VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
2. KỸ THUẬT ÉP TIM VÀ THỔI NGẠT: 1 Kỹ thuật ép tim:
2.1. Kỹ thuật ép tim:
- Đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng cứng. - Người cấp cứu quỳ bên cạnh nạn nhân.
- Đặt cườm tay của một tay vào giữa ngực nạn nhân, ở nửa dưới của xương ức (hình 3).
Hình 3: Vị trí đặt cườm tay để ép tim
- Đặt cườm tay còn lại lên trên cườm tay đã đặt trên ngực nạn nhân - Duỗi thẳng cánh tay và đặt vai thẳng đứng so với bàn tay (hình 4)
- Ép nhanh - ít nhất 100 lần/phút và mạnh - sâu 5 cm (hình 5)
- Sau mỗi nhát ép, nhả tay để ngực phồng trở lại hoàn toàn (thời gian ấn bằng thời gian nhả, chú ý không nhấc hẳn tay khỏi ngực nạn nhân)
- Ép liên tục, tránh ngắt quãng. 2.2. Kỹ thuật thổi ngạt:
- Kiểm tra xem có dị vật đường thở khơng. Nếu có móc ra hoặc làm thủ thuật Heimlich
- Đặt đầu nạn nhân ở tư thế đầu ngửa, cằm cao (hình 6)
- Bóp 2 lỗ mũi nạn nhân bằng ngón trỏ và ngón cái của bàn tay đặt trên trán nạn nhân
- Thổi miệng - miệng, đủ mạnh tới mức nhìn thấy ngực nạn nhân phồng lên rõ (hình 7)
- Nếu không thấy ngực nạn nhân phồng lên, kiểm tra đường thở để đảm bảo thông đường thở, và thay đổi mức độ ngửa của cổ để luồng khí vào phổi được thuận lợi.
2.3. Chú ý khi thực hành cấp cứu:
- Nếu có 2 người cấp cứu, một người ép tim và một người thổi ngạt, làm một lúc rồi đổi vai (người ép tim chuyển sang thổi ngạt và người thổi ngạt chuyển sang ép tim). Nếu chỉ có 1 người cấp cứu, chỉ cần ép tim và gọi người đến hỗ trợ.
- Nếu có bóng ambu, dùng bóng ambu thay cho thổi ngạt.