Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường các nước thuộc hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (CPTPP) (Trang 88 - 91)

5. Kết cấu luận văn

3.2. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản

Mặc dù thời gian qua xuất khẩu thủy sản của nước ta luôn gặt hái nhiều thành công, năm sau cao hơn năm trước, đó là vấn đề đáng mừng cho xuất khẩu thủy sản của nước ta, tuy nhiên thách thức không hề nhỏ hiện nay: chất lượng hàng hóa xuất khẩu không ổn định, "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu (EC) đối với khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU),… những thị trường lớn nước ta khó cạnh trạnh nổi với các nước trên thế giới. Vì vậy mở rộng thị trường sang nhiều nước khác trên thị trường thế giới sẽ tạo thêm nhiều cơ hội cho các mặt hàng xuất khẩu nói chung, thủy sảnnói riêng.

Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực từ ngày 30 tháng 12 năm 2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên

hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Mexico, Nhật Bản, Singapore, Newzealand, Canada và Australia. Đối với Việt Nam, Hiệp định có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019. đã và đang tạo ra sức hút mới cho đầu tư trực tiếp nước ngoài, giúp nước ta có thêm năng lực sản xuất mới. Tuy nhiên, thách thức không hề nhỏ: Thương mại toàn cầu năm 2018 được dự báo sẽ tiếp tục khởi sắc nhưng vẫn tiềm ẩn những biến động khó lường khi quan hệ ngoại giao, kinh tế giữa các nền kinh tế lớn đang trở nên căng thẳng trong những ngày gần đây. Nguy cơ về một cuộc chiến thương mại giữa các cường quốc tuy không lớn nhưng vẫn âm ỉ, dẫn đến tâm lý không an tâm cho doanh nghiệp, nhà đầu tư như: Chủ nghĩa bảo hộ đang xuất hiện trở lại và thể hiện rõ ràng hơn trong những tháng đầu năm 2018. Việc áp dụng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và về bảo vệ môi trường ngày càng khắt khe cũng sẽ tạo nên những rào cản mới bất lợi cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Thêm nữa, giá nông sản đã tăng khá tốt trong năm qua nên khả năng tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nhờ yếu tố giá không còn nhiều.

Mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 2016-2020 trong đó mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020 là: Tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản bình quân hằng năm đạt 6 %; Tổng sản lượng thủy sản đạt từ 6,5 đến 7 triệu tấn; Giá trị xuất khẩu thủy sản đạt từ 8 đến 9 tỷ USD; Chủ động sản xuất trong nước 100% giống các đối tượng nuôi thủy sản chủ lực; 100% giống tôm sú, tôm chân trắng, cá tra là giống sạch bệnh; 100% diện tích nuôi tập trung thâm canh các đối tượng nuôi chủ lực đạt chứng nhận VietGAP hoặc chứng nhận tương đương (GlobalGAP, ASC. BAP); Công suất cảng cá tăng thêm khoảng 350.000 tấn hàng qua cảng/năm, công suất neo đậu tăng thêm khoảng 15.000 tàu; Tàu cá khai thác vùng khơi được cung cấp bản tin dự báo ngư trường; Bảo đảm hoạt động của lực lượng kiểm ngư thực hiện các nhiệm vụ thực thi pháp luật về thủy sản.[11]

Để đạt được mục tiêu trên, nước ta cần nắm rõ về mỗi thị trường cũng như nhu cầu để có giải pháp thích hợp:

- Nước Nhật là quốc gia có tỷ trọng nhập khẩu thủy sản với số lượng lớn từ nước ta (chiếm 57%) lượng nhập khẩu trong khối CPTPP, mặt hàng chính là tôm.

Thị trường Nhật hiện nay là thị trường tiềm năng, có nhu cầu rất cao nhưng các nước khó thâm nhập vào thị trường này bởi các lý do sau: yêu cầu sản phẩm chất lượng rất cao ở Nhật, họ kiểm tra hàm lượng chất tẩy trắng, chất kháng sinh, kháng khuẩn trong tôm có thừa hay không. Tương tự, các sản phẩm cá ngừ đóng hộp, mực và bạch tuộc ướp lạnh hoặc đông lạnh có khả năng xuất khẩu tốt. Tuy nhiên, về dài hạn, các sản phẩm này sẽ phải cạnh tranh về giá với Thái Lan, Philippines, Ấn Độ, Peru, Trung Quốc, Maroc. Cá Tra là một trong những mặt hàng xuất khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam tuy nhiên đây không phải là mặt hàng định hướng xuất khẩu tại thị trường này do thói quen ít tiêu dùng cá nước ngọt của người dân Nhật Bản. Khi CPTPP có hiệu lực sẽ giúp thuế suất giảm, khi đó thủy sản nước ta sẽ cạnh trạnh được về giá so với các nước chưa tham gia hiệp định: Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan,…Đồng thời lúc này việc kiểm soát chất lượng sản phẩm là việc cần đặt lên hàng đầu để sản phẩm nước ta chiếm ưu thế ở thị trường khó tính này.

