SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG XHCN VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (1975-2008)

Một phần của tài liệu quantri1_Lich su hinh thanh HND (Trang 80 - 82)

IV. Phong trào đấu tranh của nông dân SócTrăng góp phần đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” tiến tới giải phóng miền

SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG XHCN VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (1975-2008)

(1975-2008)

I. Nông dân Sóc Trăng - Hậu Giang khắc phục hậu quả chiếntranh ổn định cuộc sống (5/1975-7/1978): tranh ổn định cuộc sống (5/1975-7/1978):

Khắc phục hậu quả sau chiến tranh (30/4/1975-12/1976).

Ngày 19/5/1975, sau hơn nửa tháng làm công tác tiếp quản các mục tiêu quân sự, dân sự của chính quyền địch. Tỉnh tổ chức cuộc mittinh lớn kỷ niệm 85 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời để mừng chiến thắng trọn vẹn. Đồng bào hết sức vui mừng vì từ nay đất nước ta sạch bóng quân thù, Nam - Bắc về một mối, toàn Đảng, toàn Quân, toàn Dân ta bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, cả nước cùng bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong niềm vui thống nhất đó, nhiều người “nông dân mặc áo lính” thời 9 năm chống Pháp - tập kết ra Bắc, nay đã trở về xây dựng quê hương cùng với các đoàn cán bộ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng từ các tỉnh miền Bắc chi viện cho các tỉnh miền Nam.

Tháng 02/1976, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra Nghị định 31/NĐ giải thể cấp Khu và hợp nhất một số tỉnh ở miền Nam. Tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ hợp nhất lấy tên là tỉnh Hậu Giang. Cơ quan cấp tỉnh chuyển về đóng ở Cần Thơ. Tại Sóc Trăng chỉ còn Ty Hải Sản, Tỉnh đội, Công an Nhân dân vũ trang. Các cơ quan quân sự - an ninh, kinh tế - xã hội cấp huyện giữ nguyên (khu vực Sóc Trăng có 7 huyện, thị: Vĩnh Châu, Thạnh Trị, Mỹ Tú, Kế Sách, Long Phú, Mỹ Xuyên và Thị xã Sóc Trăng).

Trong lúc nhân dân miền Nam nói chung và nhân dân Sóc Trăng nói riêng đang khẩn trương bắt tay vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh có biết bao công việc phải làm như: xây dựng chính quyền, xây dựng chế độ mới (của dân, do dân, vì dân). Đặc biệt Hội Nông dân giải phóng đã cùng chính quyền tích cực vận động nông dân tham gia san lấp các hố bom, khai hoang phục hóa, cứu đói cho dân; hướng dẫn đưa dân chạy loạn từ thành thị về quê cũ làm ăn…thì bọn tàn quân, bọn phản cách mạng đủ loại sau cơn hoảng loạn nay dần tỉnh lại đã ra sức phá hoại an ninh trật tự của chế độ ta.

Bộ máy Ngụy quân, Ngụy quyền sụp đổ tại chỗ, nhưng nhiều tên không chịu cải tạo đã trốn ra nước ngoài hoặc chạy dạt ra vùng ven sông,

ven rừng ẩn nấp để hoạt động. Nhiều vụ cướp có vũ trang, ám sát cán bộ của chúng gây ra, khiến tình hình an ninh bị xâm hại. Nhiều tổ chức phản động đã lợi dụng vùng dân tộc, vùng tôn giáo để nhen nhóm những phần tử xấu chống lại cách mạng. Chúng tung tin kích động “Cộng sản trả thù”, “sẽ có cuộc tắm máu”…làm cho quần chúng lạc hậu thì hoang mang lo sợ, quần chúng tích cực thì hoài nghi, lừng chừng.

Tháng 3/1976, sau khi thống nhất chỉ đạo của Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Hậu Giang, Bộ Tư lệnh Công an Nhân dân vũ trang ra quyết định triển khai công an vũ trang đóng đồn bảo vệ tuyến ven biển Hậu Giang. Huyện Long Phú đóng 3 đồn: đồn 826 đóng ở xã An Thạnh 3 (cửa biển Định An); đồn 830 đóng ở chợ xã Trung Bình và đồn 834 đóng ở ấp Mỏ Ó (cửa Mỹ Thanh). Ở huyện Vĩnh Châu, đồn 836 đóng ở xã Lạc Hòa, đồn 842 đóng ở Khu thị trấn Vĩnh Châu, đồn 846 đóng ở Lai Hòa. Đưa đại đội 2 (đại đội tàu thuyền – cơ động trên sông, đóng ở Cầu Thạnh Lợi thị trấn Mỹ Xuyên). Đại đội 1 (đại đội cơ động chiến đấu trên đất liền) đóng ở đồn quân cảnh Ngụy - gần trại Lương Minh Sanh, là sở chỉ huy của công an nhân dân vũ trang tỉnh. Thành lập trường huấn luyện tân binh công an nhân dân vũ trang tỉnh đóng ở Dù Tho xã Tham Đôn.

