Giải pháp vĩ mô

Một phần của tài liệu 0923 nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các NHTM việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 134 - 138)

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng

3.2.1. Giải pháp vĩ mô

3.2.1.1. về phía Chính phủ

Một ngân hàng trung ương độc lập và đủ mạnh:

Trong đề án phát triển Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ chưa nêu rõ mơ hình Ngân hàng Nhà nước sẽ theo mơ hình nào: trực thuộc Chính phủ hay độc lập với Chính phủ. Tuy nhiên, cho dù áp dụng mơ hình nào đi nữa, vấn đề then chốt là phải nâng cao vị thế và tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước với Chính phủ. Có như vậy Ngân hàng Nhà nước mới có thể đưa ra các quyết định điều hành chính sách tiền tệ một cách nhanh chóng, nhằm tác động đến nền kinh tế một cách kịp thời và mang lại hiệu quả cao.

Hoàn thiện hệ thống luật pháp đáp ứng yêu cầu hội nhập:

Điều này sẽ giúp các ngân hàng thương mại ổn định được nguồn tiền gửi, nhất là khi xảy ra tình trạng căng thẳng thanh khoản như những tháng cuối năm 2011.

Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá các ngân hàng thương mại nhà nước, giảm dần tỷ lệ nắm giữ vốn cổ phần của nhà nước trong các ngân hàng này sau khi cổ phần hoá.

Báo cáo nghiên cứu “Hội nhập quốc tế trong hệ thống ngân hàng” tháng 5 năm 2005, được soạn thảo bởi Trung tâm kinh tế (Center for International Economics, TS. Jenny Gordon, Ông Bob Warrner), Công ty TNHH tư vấn Erskinomics (Erskinomics Consulting Pty Limited, Alex Erskine, Chuyên gia tư vấn trưởng quốc tế), Vietbid (Nguyễn Thanh Hà,

Phạm Quang Thành, Nguyễn Vân Anh) cho rằng, sự chi phối của sở hữu nhà nước trong các ngân hàng là khơng tương thích với một hệ thống ngân hàng có sự cạnh tranh cao. Một hệ thống ngân hàng hiệu quả cần có mức độ cạnh tranh cao; do vậy, nếu có sở hữu nhà nước thì ngân hàng này phải có khả năng hoạt động như một pháp nhân độc lập. Thực tế ở Việt Nam cho thấy, sự chi phối của các ngân hàng thương mại nhà nước trong hệ thống ngân hàng là khá lớn. Điều này được xem là một điểm yếu của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Khơng cịn sự lựa chọn nào khác là phải tiến hành cổ phần hoá các ngân hàng thương mại nhà nước để tăng năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng này. Thực tế các NHTM Việt Nam đã cổ phần hoá (4/5) NHTM nhà nước đã được cổ phần hoá. Một điểm cần lưu ý ở đây là, việc cổ phần hoá các ngân hàng thương mại nhà nước phải thay đổi được cách thức quản trị ngân hàng, tránh tình trạng “bình mới rượu cũ”. Cùng với tiến trình hội nhập và các cam kết quốc tế, có thể giảm dần tỷ lệ nắm giữ vốn cổ phần của nhà nước trong các ngân hàng này sau khi cổ phần hố. Khi đó các NHTM sau cổ phần hố độc lập trong q trình hoạt động kinh doanh của mình.

3.2.1.2. về phía Ngân hàng Nhà nước

Thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và vừa đủ:

Nhìn chung, trong thời gian qua, chính sách tiền tệ được thực thi bởi Ngân hàng Nhà nước đã góp phần vào thành tích tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam, ổn định tỷ giá có lợi cho xuất khẩu, tăng cường dự trữ ngoại hối cho đất nước, giữ mức lạm phát. Tuy nhiên, việc kết hợp các công cụ trong chính sách tiền tệ; giữa chính sách tiền tệ thuộc điều tiết của Ngân hàng Nhà nước và chính sách tài khố trong vịng kiểm sốt của Bộ tài chính đơi lúc cịn trái chiều, chưa đồng bộ. Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đơi khi cịn quá tham vọng, theo đuổi nhiều mục tiêu, làm giảm hiệu quả tác động của chính sách này đối với nền kinh tế; tạo ra sự mâu thuẫn khơng đáng có trong

