THEO DÕI VÀ XỬ LÝ TAI BIẾN

Một phần của tài liệu quy-trinh-ky-thuat-2020 (Trang 156 - 158)

III. Tư vấn cho các nhóm đối tượng đặc biệt 1 Vị thành niên

3. THEO DÕI VÀ XỬ LÝ TAI BIẾN

Theo dõi

- Theo dõi nút buộc rốn trong những giờ đầu bị lỏng gây chảy máu rốn.

- Không để ướt rốn và thay băng rốn hàng ngày để đề phòng nhiễm khuẩn rốn.

Xử trí

- Chảy máu rốn: Buộc lại.

- Rốn rụng sớm có chảy máu ở chân rốn: Tùy theo mức độ, nếu chỉ rỉ ít thì băng ép lại, nếu chảy nhiều thì phải khâu cầm máu (nếu khơng có điều kiện thì tạm băng ép và chuyển trẻ lên tuyến trên để khâu cầm máu).

- Nhiễm khuẩn và ướt chân rốn: rửa sạch hàng ngày bằng nước muối 0,9%, thấm khô, sát khuẩn bằng cồn 70 o, nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn lan tỏa như da vùng quanh rốn đỏ, trẻ có sốt cần chuyển tuyến trên.

QUY TRÌNH KỸ THUẬTKIỂM TRA BÁNH RAU KIỂM TRA BÁNH RAU

Kiểm tra rau là thao tác quan sát các mặt của bánh rau, màng rau, dây rốn sau khi đã lấy được rau ra qua xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ để xem những thành phần đó có bình thường hay khơng, có sót rau, sót màng rau khơng. Kiểm tra rau phải được thực hiện cho mọi trường hợp đẻ đường âm đạo, khơng phân biệt đó

là đẻ dễ hay đẻ khó.

1. CHUẨN BỊ

- Một khay to, phẳng hoặc một chậu đựng rau khi rau ra.

- Găng tay cao su, bông, gạc cần cho việc lau thấm máu khi kiểm tra.

2. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

2.1. Kiểm tra mặt múi bánh rau

- Đặt bánh rau trên một khay đáy phẳng hoặc trên lòng bàn tay, cho mặt múi ngửa lên trên, dùng bông hoặc gạc gạt máu cục để dễ quan sát.

- Quan sát kỹ múi rau từ trung tâm ra chung quanh xem có nhẵn bóng khơng, mặt múi rau có bị xây xước, mất múi nào hay có bị bất thường khơng? Nếu có nơi bị khuyết thì múi rau tại đó đã sót lại trong tử cung, phải kiểm soát tử cung để lấy ra.

- Đánh giá chất lượng múi rau: Có các ổ nhồi máu, các ổ lắng đọng canxi, tình trạng rau có bị xơ hóa hay khơng.

2.2. Kiểm tra mặt màng của bánh rau

- Đặt bánh rau cho mặt múi úp vào lòng bàn tay, màng rau tỏa xung quanh lòng bàn tay.

- Quan sát vị trí bám của dây rốn: Bám trung tâm, bám cạnh hay bám màng. - Quan sát các mạch máu từ chân rốn đi ra đến tận bờ mép bánh rau. Chú ý tìm kỹ xem có mạch máu nào đi qua rìa bánh rau ra hướng màng rau để theo hướng đó phát hiện bánh rau phụ. Nếu chỉ thấy mạch máu chạy ra khỏi bánh rau mà khơng tìm thấy múi rau phụ nào thì chắc chắn múi rau phụ cịn sót trong tử cung, phải kiểm sốt tử cung.

2.3. Kiểm tra màng rau

- Quan sát màng rau và đánh giá xem đủ hay thiếu.

- Quan sát vị trí lỗ rách ối có cân đối so với màng chung quanh (rau bám đáy). Nếu lỗ rách ối bị lệch, một bên màng ngắn dưới 10cm, bên kia dài hơn nhiều là rau bám thấp.

- Với bánh rau sinh đơi cần bóc tách màng ối ngăn đơi hai buồng ối xem có mấy nội và trung sản mạc. Nếu tách ra được 4 màng mỏng, 2 nội, 2 trung sản mạc hoặc 3 màng (2 nội và 1 trung sản mạc) thì có thể kết luận là có 2 bánh rau. Nếu chỉ có 2 nội sản mạc thì đó là sinh đơi một bánh rau.

2.4. Kiểm tra dây rốn

- Tìm xem có bị thắt nút. Cần phân biệt với trường hợp dây rốn có một chỗ phồng ra do dãn tĩnh mạch ở bên trong có thể lẫn với nút thắt.

- Quan sát mặt cắt của dây rốn: Kiểm tra có đủ 2 động mạch,1 tĩnh mạch rốn và xem có gì bất thường.

- Sau cùng đo độ dài của dây rốn, đo 2 phía: phía bám vào bánh rau và phía bám vào rốn sơ sinh. Bình thường độ dài này trung bình từ 45-60 cm.

- Cuối cùng, sau khi đã kiểm tra bánh rau, cần cân xem bánh rau nặng bao nhiêu. Trung bình trọng lượng bánh rau bằng 1/5 đến 1/6 trọng lượng thai nhi (khoảng trên dưới 600 gam).

Một phần của tài liệu quy-trinh-ky-thuat-2020 (Trang 156 - 158)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w