Định hướng phát triển Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và định hướng

Một phần của tài liệu 0923 nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các NHTM việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 122 - 132)

hướng chiến lược đến năm 2020

Mục tiêu của quá trình tái cấu trúc hệ thống các TCTD là: Cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các TCTD để đến năm 2020 phát triển được hệ thống các TCTD đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mơ, loại hình có khả năng cạnh tranh lớn hơn và dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế.

Trong giai đoạn 2011-2015, tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các TCTD; Cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các TCTD; Nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng. Phấn đấu đến cuối năm 2015 hình thành được ít nhất 1-2 ngân hàng thương mại có quy mơ và trình độ tương đương với các ngân hàng trong khu vực.

Về lộ trình triển khai Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD, Chính phủ và NHNN xác định:

Năm 2011-2012: Tập trung đánh giá, xác định thực trạng hoạt động,

chất lượng tài sản và nợ xấu của các TCTD; đánh giá và phân loại TCTD; xây dựng và triển khai phương án cơ cấu lại các TCTD, trong đó ưu tiên xử lý các TCTD yếu kém; tập trung hỗ trợ thanh khoản để bảo đảm khả năng chi trả của các TCTD; triển khai sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD; tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu của các TCTD; cơ cấu lại hoạt động và hệ thống quản trị.

Năm 2013: Hoàn thành căn bản việc sửa đổi, bổ sung các quy định an

toàn hoạt động ngân hàng; tiếp tục triển khai lành mạnh hóa tài chính (bao gồm xử lý nợ xấu và tăng vốn điều lệ), cơ cấu lại hoạt động và quản trị của các TCTD; hoàn thành căn bản cơ cấu lại sở hữu, pháp nhân của các NHTMCP yếu kém.

Năm 2014-2015: Hoàn thành căn bản cơ cấu lại tài chính của TCTD;

Các TCTD đáp ứng đầy đủ mức vốn điều lệ thực và các chuẩn mực, giới hạn an toàn hoạt động ngân hàng theo quy định pháp luật; tiếp tục triển khai cơ cấu lại hoạt động và quản trị; tiếp tục sáp nhập, hợp nhất, mua lại theo nguyên tắc tự nguyện.

Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp củng cố, chấn chỉnh và cơ cấu lại các TCTD nêu trên, đến năm 2015 hệ thống các TCTD Việt Nam được

lành mạnh hóa một bước quan trọng về tài chính và hoạt động, giảm bớt số lượng TCTD nhỏ, yếu kém và hình thành một số NHTM có quy mơ lớn hơn, có khả năng cạnh tranh mạnh hơn, đặc biệt tăng cường được quy mơ và vị trí chi phối của các ngân hàng thương mại nhà nước trong hệ thống ngân hàng. Quá trình củng cố, chấn chỉnh, cơ cấu lại hệ thống các TCTD được tiến hành với chi phí thấp nhất, loại trừ nguy cơ đổ vỡ ngân hàng ngồi tầm kiểm sốt, bảo đảm giữ vững sự an toàn, ổn định của hệ thống, đồng thời không gây tác động tiêu cực đến sự ổn định kinh tế vĩ mơ, an ninh chính trị và trật tự xã hội.

Khi xây dựng Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD, NHNN đã nghiên cứu rất kỹ các bài học kinh nghiệm quốc tế về tái cấu trúc ngân hàng, đồng thời rút ra một số vấn đề có tính ngun tắc về tái cấu trúc ngân hàng. Quan điểm của chúng tôi khi xây dựng Đề án coi trọng các nguyên tắc, thông lệ tốt của quốc tế về tái cấu trúc ngân hàng nhưng hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam mới là yếu tố quyết định lựa chọn con đường, cách thức cơ cấu lại các TCTD ở Việt Nam. Việc cơ cấu lại các TCTD lần này bảo đảm phù hợp với nguyên tắc, thông lệ quốc tế khả dụng ở Việt Nam và điều kiện cụ thể của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Chúng ta thực hiện cơ cấu lại hệ thống các TCTD trong bối cảnh điều kiện kinh tế vĩ mô kém ổn định (nguồn lực của Nhà nước hạn chế, dự trữ ngoại hối nhỏ; thâm hụt ngân sách lớn, kéo dài; nợ cơng cao và có chiều hướng tăng nhanh;...), các chính sách tiền tệ và chính sách kinh tế vĩ mô thắt chặt để kiềm chế lạm phát; hệ thống pháp luật và các phương tiện để cơ cấu lại ngân hàng còn nhiều hạn chế. Do đó, tính riêng biệt của Chương trình tái cơ cấu các TCTD lần này thể hiện trên một số điểm sau đây:

Thứ nhất, trong việc xử lý TCTD yếu kém, tôn trọng nguyên tắc tự

nguyện, tự chịu trách nhiệm nhưng đồng thời sẵn sàng áp dụng các biện pháp can thiệp bắt buộc khi cần thiết để bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân, bảo đảm an toàn hệ thống các TCTD;

Thứ hai, huy động sức mạnh và nguồn lực trong xã hội để cùng với

Nhà nước thực hiện tái cơ cấu lại hệ thống các TCTD;

Thứ ba, không chỉ cơ cấu lại các TCTD yếu kém mà còn cơ cấu lại

ngay cả các TCTD lành mạnh đi đôi với nâng cao năng lực thể chế (hệ thống cơ chế, chính sách, thanh tra, giám sát ngân hàng) để nâng cao hiệu quả, sức mạnh của cả hệ thống ngân hàng;

Thứ tư, thực hiện cơ cấu lại tồn diện về tài chính, hoạt động, quản trị

của các TCTD theo các hình thức, biện pháp và lộ trình thích hợp với điều kiện cụ thể của TCTD;

Thứ năm, tôn trọng nguyên tắc thị trường, bảo đảm quyền lợi của người

gửi tiền và các quyền, nghĩa vụ kinh tế của các nhà đầu tư, các bên liên quan theo quy định của pháp luật Việt Nam;

Thứ sáu, do hoạt động ngân hàng hiện nay phức tạp, nhạy cảm, có quy

mơ rất lớn so với quy mô nền kinh tế và có liên quan đến lợi ích của nhiều nhóm đối tượng khác nhau trong xã hội, vì vậy cơ cấu lại hệ thống các TCTD có sự tham gia, phối hợp của nhiều cơ quan, tổ chức có liên quan và của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo Đảng và chỉ đạo sát sao của Chính phủ.

