III. Tư vấn cho các nhóm đối tượng đặc biệt 1 Vị thành niên
3. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN TRONG THỜI KỲ SỔ RAU
Ngay sau khi đẻ thai, sản phụ cần được theo dõi toàn trạng mạch, huyết áp, mức độ chảy máu âm đạo, co hồi tử cung toàn trạng trước khi chuyển về buồng hậu
sản.
- Nếu ngay sau khi thai ra, chưa kịp xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ, sản phụ bị băng huyết: Bóc rau nhân tạo và kiểm sốt tử cung ngay rồi cho tiêm thuốc co hồi tử cung (oxytocin, ergometrin). Xem bài Bóc rau nhân tạo.
- Băng huyết sau khi rau đã ra: kiểm soát tử cung và tiêm thuốc co tử cung. - Sót rau hay sót trên 1/3 màng rau: Kiểm sốt tử cung để lấy nốt rau và màng sót.
Bảng kiểm: Kiểm tra bánh rau
TT Quy trình Có Khơng Ghi chú
Kiểm tra rau được tiến hành sau khi xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ và chắc chắn rằng tử cung của sản phụ đã co hồi tốt, không bị chẩy máu.
Kiểm tra rau nên làm ở nơi rộng rãi, đủ ánh sáng để
dễ quan sát. Không nên kiểm tra rau ở ngay dưới chân bàn đẻ.
Kiểm tra mặt múi bánh rau
Đặt bánh rau trên mặt phẳng của khay hoặc trên lòng bàn tay, cho mặt múi ngửa lên
Dùng bông hoặc gạc, gạt hết máu cục để dễ quan sát.
Quan sát từ trung tâm ra xung quanh bánh rau xem có nhẵn bóng, có bị xây sát, có mất múi nào khơng (nếu sót phải kiểm sốt tử cung).
Đánh giá chất lượng múi rau: các ổ nhồi máu, các ổ lắng đọng canxi, tình trạng xơ hóa…
Kiểm tra mặt màng bánh rau
Đặt bánh rau cho mặt múi úp vào lòng bàn tay, màng rau tỏa ra xung quanh.
Quan sát vị trí bám của dây rốn: trung tâm, bám cạnh hay bám màng.
Quan sát các mạch máu từ chân dây rốn đi ra đến tận bờ mép bánh rau. Tìm xem có mạch máu nào đi từ rìa bánh rau ra ngồi màng rau để theo hướng đó phát hiện bánh rau phụ.
Kiểm tra màng rau
Cầm vào kìm đã kẹp dây rốn nâng bánh rau lên cho màng rau thõng xuống
Quan sát màu sắc màng rau và đánh giá xem đủ hay thiếu.
Quan sát vị trí lỗ ối có cân đối so với màng chung quanh. Khi lỗ rách lệch cần đo từ lỗ vỡ ối đến bờ
bánh rau của bên có màng ngắn nhất (dưới 10 cm là rau bám thấp).
Với bánh rau trong sinh đơi: bóc tách màng ngăn đơi hai buồng ối xem có mấy nội và trung sản mạc để xác định có một hay hai bánh rau.
Kiểm tra dây rốn
Xem có bị thắt nút khơng
Quan sát mặt cắt của dây rốn xem có đủ 2 động mạch, 1 tĩnh mạch và có bất thường gì khơng. Đo độ dài của dây rốn (đo 2 phía, phía bánh rau và phía sơ sinh đã được kẹp cắt)
Cân bánh rau
Ghi chép vào hồ sơ: giờ đỡ rau, kiểu sổ rau, tình trạng rau, cân nặng, chiều dài dây rốn, lượng máu mất và các bất thường (nếu có)
QUY TRÌNH KỸ THUẬTCẮT VÀ KHÂU TẦNG SINH MƠN CẮT VÀ KHÂU TẦNG SINH MƠN 1. CHỈ ĐỊNH
1.1. Về phía người mẹ:
- Âm hộ hẹp, tầng sinh môn ngắn và các cơ cứng chắc, không giãn khi đầu xuống.
- Tâng sinh mơn có khả năng rách rộng khi thai sổ, đặc biệt do phù nề. - Mẹ quá yếu sức rặn làm giai đoạn sổ quá lâu, tim thai chậm
1.2. Về phía thai nhi:
- Thai to.
- Sổ khó do mắc vai
2. CHUẨN BỊ
- Phương tiện: hộp cắt khâu tầng sinh môn (kéo thẳng đầu tù, kim, kìm kẹp kim, chỉ tự tiêu và không tiêu, gạc củ ấu, thuốc gây tê Lidocain 1%).
- Sản phụ: được hướng dẫn cách rặn, được giải thích lý do và cách thức thực hiện việc cắt và khâu lại tầng sinh môn.