D: Y HỌC CỔ TRUYỀN QUY TRÌNH KỸ THUẬT
5. Theo dõi và xử trí 1 Tiêm phòng uốn ván
5.1. Tiêm phòng uốn ván
- Với người chưa tiêm phòng uốn ván lần nào: tiêm mũi đầu khi phát hiện thai nghén bất kỳ tháng nào, tiếp theo tiêm mũi thứ hai sau mũi tiêm đầu tiên ít nhất 1 tháng và cách thời gian sinh ít nhất 1 tháng.
- Với những người đã tiêm đủ 2 mũi nếu: + Lần tiêm trước < 5 năm: tiêm 1 mũi + Lần tiêm trước >5 năm: tiêm 2 năm.
- Với người đã tiêm ba mũi hoặc bốn mũi, cần tiêm nhắc lại một mũi
- Với người đã tiêm đủ 5 mũi phòng uốn ván theo đúng lịch, nếu mũi tiêm cuối cùng cách đã 10 năm trở lên thì nên tiêm 1 mũi nhắc lại.
5.3. Giáo dục sức khỏe:
5.3.1. Dinh dưỡng
- Chế độ ăn khi có thai.
+ Lượng tăng ít nhất ¼ ( tăng số bữa ăn và số lượng cơm, thức ăn trong mỗi bữa)
+ Tăng chất: đảm bảo cho sự phát triển của mẹ và con ( thịt, cá, tôm, trứng , sữa, vừng, dầu ăn, rau quả tươi)
+ Khơng nên ăn mặn, thay đổi món để ngon miệng. - Khơng hút thuốc lá, uống rượu
- Khơng uống thuốc nếu khơng có chỉ định của bác sĩ
- Tránh táo bón bằng chế độ ăn hợp lý, khơng nên dùng thuốc chống táo bón.
5.3.2. Chế độ làm việc khi có thai
- Làm theo khả năng, xen kẽ nghỉ ngơi, nhưng không quá nặng nhọc, tránh làm ban đêm.
- Không làm việc vào tháng cuối để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và để con tăng cân, không mang vác nặng trên đầu, trên vai
- Không để kiệt sức
- Không làm việc dưới nước hoặc trên cao - Không tiếp xúc với các yếu tố độc hại
- Tránh đi xa, tránh xóc xe hay va chạm mạnh - Quan hệ tình dục thận trọng.
5.3.3. Vệ sinh khi có thai
- Nhà ở phải thống khí sạch sẽ, tránh ẩm, nóng, khói - Mặc quần áo rộng và thoáng
- Tắm rửa thường xuyên, giữ sạch vú và bộ phận sinh dục hàng ngày - Duy trì cuộc sống thoải mái, tránh căng thẳng
- Ngủ ít nhất 8h mỗi ngày, chú trọng ngủ trưa. - Tránh bơm rửa trong âm đạo
5.4. Theo dõi và tái khám
- Ghi chép sổ và phiếu tái khám, phiếu hẹn
- Ghi sổ khám thai hay phiếu “Theo dõi sức khỏe bà mẹ và sơ sinh tại nhà” - Trong phần ghi phiếu khám, ngồi tình hình thai phụ và các số liệu thăm khám đo được, nhất thiết phải ghi lại kết quả đánh giá về lần khám thai đó, các dấu hiệu quan trọng thai phụ cần tự theo dõi, tên thuốc và liều dùng (nếu có) và thời gian hẹn tái khám.
- Ghi lại trên phiếu khám thai lưu ở trạm và để phiếu lưu này ở trạm, viết phiếu hẹn khám lần tiếp theo cho thai phụ.
- Ở trạm phải có sổ quản lý thai, trong những lần khám sau phát hiện có nguy cơ thì đánh dấu vào sổ và phiếu khám.
5.5. Dặn dị
- Thơng báo cho thai phụ biết kết quả của lần khám thai có bình thường khơng, tình trạng mẹ và thai phát triển thế nào, cần lưu ý những điểm gì trong thời gian từ sau khi khám đến lần khám tiếp theo, các dấu hiệu cần đi khám ngay.
- Nên thực hiện tư vấn và chuyển đi khám tuyến trên từ khi chưa có thai cho các trượng hợp:
+ Mẹ có tuổi từ 35 trở lên
+ Tiền sử có con bị dị tật bẩm sinh bất thường + Gia đình có con bất thường
+ Tiền sử tiếp xúc với các hóa chất độc hại, thuốc gây dị dạng thai, tia xạ.. + Tư vấn cho các phụ nữ, các cặp vợ chồng có nguy cơ cao thai bị bất thường chuyển lên tuyến trên khám.
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
THEO DÕI CHUYỂN DẠ SINH THƯỜNG NGÔI CHỎMCác nguyên tắc chăm sóc trong chuyển dạ Các nguyên tắc chăm sóc trong chuyển dạ
Phải theo dõi chuyển dạ một cách tồn diện, có hệ thống, phải biết ghi đầy đủ các thông số vào biểu đồ chuyển dạ để theo dõi; Phân tích và nhận định được biểu đồ chuyển dạ, phát hiện các yếu tố bất thường trong chuyển dạ, để kịp thời xử trí (thuốc, thủ thuật, phẫu thuật hay chuyển tuyến) đảm bảo an toàn cho mẹ và con;
Nếu sản phụ được quyết định đẻ tại cơ sở y tế xã, người nữ hộ sinh cần phải chuẩn bị những dụng cụ tối thiểu cần thiết và đảm bảo vô khuẩn cùng với những dụng cụ để chăm sóc sơ sinh ngay sau đẻ. Nếu sản phụ đẻ tại nhà phải chuẩn bị nước sạch, đã đun sôi để nguội và sử dụng gói đỡ đẻ sạch (hoặc bộ dụng cụ đã được hấp vơ khuẩn trong túi đỡ đẻ cấp cứu); Tận tình, kiên nhẫn và tỉ mỉ là những đức tính cần thiết của người chăm sóc trong chuyển dạ; Trong khi theo dõi quá trình chuyển dạ, CBYT cần động viên, hỗ trợ về tinh thần giúp cho sản phụ giảm bớt lo lắng; Hướng dẫn sản phụ cách thở và khuyến khích họ đi lại, khơng nên nằm một chỗ khi khơng có cơn co; Khuyến khích sản phụ đi tiểu 2 giờ/lần.