Phần II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2. Giới thiệu về hiệp định CPTPP
Theo Trung tâm WTO, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là Hiệp định thương mại tự do được đàm phán từ tháng 3/2010, bao gồm 12 nước thành viên là Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam. TPP được chính thức ký ngày 4/2/2016 và được dự kiến sẽ có hiệu lực từ 2018. Tuy nhiên, đến tháng 1/2017, Hoa
Kỳ tuyên bố rút khỏi TPP, khiến TPP không thể đáp ứng điều kiện có hiệu lực như dự kiến ban đầu. Tháng 11/2017, 11 nước thành viên TPP ra Tuyên bố chung thống nhất đổi tên TPP thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). CPTPP được chính thức ký kết vào tháng 3/2018 bởi 11 nước thành viên còn lại của TPP (không bao gồm Hoa Kỳ). Hiệp định CPTPP đã được 6 nước thành viên phê chuẩn, bao gồm Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, Singapore, New Zealand, và đã chính thức có hiệu lực vào ngày 30/12/2018. CPTPP giữ nguyên gần như toàn bộ các cam kết của TPP ngoại trừ (i) các cam kết của Hoa Kỳ hoặc với Hoa Kỳ; (ii) 22 điểm tạm hoãn (có Danh mục chi tiết) và (iii) một số sửa đổi trong các Thư song phương giữa các Bên của CPTPP.
CPTPP gồm Lời mở đầu và 7 điều khoản (Điều 1- Tích hợp Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, Điều 2 - Tạm đình chỉ thực hiện một số điều khoản, Điều 3 - Hiệu lực, Điều 4 - Rút khỏi Hiệp định, Điều 5 - Gia nhập, Điều 6 - Rà soát Hiệp định CPTPP và Điều 7 - Các lời văn xác thực) đồng thời, có Phụ lục Danh mục tạm dừng thi hành một số điều khoản của TPP đã được 12 nước (gồm cả Mỹ) ký kết năm 2016, trong đó có 11 nghĩa vụ liên quan tới Chương Sở hữu trí tuệ, 2 nghĩa vụ liên quan đến Chương Mua sắm của Chính phủ và 7 nghĩa vụ còn lại liên quan tới 7 chương (Chương 1 - Quản lý hải quan và Tạo thuận lợi Thương mại, Đầu tư; Chương 2 - Thương mại dịch vụ xuyên biên giới; Chương 3 - Dịch vụ Tài chính; Chương 4 - Viễn thông; Chương 5 - Môi trường; Chương 6 - Minh bạch hóa; và Chương 7 - Chống tham nhũng).Ngoài ra, Phụ lục này còn điều chỉnh lại nội dung dẫn chiếu liên quan tới thời điểm có hiệu lực cho phù hợp hơn với Hiệp định CPTPP đối với bảo lưu về các biện pháp không tương thích trong dịch vụ và đầu tư của Brunei và bảo lưu về doanh nghiệp Nhà nước của Malaysia.
Cũng như với Hiệp định TPP trước đây, các nước thành viên cũng ký một số Thư trao đổi về vấn đề liên quan đến các nội dung thuộc quan tâm riêng của mỗi nước trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP.
Là một hiệp định thương mại tự do lớn thứ ba khu vực hiện nay, được thiết kế toàn diện, chất lượng cao và trên cơ sở tự nguyện, cân bằng lợi ích của các thành
viên, có tính đến trình độ phát triển của các nước, CPTPP sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho tất cả các nước tham gia
2.3. Tổng quan về xuất khẩu của Việt Nam nói chung và ngành thủy sản nói riêng 2.3.1. Tổng quan về xuất khẩu của Việt Nam