Từ đây, công tác an ninh - quốc phòng thống nhất chỉ huy, chỉ đạo theo nề nếp chính quy, từng bước hiện đại của Bộ quốc phòng, Bộ công an và Bộ tư lệnh công an nhân dân vũ trang. Đặt dưới sự lãnh đạo với Tỉnh ủy. công tác quân sự và an ninh nằm trong bộ máy hoạt động phối kết hợp của các ban ngành, đoàn thể ở địa phương (ấp, xã, huyện, tỉnh).

Cũng như các đoàn thể, Hội Nông dân giải phóng tỉnh Hậu Giang sau khi hợp nhất đ/c Lê Hoàng Nhân (Sáu Thoàng) làm thư ký, đ/c Nguyễn Hoàng Kiết (Hai Thao) phó thư ký và các đ/c trong BTV: đ/c Lê Ngọc Thanh hiệu trưởng trường đào tạo cán bộ, đ/c Trần Văn Năm (Ba Cửu) phụ trách tổ chức, đ/c Nguyễn Văn Phó (Ba Sơn) ủy viên phụ trách tuyên huấn, đ/c Tô Ánh Nguyệt ủy viên phụ trách thành phố Cần Thơ, đ/c Trần Thị Hường ủy viên phụ trách thị xã SócTrăng. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Hội Nông dân giải phóng tích cực tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, yêu CNXH, ý thức làm chủ của hội viên, nông dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Hội Nông dân tập trung củng cố tổ chức Hội, phát triển hội viên. Tuy nhiên phong trào cải tạo và phát triển nông nghiệp chuyển biến chậm. Ngày 22/12/1977, Ban bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 24-CT/BBT nêu rõ: Hội Nông dân giải phóng là tổ chức chính trị của giai cấp nông dân, Hội Nông dân

87

có nhiệm vụ động viên nông dân khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp, tổ chức ổn định đời sống nông dân, vận động nông dân đi vào làm ăn tập thể. Tiếp đó, ngày 26/12/1977, Ban bí thư ra Chỉ thị 28-CT/BBT về việc xóa bỏ triệt để tàn tích phong kiến về ruộng đất, phát triển các hình thức hợp tác, lao động, sản xuất, xây dựng huyện trọng điểm và các hợp tác xã thí điểm. Thực hiện Chỉ thị số 24 CT/TW, Nghị quyết Đại hội Đại biểu tỉnh Đảng bộ Hậu Giang lần thứ I chỉ rõ: Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, coi trọng phục hóa, khai hoang, điều chỉnh lịch thời vụ theo khả năng từng vùng. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Hội Nông dân đã làm tốt việc “cắt đuôi phong kiến”, vận động nhường cơm sẻ áo trong nội bộ nông dân, xã Phú Mỹ huyện Mỹ Tú là một điển hình, chia 12000 công đất cho nông dân vùng dân tộc. Bên cạnh đó, các cấp Hội rất quan tâm phối hợp chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân. Nhiều nơi nông dân đóng góp cây, lá, công để xây dựng trường học, trạm xá, nuôi chứa giáo viên. Phong trào bình dân học vụ được tổ chức rộng khắp, nhiều xã ấp đã xóa được nạn mù chữ tiêu biểu như xã Đại Tâm huyện Mỹ Xuyên. Qua đó tạo được niềm tin trong nông dân, thu hút nông dân vào Hội ngày càng nhiều. Với kết quả trên, Hội Nông dân đã cùng các đoàn thể giải phóng thực hiện thắng lợi chương trình “cắt đuôi phong kiến”, xóa bỏ hình thức bóc lột kiểu thực dân phong kiến ở nông thôn” (1) làm chuyển biến tập quán làm ăn cũ (lúa làm 1 vụ / năm và hoàn toàn trông chờ vào mưa thuận gió hòa) sang cung cách làm ăn mới là: thâm canh tăng vụ, phát triển hoa màu đi đôi với công tác thủy lợi nội đồng và chăn nuôi gia súc, gia cầm với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp để đạt năng suất cao, sản lượng vượt trội.

Đây là lần đầu tiên, người nông dân Miền Nam nói chung và nông dân Hậu Giang nói riêng, được Đảng quan tâm lãnh đạo chuyên biệt về công tác phát triển nông nghiệp, nông thôn. Muốn nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững lên CNXH thì vấn đề xây dựng hợp tác xã sản xuất với cách làm ăn tập thể theo đường lối phân phối XHCN là “làm nhiều ăn nhiều, làm ít ăn ít. Ai không làm thì không có ăn” là mục tiêu phấn đấu của Hội Nông dân tỉnh Hậu Giang. (1)

Một phần của tài liệu quantri1_Lich su hinh thanh HND (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w