của đất lên 2,1 lần. Xây dựng Hội vững mạnh, xây dựng nông thôn mới, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Hội Nông dân đã tổ chức tốt các phong trào thi đua lao động sản xuất đưa sản lượng lương thực đạt 1,642 triệu tấn, tăng gấp đôi so trước ngày tái lập tỉnh. Diện tích nuôi trồng thủy sản được mở rộng lên 48.124 ha tăng 68% so năm 1998, cải tạo vườn tạp thành vườn cây có giá trị kinh tế cao được 17.740 ha, đạt 44,3% diện tích. Phong trào trồng cây lấy gỗ, trồng rừng thực hiện tích cực nâng diện tích rừng lên 10.234 ha (trong đó có 5.641 ha rừng phòng hộ). Nhìn chung, đất đai cơ bản được nông dân sử dụng đúng mục đích khai thác đạt hiệu quả kinh tế cao.
Với 80% số hộ sống bằng nghề nông, nguồn thu nhập chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đời sống nông dân gắn liền với đất đai. Mọi chủ trương, chính sách về đất đai được nông dân tiếp nhận thực hiện có hiệu quả, từ đó sản xuất và đời sống của nông dân không ngừng phát triển. Số hộ khá giàu được nâng lên, hộ nghèo được giảm dần từ 24,31% năm 1998 đến năm 2002 còn 18% (theo tiêu chí cũ). Các điều kiện phục vụ cuộc sống luôn được cải thiện: 64% hộ có điện sử dụng, 55% hộ có nước sạch sử dụng, giao thông đường bộ phát triển phục vụ ngày càng tốt hơn. Đời sống tinh thần và mức hưởng thụ văn hóa từng bước được nâng lên. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nông dân hưởng ứng tích cực, làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới.
Với truyền thống đoàn kết của 03 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa trong chinh phục thiên nhiên để phát triển sản xuất, trong chống giặc ngoại xâm để bảo tồn dân tộc, đã viết lên những trang sử hào hùng. Truyền thống đó được tiếp tục phát huy, tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống càng làm cho mối quan hệ giữa 03 dân tộc ngày thêm thắt chặt.
Nhờ có những chủ trương đúng đắn của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phù hợp đã động viên đông đảo hội viên, nông dân hăng hái thi đua phát triển sản xuất, hoàn thành tốt nghĩa vụ công dân. Quyền làm
chủ và ý thức chính trị của nông dân được đảm bảo, vai trò của Hội Nông dân luôn được phát huy, lòng tin của nông dân đối với Đảng, Nhà nước, tổ chức Hội được tăng cường.
Kết quả đạt được của nông dân Sóc Trăng trong 5 năm qua tích cực góp phần phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội tỉnh nhà, tạo tiền đề quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh những thành tích nổi bật đã đạt được, giai cấp nông dân Sóc Trăng vẫn còn băn khoăn trước những vấn đề chưa được giải quyết: Hộ nông dân không đất 7.779 hộ chiếm 10,49% tổng số hộ nghèo, đời sống của họ rất khó khăn. Giá cả một số mặt hàng nông sản luôn biến động theo chiều hướng bất lợi cho nông dân; lao động nông nghiệp chưa qua đào tạo nghề còn trên 70%, số đến tuổi lao động chưa có việc làm còn nhiều; vốn đầu tư cho nông dân chưa đáp ứng theo yêu cầu sản xuất, còn mang tính dàn trãi, thời gian vay lại ngắn; một số bộ phận nông dân còn trông chờ, chưa chủ động trong sản xuất, chưa tiết kiệm để mở rộng đầu tư; tình trạng tranh chấp, khiếu kiện của nông dân còn diễn ra nhiều nơi. Hiện tượng cờ bạc, rượu chè, nghiện hút còn diễn ra khá phổ biến chưa được ngăn chặn kịp thời,... đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nông dân, đến công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Phát huy vai trò nòng cốt của Hội Nông dân trong tổ chức các phong trào thi đua phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, quốc phòng an ninh, xây dựng nông thôn mới:
Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp
nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng:
Hội Nông dân tổ chức vận động hội viên, nông dân thi đua sản xuất – kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo. Từ năm 1998 đến nay số hộ nông dân đăng ký thi đua sản xuất – kinh doanh giỏi là 115.359 hộ, đến nay đã công nhận được 63.698 hộ đạt danh hiệu ở các cấp, chiếm 55% so với số hộ đăng ký, trong đó có 19.015 hộ Khmer (Trung ương 34 hộ, tỉnh:2680 hộ, huyện: 15.392 hộ, cơ sở 45.592 hộ) so nhiệm kỳ trước số hộ đạt là 44.012 hộ; những mô hình tiêu biểu hiện nay là: kết hợp trồng lúa với nuôi thủy sản (cá, tôm) ở vùng nước ngọt vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa góp phần bảo vệ môi trường, mô hình 01 lúa - 01 màu ở Vĩnh Châu và mô hình 02 lúa - 01 màu ở vùng nước ngọt vừa giải quyết việc làm, tăng thu
nhập; mô hình nuôi bò, nuôi dê, nuôi gà thả vườn, nuôi baba, nạc hóa đàn heo; mô hình liên kết VACR,... đều mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Để giúp nông dân sản xuất có hiệu quả và thúc đẩy phong trào sản xuất - kinh doanh giỏi, Hội Nông dân phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Thủy sản tổ chức chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, đã mở nhiều lớp bồi dưỡng cho cán bộ, hội viên làm khuyến nông viên, khuyến ngư viên, đây là lực lượng hạt nhân giúp nông dân tiếp cận nhanh kỹ thuật áp dụng tốt vào sản xuất. Đến nay đã bồi dưỡng được 457 khuyến nông viên, 290 khuyến ngư viên, xây dựng được 250 câu lạc bộ (trong đó 74 câu lạc bộ IPM, 75 câu lạc bộ khuyến nông, 101 câu lạc bộ khuyến ngư).
