Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu 0923 nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các NHTM việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 112 - 114)

2.4. Đánh giá thực trạng hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng

2.4.1. Kết quả đạt được

Nhìn chung các ngân hàng thương mại Việt Nam đều đã xây dựng cho mình một chương trình quản lý rủi ro thanh khoản, đo lường và giám sát rủi ro thanh khoản, quản trị tiếp cận các nguồn vốn, lập kế hoạch dự phòng, quản trị thanh khoản đối với ngoại tệ, kiểm soát nội bộ trong rủi ro thanh khoản nên đã góp phần trong việc đạt được hiệu quả trong quản trị rủi ro thanh khoản. Mặc dù trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay. Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế dẫn đến ảnh hưởng chung đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Tuy nhiên hệ thống ngân hàng vẫn hoạt động. Bên cạnh đó ngân hàng nhà nước cũng có những chính sách phù hợp góp phần tháo gỡ khó khăn thanh khoản tạm thời cho các ngân hàng khi xảy ra sự cố thanh khoản, ví dụ như thời gian gần đây Ngân hàng ACB có liên quan đến bầu Kiên (người sáng lập cũ của ACB) bị bắt nhưng tình hình thanh khoản hiện nay của ACB đã được giải quyết và hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường. Tuy vậy không thể không phủ nhận đây là một ngân hàng tốt về cả mặt quản trị vốn và quản trị hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Lễ công bố báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2012 vừa diễn ra tại Phủ Chủ tịch, do Văn phòng Chủ tịch nước, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Công ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp (CRV) tổ chức.

Theo kết quả xếp hạng năng lực cạnh tranh công bố tại báo cáo, 32 ngân hàng thương mại Việt Nam được xếp thành 4 nhóm A, B, C, D; ứng với các mức độ:

A: Ngân hàng có năng lực cạnh tranh cao, là các tổ chức với sức mạnh thị trường lớn, năng lực tài chính ổn định, hoạt động kinh doanh hiệu quả và tiềm năng phát triển dài hạn.

B: Ngân hàng có khả năng cạnh tranh khá, là các ngân hàng có sức mạnh thị trường tốt, có năng lực tài chính hợp lý và hoạt động kinh doanh ổn định với tiềm năng phát triển tốt.

C: Ngân hàng có năng lực cạnh tranh trung bình, có sức mạnh thị trường hạn chế nhưng đem lại giá trị cho ngân hàng. Ngân hàng có năng lực tài chính chấp nhận được và hoạt động kinh doanh ổn định, hoặc có năng lực tài chính tốt với hoạt động kinh doanh kém ổn định hơn.

D: Ngân hàng có năng lực cạnh tranh hạn chế. Những ngân hàng này thường bị hạn chế bởi một hoặc nhiều hơn những yếu tố sau: mạng lưới kinh doanh yếu, sức mạnh thị trường yếu; năng lực tài chính chấp nhận được; và hoạt động kinh doanh kém ổn định.

Trong số 32 ngân hàng thương mại Việt Nam đánh giá, kết quả xếp hạng trên phân định 9 ngân hàng thuộc hạng A, 9 ngân hàng thuộc hạng B, 11 ngân hàng thuộc hạng C và có 3 ngân hàng thuộc hạng D.

Cụ thể, nhóm A gồm: ACB, BIDV, DongA Bank, Eximbank, MB, Sacombank, Techcombank, Vietcombank và VietinBank.

Nhóm B gồm: Bac A Bank, HDBank, Maritime Bank, OCB, Saigonbank, Southern Bank, PG Bank, VIB và VietABank.

Nhóm C gồm: ABBank, Baoviet Bank, DaiABank, Habubank (vừa sáp nhập vào SHB), Kienlong Bank, MHB, NamABank, Navibank, OceanBank, SHB, VPBank.

Nhóm D gồm: MDB, VietBank và Western Bank.

Báo cáo và kết quả xếp hạng chỉ đưa ra kết quả đối với 32 ngân hàng, một số thành viên khác như SCB, TienPhong Bank, LienVietPostBank, TrustBank, GP. Bank... không có tên trong danh sách.

Theo giới thiệu trong báo cáo, số liệu sử dụng để nghiên cứu và phân tích có từ báo cáo thường niên, báo cáo tài chính đã được kiểm toán và báo cáo hoạt động tại đại hội đồng cổ đơng.

Việc những ngân hàng cịn thiếu trong danh sách như đề cập ở trên được giải thích là do thiếu một phần hoặc tồn bộ những thơng tin cần thiết để tiến hành nghiên cứu.

Theo giới thiệu của Ban tổ chức, đây là kết quả đánh giá của một hội đồng gồm nhiều thành viên uy tín, dựa trên ba yếu tố chính là sức mạnh thị trường, hiệu quả hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính.

Như vậy qua việc xếp hạng các ngân hàng nói trên đã phản ánh được thực trạng quản trị hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng nói riêng.

Một phần của tài liệu 0923 nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các NHTM việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w