VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
5. ĐỐI VỚI TRẺ SƠ SINH:
Thứ tự áp dụng giống như với người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, Chỉ khác những điểm sau:
5.1. Kiểm tra mạch:
- Bằng sờ động mạch cánh tay: Đặt 2 ngón tay vào mặt trong cánh tay và ấn nhẹ để sờ động mạch cánh tay như hình 8:
Hình 8: Sờ tìm động mạch cánh tay của trẻ sơ sinh
5.2. Kỹ thuật ép tim:
- Dùng 2 ngón tay (hình 9), hoặc dùng 2 ngón cái của cả hai tay (hình 10). Vị trí ép là giữa ngực trên xương ức và ngay dưới đường nối 2 núm vú
- Độ sâu của ép tim là 1/3 bề dày của ngực (khoảng 4 cm) - Tỷ lệ ép tim/thổi ngạt: như với trẻ em, là 15/2
5.3. Kỹ thuật thổi ngạt:
- Có thể dùng kỹ thuật thổi ngạt miệng - miệng như với trẻ em và người lớn, nhưng tốt hơn nên dùng kỹ thuật thổi ngạt miệng - miệng và mũi, dùng miệng áp vào cả miệng và mũi nạn nhân (hình 11):
Hình 11: Thổi ngạt miệng - miệng và mũi
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
ĐẶT KIM NGUỒN TĨNH MẠCH NGOẠI BIÊN 1. ĐẠI CƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG
Kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch được thực hiện bằng kim catheter tĩnh mạch ngoại vi là phương pháp tiêm, truyền tĩnh mạch sử dụng loại kim làm bằng ống nhựa mềm luồn vào trong lịng tĩnh mạch. Kim catheter có thể luồn sâu và cố định chắc chắn vào trong lòng tĩnh mạch, đầu kim khơng sắc nhọn nên khơng có khả năng đâm xuyên qua thành mạch, đặc biệt trong trường hợp người bệnh giãy giụa. Kim catheter tĩnh mạch ngoại vi được sử dụng trong những trường hợp người bệnh có chỉ định cần phải tiêm, truyền nhiều lần trong ngày hoặc phải duy trì tiêm, truyền nhiều ngày. Sử dụng kim catheter tĩnh mạch ngoại vi khắc phục được nhược điểm của kim sắt (gây chệch ven, xuyên mạch, đau trong quá trình tiêm truyền…). Hiện tại kỹ thuật đặt kim catheter tĩnh mạch ngoại vi được sử dụng rỗng rãi trong các cơ sở điều trị, mang lại nhiều tiện ích và hiệu quả cho cả người bệnh và điều dưỡng.