Từ khi có Chỉ thị 68-CT/BBT về việc xây dựng hợp tác xã kiểu mới, được nông dân tích cực hưởng ứng, tính đến nay đã chuyển đổi và xây dựng được 126 hợp tác xã nông nghiệp có 7.686 thành viên, chiếm 3,8% tổng số hộ nông nghiệp. Phong trào đoàn kết hợp tác luôn được phát huy, hiện có 2.802 tổ hợp tác. Nhiều loại hình trang trại có hiệu quả; trang trại chăn nuôi gia súc, nuôi thủy sản, cây giống,... từng bước được nhân ra tạo cho nông dân phong cách làm ăn mới trong nền kinh tế thị trường.
Sau 02 năm phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong thực hiện Nghị quyết liên tịch 2308 đã tổ chức được 358 tổ và phát vay 293 tổ, cho 3.484 hộ với số tiền 14,758 tỷ đồng. Ngoài ra, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hàng năm còn cho nông dân vay trên 700 tỷ đồng đáp ứng cơ bản nhu cầu vốn cho sản xuất, Hội Nông dân còn tranh thủ nguồn vốn Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm (dự án 120), phát vay cho 284 hộ số tiền 270 triệu đồng, được Trung ương Hội đầu tư 700 triệu đồng từ Quỹ HTND đã phát vay cho hàng ngàn hộ nông dân nghèo vùng dân tộc, vùng sâu. Ngoài ra, Ban Dân tộc miền núi Trung ương Hội đầu tư 02 dự án hướng dẫn người nghèo cách làm ăn cho 163 hộ nông dân Khơ-me xã Lâm Kiết, huyện Thạnh Trị và xã Tài Văn, huyện Mỹ Xuyên với số tiền 170 triệu đồng, bước đầu dự án phát huy tốt, giúp nông dân áp dụng có hiệu quả tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tăng thu nhập cho gia đình; các cơ sở Hội còn vận động Quỹ HTND được 747 triệu đồng, vận động đến đâu có kế hoạch phát vay cho bà con đến đó, góp phần giải quyết cho những hộ khó khăn về vốn, đến nay đã hỗ trợ trên 2.000 lượt hộ bằng nguồn vốn này.
Hội Nông dân còn phối hợp với nhà máy phân bón Bình Điền II tổ chức nhiều điểm trình diễn sử dụng phân bón cho lúa và hợp đồng mua
phân trả chậm cho 1.500 hộ nông dân với số lượng 277 tấn tổng trị giá 724 triệu đồng, đáp ứng phần nào cho những hộ khó khăn kịp thời phục vụ sản xuất.
Phối hợp với nhà máy Vinappro hợp đồng mua máy trả chậm cho nông dân 04 huyện (Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu, Thạnh Trị và Mỹ Tú) được 1.147 máy trị giá 5,648 tỷ đồng tạo điều kiện tốt cho nông dân trong sản xuất.
Nhìn chung phong trào nông dân thi đua sản xuất – kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm, nông dân tích cực hưởng ứng, phong trào được sơ tổng kết kịp thời. Nhưng do ảnh hưởng giá cả nhiều mô hình đạt năng xuất và chất lượng nhưng không được nhân ra, việc quản lý sử dụng đồng vốn đạt hiệu quả chưa cao, nhiều dự án đến hạn nhưng chỉ thu hồi được khoảng 65% vồn đầu tư làm ảnh hưởng khá lớn đến phong trào.
