Điểm yếu (W)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường các nước thuộc hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (CPTPP) (Trang 87 - 88)

Phần II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.1.4. Điểm yếu (W)

- Quy hoạch:Quy hoạch chưa đáp ứng theo yêu cầu thực tế, dẫn sự mất cân đối giữa khu vực sản xuất nguyên liệu và khu vực chế biến xuất khẩu. Sự mất cân đối này xuất phát từ nhiều yếu tố, như trình độ tổ chức sản xuất chưa cao, sản lượng và chất lượng cũng như sự phối hợp giữa hai khu vực còn yếu.

- Thương hiệu: thương hiệu của ngành thủy sản chưa nhiều, các mặt hàng thủy sản của VN hiện được xuất khẩu thông qua các nhà nhập khẩu và được phân phối dưới nhiều thương hiệu khác nhau. Một số sản phẩm có chất lượng cao đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường quốc tế với thương hiệu của riêng mình, nhưng số đó vẫn còn rất ít. Việc sử dụng thương hiệu của nhà nhập khẩu trung gian, trên thực tế, cũng là hình thức giúp đẩy mạnh xuất khẩu đối với nhiều doanh nghiệp, nhưng xét về lâu dài thì đây không phải là một biện pháp đem lại hiệu quả cao.

- Liên kết thị trường: mối liên kết còn rời rạc, chưa có sự phối hợp giữa người sản xuất và người kinh doanh dẫn đến thừa và thiếu nguyên liệu làm hiệu quả đạt được chưa cao.

- Cạnh tranh: Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các Công ty xuất khẩu làm ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản.

- An toàn vệ sinh thực phẩm: cơ sở nuôi vẫn còn tình trạng sử dụng hóa chất kháng sinh hạn chế sử dụng và cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.

- Môi trường:Chưa tuân thủ các quyđịnh về xử lý nước thải, chất thải. Bảo vệ môi trường chưa thực sự nhận đượcsự quan tâm của tổ chức, cá nhân lienquan. [7]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường các nước thuộc hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (CPTPP) (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)