III. Tư vấn cho các nhóm đối tượng đặc biệt 1 Vị thành niên
5. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
Sa dây rau: rất hiếm gặp nếu bấm ối đúng chỉ định và đúng kỹ thuật. Nếu
phát hiện sa dây rau cho sản phụ nằm tư thê đầu gối - ngực (đầu thấp, mông cao) dùng 2 ngón tay đẩy ngơi thai lên tránh đè vào dây rau. Cho thuốc giảm co
spasmaverin 40 mg tiêm bắp một ống. Yêu cầu trợ giúp ngay từ tuyến trên. Theo dõi tim thai liên tục và có thể chuyển tuyến nếu người đỡ đẻ khơng có kinh nghiệm xử trí (Xem bài Xử trí sa dây rau).
Bảng kiểm: Kỹ thuật bấm ối
TT Các bước Có Khơng Ghichú
Chuẩn bị phương tiện cần thiết và tư thế sản phụ. Nói với sản phụ (và gia đình) những việc sắp làm, lắng nghe, đáp lại các câu hỏi và các mối quan tâm của sản phụ.
Nghe tim thai.
Mang các trang bị bảo hộ. Rửa tay và đeo găng vô khuẩn.
Sát khuẩn âm hộ và trải khăn vô khuẩn. Đặt thông bàng quang (nếu cần).
Đưa ngón trỏ và giữa vào âm đạo tới màng ối.
Kiểm tra xem có sa dây rau trong bọc ối, vị trí của ngơi, và tình trạng đầu ối.
Luồn kẹp có mấu vào giữa 2 ngón tay và chọc màng ối.
Giữ cho nước ối chảy ra từ từ
Quan sát nước ối chảy ra về số lượng và màu sắc. Đánh giá độ mở cổ tử cung sau bấm ối và kiểm tra xem có sa dây rau hay sa chi không.
Kiểm tra lại tim thai.
Ghi kết quả bấm ối vào hồ sơ hoặc biểu đồ chuyển dạ
Ghi nhớ: Luôn luôn nghe tim thai trước và sau khi bấm ối.
QUY TRÌNH KỸ THUẬTLÀM RỐN SƠ SINH LÀM RỐN SƠ SINH 1. DỤNG CỤ VÀ CHUẨN BỊ
Bộ làm rốn được chuẩn bị sẵn với các dụng cụ được xử lý vô khuẩn, bao gồm: - 1 đôi găng tay y tế.
- 1 kéo thẳng đầu tù.
- Chỉ lanh vô khuẩn 30cm (hoặc 1 kẹp rốn bằng nhựa). - Dung dịch sát khuẩn (cồn 70o).
Bàn làm rốn tại góc sơ sinh trong phịng đẻ phải có đủ ánh sáng, được sưởi ấm và tránh gió lùa.
2. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Trẻ sơ sinh sau khi đã được cắt rốn, người đỡ đẻ cầm kẹp dây rốn và bế bé đặt lên bàn làm rốn
- Người đỡ đẻ sau khi lau khô, ủ ấm, hút dịch cho bé, khi đã thở và khóc tốt thì bắt đầu thay đơi găng mới trong hộp làm rốn.
- Nâng kẹp dây rốn lên cao, đặt 1 miếng gạc che quanh chân rốn, sát khuẩn từ chân rốn lên phía kẹp rốn bằng cồn 70o
- Nếu dùng chỉ:
+ Buộc rốn bằng một sợi chỉ lanh vô khuẩn (được ngâm trong cồn 70o), buộc vòng cách chân rốn chừng 3cm, phải buộc chặt để tránh chảy máu và buộc 2 vòng chặt cách nhau 0,5cm.
+ Cắt bỏ phần dây rốn cịn lại trên nút buộc (khơng chạm tay vào mỏm cắt) + Kiểm tra động mạch và tĩnh mạch trên mặt cắt (bình thường là 1 tĩnh mạch và 2 động mạch), dùng bơng cồn thấm xem có chảy máu khơng.
+ Sát khuẩn mặt cắt và dây rốn một lần nữa bằng cồn 70o.
+ Khơng băng kín cuống rốn (có thể bọc nhẹ bằng một lớp gạc mỏng). + Cắt phần chỉ buộc rốn còn thừa.
- Nếu dùng kẹp rốn nhựa (thay cho buộc chỉ):
+ Kẹp rốn ở vị trí cách gốc rốn 3 cm
+ Đặt kẹp theo hướng trên dưới, không kẹp ngang + Cắt rốn cách mặt ngoài kẹp 0,5 -1 cm.
+ Lau mỏm cắt bằng cồn 70o. + Sát khuẩn mỏm cắt.
+ Khơng băng kín cuống rốn (có thể bọc nhẹ bằng một lớp gạc mỏng).
Hình: Làm rốn bằng kẹp
Bảng kiểm: Kỹ thuật làm rốn sơ sinh
chú
Chuẩn bị dụng cụ: chỉ không tiêu (hoặc 1 kẹp nhựa), kéo, băng gạc vô khuẩn, cồn sát khuẩn 700.
Rửa tay, khử khuẩn, đeo găng tiệt khuẩn. Đặt miếng gạc lót ở chân rốn.
Sát khuẩn từ chân rốn lên phía kẹp rốn bằng cồn 700. Buộc chặt cuống rốn cách chân rốn 3cm.
Buộc vòng thứ hai chặt cách vòng đầu 0,5cm.
Cắt bỏ phần dây rốn ngoài nút buộc thứ hai (hoặc kẹp rốn nhựa).
Kiểm tra động mạch và tĩnh mạch trên mặt cắt (1 tĩnh mạch và 2 động mạch).
Sát khuẩn mỏm cắt và dây rốn còn lại một lần nữa bằng cồn 700.
Bọc kín mỏm cắt và rốn bằng gạc vơ khuẩn.
Cắt phần chỉ buộc rốn còn thừa (nếu buộc rốn bằng chỉ). Băng rốn nhẹ nhàng, đủ chặt bằng băng thun hay băng cuộn.
Ghi chú: Nếu có kẹp rốn nhựa vơ khuẩn thì thay hai bước 5 và 6 bằng thao
tác kẹp dây rốn bằng kẹp đó và khơng thực hiện bước 11.
Đánh giá: Đạt khi thực hiện đủ 10-12 bước trong bảng kiểm (tùy theo làm
rốn bằng kẹp nhựa hay vô khuẩn)