5. Kết cấu luận văn
2.3.2. Tổng quan về xuất khẩu ngành thủy sản
Trong 5 năm qua, ngành Thủy sản Việt Nam đã nắm bắt được điều kiện thuận ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
kể vào GDP quốc gia, giải quyết việc làm cho hàng trăm ngàn lao động địa phương, tạo ra nhiều doanh nghiệp (DN) mũi nhọn đối với nền kinh tế và làm thay đổi bộ mặt phát triển nhiều địa phương trong cả nước. Từ 2012 đến 2016, ngành Thủy sản có “bước phát triển vàng” với tổng giá trị xuất khẩu đạt khoảng 46 tỷ USD, lớn hơn nhiều tổng giá trị xuất khẩu trong 11 năm trước đó.
Giai đoạn này, Việt Nam đã mở rộng xuất khẩu hàng thủy sản đến 50 thị trường trên thế giới. Những thị trường chính đem lại nguồn lợi lớn là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada, Đức, Australia… Trong đó, Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nhất mặt hàng thủy sản Việt Nam và Trung Quốc là thị trường tiềm năng của nước ta.
Để đảm bảo nguồn cung cho thị trường, thời gian qua Chính phủ và các cơ quan chức năng có nhiều chính sách về khai thác, đánh bắt bền vững nguồn thủy sản biển, mở rộng quy mô nền sản xuất. Việt Nam cũng tập trung đối phó các vấn đề pháp lý, chính sách bảo hộ thương mại và tác động từ thị trường đến nền sản xuất – xuất khẩu thủy sản của nước ta.
Bên cạnh các yếu tố thuận lợi, ngành Thủy sản nước ta cũng gặp phải không ít khó khăn, trong đó, phải kể đến là tình trạng chênh lệch giữa quy mô, khối lượng sản xuất và giá trị xuất khẩu, đời sống của người lao động chưa được cải thiện và ô nhiễm môi trường gia tăng.
Từ nay đến năm 2020, Chính phủ đề ra mục tiêu phấn đấu giữ ổn định sản lượng khai thác thủy sản ở mức 2,4-2,6 triệu tấn/năm, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 11%/năm. Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ sẽ nỗ lực, tạo điều kiện về chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển ngành Thủy sản. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện nay, có nhiều yếu tố khách quan, chủ quan tác động tới sự phát triển bền vững của ngành Thủy sản xuất khẩu:
- Về tác động tích cực: Việt Nam có nhiều yếu tố thiên nhiên ban tặng như đường bờ biển dài, hệ thống sông, hồ đa dạng rất thuận lợi cho nuôi trồng các loại thủy sản. Biển của Việt Nam có nhiều dòng hải lưu nóng, lạnh khác nhau nên nguồn cá, hải sản khá phong phú. Ngư dân Việt Nam có truyền thống đi biển khai thác hải
sản lâu đời, hình thành các làng nghề đánh cá xa bờ cũng như có đặc điểm tính cách phù hợp với phát triển ngư nghiệp.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã quan tâm và tập trung phát triển ngành kinh tế mũi nhọn này, tạo lập hệ thống sản xuất – kinh doanh có chiến lược, bài bản. Nhờ đó, hải sản Việt Nam đã xây dựng được thương hiệu uy tín, được người tiêu dùng trong khu vực và thế giới ưa chuộng.
- Về tác động tiêu cực: Ngành Thủy sản nước ta hiện nay đang phải đối mặt với yếu tố thời tiết, biến đổi khí hậu, tác động nghiêm trọng tới quy hoạch, cơ cấu sản xuất và tập quán nuôi trồng thủy sản của người dân. Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm môi trường ở sông, hồ, một số vùng biển khiến thủy sản chết hàng loạt.
Tình trạng tăng trưởng “nóng” của một số thị trường thủy sản cũng để lại nhiều hệ lụy, nhất là “tình trạng được mùa mất giá”. Ngoài ra, sự thay đổi tỷ giá, biến động thị trường cũng tác động mạnh đến DN và toàn ngành Thủy sản.[20]
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan trong năm 2017, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu hơn 8,3 tỷ USD thủy sản các loại, tăng 18% so với kết quả thực hiện trong năm 2016. Với kết quả này, thủy sản là nhóm hàng đứng thứ 6 trong số các nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam trong năm 2017.
Mặc dù xuất khẩu thủy sản còn gặp nhiều khó khăn bởi những rào cản kỹ thuật như quyết định rút “thẻ vàng” của Liên minh châu Âu (EU) hay các rào cản thương mại cũng như phải cạnh tranh với các sản phẩm từ các nước khác nhưng xuất khẩu thủy sản năm 2017 vẫn đạt được mức cao so với các năm trước. Số liệu được chi tiết trong Biểu đồ 2 dưới đây.
6558 7048 8316 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
T ri ệu U S D
Biểu đồ 2.2: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong giai đoạn năm 2015 – 2017
Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2018
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan thì thời điểm xuất khẩu thủy sản ở mức cao trong năm là từ tháng 8 đến tháng 10 với mức bình quân là 820 triệu USD/tháng, gấp 1,5 lần so với mức bình quân của các tháng đầu năm.
Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2018
Biểu đồ 2.3: Diễn biến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam theo tháng trong năm 2017
Trong năm 2017, EU đã vượt qua Hoa Kỳ trở thành thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với trị giá đạt 1,46 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2016. Các thị trường khác tiêu thụ thủy sản lớn của Việt Nam bao gồm: Hoa Kỳ đạt 1,41 tỷ USD, giảm nhẹ 1,9% so với năm 2016; Nhật Bản: 1,3 tỷ USD, tăng 18,6%; Trung Quốc: 1,09 tỷ USD, tăng mạnh 59,4%; Hàn Quốc: 779 triệu USD, tăng 28,1% ,…
Song song, với việc xuất khẩu thủy sản tăng tốt thì nhập khẩu nguyên liệu thủy sản đầu vào để chế biến xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2017 cũng tăng cao, tính chung chiếm gần 80% tổng kim ngạch nhập khẩu 1,44 tỷ USD của mặt hàng này. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ của nhóm hàng thủy sản trong năm 2017.
Các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu thủy sản chủ yếu có xuất xứ từ: Ấn Độ: 357 triệu USD, tăng 29,6%; Na Uy: 122 triệu USD, tăng 17,3%; Trung Quốc: 112 triệu USD, tăng mạnh 58%; Đài Loan: 103 triệu USD, tăng 3,4%... so với năm 2016.