Phong trào nông dân tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn:
Thông qua các đợt thi đua chào mừng các ngày kỷ niệm, động viên nông dân đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi nông thôn. Nhà nước đầu tư mở mới nhiều kênh tạo nguồn, nông dân ra sức nạo vét hàng ngàn Km kênh nội đồng phục vụ cho sản xuất. Phong trào làm thủy lợi kết hợp với giao thông được nông dân tham gia thực hiện có hiệu quả, chí tính từ năm 1998 đến nay nông dân đã hiến đất, góp tiền, góp công trị giá trên 100 tỷ đồng góp phần đưa đường nhựa đến trung tâm xã, đường bộ ấp liền ấp ngày càng hoàn thiện, cầu khỉ chông chênh cơ bản đã được thay thế bằng cầu ván, cầu pêtông giúp cho việc đi lại thuận tiện; Hội Nông dân phối hợp với Điện lực Sóc Trăng vận động nông dân tham gia giám sát quản lý hạ thế điện nông thôn, đến nay 100% trung tâm xã có điện, kéo điện sinh hoạt cho 64% hộ nông thôn (trong đó có 25.100 hộ Khmer) so nhiệm kỳ trước số hộ có điện 26,67% và đã xây dựng được 46.000 giếng nước ngầm phục vụ cho trên 55% số hộ có nước sạch sử dụng (trong đó 52,1% hộ Khmer được sử dụng nước sạch) góp phần bảo vệ tốt sức khỏe cho dân,... tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới.
Phong trào nông dân tham gia phát triển văn hóa – xã hội và bảo vệ
quốc phòng an ninh:
Hội Nông dân phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể liên quan để cùng vận động nông dân thực hiện tốt chủ trương của Đảng về phát triển văn hóa – xã hội, quốc phòng an ninh xây dựng nông thôn mới.
Hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, Hội Nông dân đã phối hợp tổ chức vận động hội viên, nông dân đăng ký “Xây dựng gia đình nông dân văn hóa”, xây dựng ấp, khóm, xã văn hóa. Đến cuối năm 2002 toàn tỉnh đã công nhận 155.557 gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa (trong đó có 116.772 hộ nông dân).
Kết hợp với ngành y tế đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, giúp nông dân nâng cao nhận thức về bảo vệ sức khỏe cá nhân cũng như cộng đồng, góp phần hạn chế dịch bệnh xảy ra. Riêng từ đầu năm 2001 đến nay, Hội kết hợp mở được 73 lớp về kiến thức y học phổ thông, 23 lớp phòng, chống HIV/AIDS cho 5.088 lượt cán bộ Hội cơ sở. Phối hợp với Ủy ban - Dân số - Gia đình và Trẻ em vận động nông dân thực hiện tốt Kế hoạch hóa gia đình, Hội chủ động thành lập và duy trì nền nếp sinh hoạt của 74 câu lạc bộ nông dân không sinh con thứ 3 có 1.510 thành viên; mạng lưới cộng tác viên dân số được tổ chức rộng khắp trong nông dân, phát huy tốt hiệu quả góp phần hạ tỷ lệ phát triển dân số từ 1,77% (năm 1998) xuống còn 1,53% (năm 2002).
Kết hợp với Sở Tư pháp tổ chức bồi dưỡng cho lực lượng cán bộ cốt cán là báo cáo viên, cộng tác viên, những nội dung về pháp luật có liên quan đến sản xuất và đời sống của nông dân như: Luật dân sự, Luật hình sự, Luật hôn nhân gia đình, Luật đất đai, Luật khiếu nại tố cáo... Qua học tập giúp cho nông dân nâng cao nhận thức về pháp luật; đặc biệt qua học tập Luật khiếu nại tố cáo đã làm hạn chế khiếu kiện vượt cấp. Hội Nông dân cơ sở còn phối hợp với Ban Tư pháp xã, phường xây dựng 971 tổ hòa giải, kịp thời hòa giải những xích mích trong nội bộ nông dân.
Phối hợp với Sở Thể dục Thể thao tổ chức phong trào thể thao nông dân, tạo nên khí thế rèn luyện thể thao rộng khắp. Ngoài ra nhân các ngày kỷ niệm, Hội còn phối hợp tổ chức đua thuyền bầu và những trò chơi dân gian được nông dân yêu thích.
Phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình kịp thời tuyên truyền chủ trương, gương người tốt việc tốt để nông dân học tập, qua chương trình phát hình với chuyên mục nông thôn, chuyên đề nông dân. Từ năm 1999 Báo Sóc Trăng kết hợp với Hội Nông dân xây dựng chuyên trang nông dân trên báo, phát hành hàng tháng số lượng 1.050 tờ/kỳ cung cấp đến chi Hội, số báo trên do sự tài trợ của Cty FIMEX Sóc Trăng để làm nội dung sinh hoạt Hội.
Thực hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, 05 năm qua Hội Nông dân