- Đối với các nước Newzealand, Canada và Singapore khi thuế quan giảm thì xuất khẩu thủy sản từ nước ta cũng khó tăng trưởng cao hơn. Tuy nhiên xét ở góc độ nhu cầu thì đây là những thị trường còn nhu cầu rất lớn nhưng đã nhập khẩu từ các nước khác có khả năng cạnh tranh cao hơn bởi vì Singapore hiện nay 95% lượng thủy sản là từ nhập khẩu, do đó với số lượng nhập khẩu rất ít từ nước ta là do bị cạnh tranh từ các nước khác. Singapore chuyển hướng thị trường nhập khẩu từ nước ta hay không là do việc xúc tiến thương mại, quảng bá và sản phẩm đạt chất lượng.

- Đối với các nước: Úc, Mexico, Chile và Peru, đây là những thị trường tiềm năng bởi vì thị phần xuất khẩu thủy sản vào thị trường các nước này còn thấp và đây là những thị trường mới. Những sản phẩm tập trung vào các thị trường này: phile cá và sản phẩm tôm.

- 2 nước Peru và Mexico đang được khuyến khích nuôi để cung cấp cho thị trường trong nước. Giá cũng là yếu tố nếu thủy sản nước ta muốn xâm nhập vào các thị trường này. Bởi vì nếu giá nhập khẩu thấp hơn giá trong nước thì sẽ ưu tiên nhập khẩu hơn.

-Thị trường Chile, đối với thuế suất cũng đã giảm, nhưng các doanh nghiệp chưa mở rộng để tìm kiếm nhiều ở thị trường này, và ngôn ngữ cũng tạo một rào cản vô hình cho doanh nghiệp hai nước, nhất là phía Chile, khi các hiệp hội thủy sản, doanh nghiệp, các website chỉ có tiếng Chile, không có tiếng Anh, một ngôn ngữ quốc tế dùng trong giao dịch thương mại. Đối với Chile hiện nay nhập khẩu chủ yếu là cá tra, các mặt hàng không đáng kể.

- Để hàng Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Australia, các doanh nghiệp Việt cần nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu. Các doanh nghiệp cần chú trọng áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và cạnh tranh được với hàng hóa của các quốc gia khác. Trong đó, những quy định, tiêu chuẩn hàng hóa, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm tại thị trường này rất nghiêm ngặt. Thực tế đó đòi hỏi, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản, lương thực, thực phẩm, rau quả cần thay đổi cách thức kinh doanh, tìm hiểu thị hiếu tiêu dùng; lựa chọn sản phẩm phù hợp và hình thành chuỗi liên kết để nâng cao khả năng cạnh tranh.

- Brunei là nước giàu, mặt hàng chủ yếu của Brunei là xuất khẩu dầu mỏ.Mặc dù kim ngạch thương mại còn hạn chế nhưng Brunei đã trở thành đối tác thương mại, nhà đầu tư tiềm năng và đáng tin cậy của Việt Nam. Điều này phản ánh trong quan hệ kinh tế hai nước cả về quy mô và gia tăng tốc độ phát triển kinh tế. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu sang Brunei là mặt hàng cá.

- Malaysia hiện đang có nhu cầu về lượng hải sản cao, để đáp ứng nhu cầu trong nước họ đang khuyến khích nuôi trồng và đánh bắt. Tuy nhiên diện tích đang bị thu hẹp do ngành công nghiệp dầu cọ đã dẫn đến khang hiếm diện tích. Các mặt hàng thủy sản nước ta xuất khẩu sang thị trường này đang có xu hướng tăng và tập trung chủ yếu là mặt hàng cá, phi lê cá,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường các nước thuộc hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (CPTPP) (Trang 88 - 91)