việc phát đi tín hiệu cho thị trường. Rõ ràng với xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, việc hồn thiện các cơng cụ của chính sách tiền tệ ở Việt Nam nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của chính sách này, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng cao và bền vững là yêu cầu cấp bách hiện nay. Chúng ta có thể thấy rất rõ ở thời điểm cuối năm 2007 và đầu năm 2008, các biện pháp kiềm chế lạm phát của chính phủ chỉ tập trung vào lĩnh vực tiền tệ. Và dường như để thể hiện quyết tâm chống lạm phát đến cùng của mình, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện hàng loạt giải pháp mạnh, trong đó việc phát hành tín phiếu bắt buộc với tổng giá trị 20.300 tỷ đồng được xem là một biện pháp hành chính khá mạnh. Kết quả, thị trường tiền tệ bị xáo trộn, các ngân hàng chạy đua lãi suất nhằm thu hút tiền gửi đáp ứng nhu cầu thanh khoản, thị trường chứng khoán, bất động sản sụt giảm,... Thời điểm năm 2010, 2011 các biện pháp kiềm chế lạm phát đó là thắt chặt tín dụng dẫn đến đẩy lãi suất cho vay cao dẫn đến một loạt các doanh nghiệp khó khăn dẫn đến tình trạng phá sản nhiều. Tuy lạm phát có giảm nhưng hậu quả kinh tế Việt Nam ngày cang khó khăn. Trong tình huống kiềm chế lạm phát, việc thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt là cần thiết, nhưng việc sử dụng liên tiếp nhiều biện pháp mạnh như thế trong một khoảng thời gian chưa đủ để thị trường thích ứng, nên được xem xét cẩn trọng hơn. Hơn nữa, lạm phát không chỉ do nguyên nhân từ tiền tệ, cho nên, muốn kiềm chế thành cơng cơn tăng giá phải thực hiện nhiều gói giải pháp đồng bộ từ các lĩnh vực khác ngoài lĩnh vực tiền tệ, tín dụng.

Kiểm sốt việc thành lập ngân hàng thương mại:

Có ý kiến cho rằng, hiện nay có quá nhiều ngân hàng thương mại hơn mức cần thiết tại Việt Nam; do đó, để có được một hệ thống ngân hàng mạnh, nên sáp nhập các ngân hàng nhỏ. Quan điểm của học viên, có nhiều hay không nhiều số lượng ngân hàng thương mại không phải là yếu tố quyết định

năng lực cạnh tranh của các ngân hàng, mà vấn đề là cần kiểm soát chặt chẽ hơn và nâng dần các tiêu chuẩn khi thành lập các ngân hàng mới. Làm sao cho các quy định, tiêu chuẩn này là thử thách đầu tiên và là thước đo tương đối chính xác về năng lực của các sáng lập viên của một ngân hàng thương mại mới. Việc quy định mức vốn pháp định 3.000 tỷ đồng khi thành lập ngân hàng thương mại là phù hợp; tuy nhiên, trong thời gian tới nên xem xét nâng dần mức vốn này, đồng thời, có thể ban hành các quy định chặt chẽ hơn, chẳng hạn quy định về việc góp vốn thành lập ngân hàng của các tập đoàn kinh tế lớn. Đây là sự việc mà báo chí trong nước thời gian qua đề cập khá nhiều và được coi là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát và làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và của chính ngân hàng được thành lập. Trong tiến trình xây dựng hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thực sự vững mạnh, cần đề ra quy chế, quy định đối với các ngân hàng không đáp được các tiêu chuẩn chung; có thể tính đến việc sáp nhập, mua lại những ngân hàng này. Cuối năm 2011 và đầu năm 2012 cũng có nhiều một vài vụ sáp nhập ngân hang do hạn chế khả năng thanh khoản mà học viên đã đề cập. NHNN cần rà sốt lại tình trạng sức khoẻ của các ngân hàng và có biện pháp để quản lý, sáp nhập các ngân hàng làm ăn không hiệu quả cung với sự hỗ trợ quản trị ngân hàng để hệ thống NHTM Việt Nam phát triển với phương tram an toàn và vững chắc và hiệu quả.

Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giám sát từ xa hoạt động của các ngân hàng thương mại:

Công tác giám sát từ xa hiện nay vẫn được chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại các tỉnh, thành phố thực hiện. Nhưng tính xác thực của các báo cáo giám sát này để phục vụ cho công tác quản lý vĩ mô chưa cao, chưa phản ánh trung thực tình trạng hoạt động nói chung và tình trạng thanh khoản nói riêng của các ngân hàng. Báo cáo của Ngân hàng phát triển Châu Á “Strengthening

the banking supervision and liquidity risk management system of the people’s bank of China” có đưa ra một số gợi ý nhằm tăng cường hoạt động giám sát của ngân hàng trung ương như: phát triển hệ thống cảnh báo sớm (early warning system), sử dụng dữ liệu hệ thống thanh toán để phân tích thanh khoản, xây dựng hệ thống chỉ số thanh khoản. Ngân hàng Nhà nước cần ban hành chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và các TCTD, sửa đổi những biểu mẫu chưa phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các báo cáo này trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng và chức năng ngân hàng trung ương của Ngân hàng Nhà nước.

Một phần của tài liệu 0923 nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các NHTM việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 134 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w