Với mục tiêu và biện pháp cơ cấu lại các TCTD đã nêu trong Đề án cơ cấu lại TCTD, sẽ đem lại cơ hội lớn cho các nhà đầu tư trong và ngồi nước xét trên khía cạnh: Hoạt động TCTD trở nên an toàn, hiệu quả hơn đồng nghĩa với việc lợi ích nhà đầu tư và người gửi tiền được bảo vệ tốt hơn; Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào quá trình cơ cấu lại các TCTD chẳng hạn góp vốn, mua cổ phần, xử lý nợ xấu, đầu tư tài chính,... trong các TCTD; tái cơ cấu ngân hàng sẽ là cơ hội thuận lợi để đẩy nhanh q trình tích tụ tài sản, tăng quy mơ tài chính và hoạt động của các TCTD thơng qua các hoạt động sáp nhập, hợp nhất. Cho đến nay,

nhiều nhà đầu tư trong nước và ngoài nước đã bày tỏ nguyện vọng và cam kết đầu tư vào các TCTD Việt Nam, kể cả NHTMCP yếu kém.

Chủ trương của Nhà nước và NHNN không coi sáp nhập, hợp nhất là điểm kết thúc hay mục tiêu của cơ cấu lại TCTD. Việc sáp nhập, hợp nhất giữa các TCTD lành mạnh với nhau; TCTD lành mạnh với TCTD yếu kém; giữa các TCTD yếu kém với nhau không phải là phép cộng số học. Sáp nhập, hợp nhất chỉ biện pháp cơ cấu lại pháp nhân, vì vậy nó cũng chỉ là một trong nhiều biện pháp cơ cấu lại và trong nhiều trường hợp chỉ là bước đi đầu tiên trong chuỗi các hành động cơ cấu lại TCTD cụ thể. Cơ cấu lại các TCTD được tiến hành tồn diện trên các mặt về tài chính, hoạt động và quản trị đối với kể cả TCTD lành mạnh và TCTD yếu kém với biện pháp, lộ trình phù hợp với đặc điểm cụ thể của TCTD và nội dung của Đề án cơ cấu lại các TCTD đã được phê duyệt tại Quyết định số 254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 01/3/2012. Mọi TCTD đều phải xây dựng phương án cơ cấu lại để báo cáo NHNN và chịu sự giám sát thực hiện của NHNN. Do đó, sau khi sáp nhập, hợp nhất, TCTD phải thực hiện các biện pháp cụ thể cơ cấu lại tài chính, hoạt động và quản trị theo phương án đã đề ra để bảo đảm đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực an toàn hoạt động theo quy định của pháp luật. Nguyên tắ c xử lý các TCTD yếu kém về cơ bản theo trình tự trước hết bảo đảm khả năng chi trả của TCTD, áp dụng các biện pháp kiểm sốt, giám sát thích hợp, thực hiện sáp nhập, hợp nhất tự nguyện hoặc bắt buộc (khi cần thiết) và cơ cấu lại tài chính, quản trị, hoạt động.

Rút kinh nghiệm từ chương trình cơ cấu lại NHTM lần trước và xuất phát từ thực tiễn hoạt động ngân hàng trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập quốc tế, Đề án cơ cấu lại các TCTD giai đoạn 2011-2015 hết sức coi trọng vấn đề cơ cấu lại và nâng cao năng lực quản trị của TCTD nhằm khắc phục những yếu kém về quản trị, điều hành hiện nay của TCTD và đổi mới hệ

thống quản trị ngân hàng theo hướng áp dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế phù hợp với điều kiện Việt Nam. Theo đó, một số giải pháp sau đây sẽ được triển khai:

Thứ nhất, tăng tính minh bạch trong hoạt động ngân hàng thông qua

việc áp dụng cơ chế mới về công bố thông tin của các TCTD; đẩy mạnh niêm yết cổ phiếu các NHTMCP trên thị trường chứng khốn; tăng tính đại chúng của NHTMCP;

Thứ hai, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước là cổ đông hoặc

có vốn góp tại các TCTD phải có kế hoạch hợp lý thối vốn đầu tư và chấm dứt kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng;

Thứ ba, hạn chế sự chi phối, thao túng của cổ đông lớn đối với ngân

hàng thương mại cổ phần; Kiên quyết xử lý đối với các cổ đơng lớn, người có liên quan vi phạm quy định về giới hạn sở hữu cổ phần tại ngân hàng thương mại cổ phần và các TCTD sở hữu vốn chéo lẫn nhau. Cổ đông, nhà đầu tư, TCTD vi phạm quy định về góp vốn, mua, sở hữu vốn, cổ phần phải được xử lý theo quy định của pháp luật;

Thứ tư, nâng cao các điều kiện, tiêu chuẩn về năng lực quản trị, kinh

nghiệm công tác và trình độ chuyên môn đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt của các TCTD;

Thứ năm, triển khai các quy trình, chính sách kinh doanh nội bộ lành

mạnh; Áp dụng có hiệu quả các phương thức quản trị, điều hành tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và quy định của pháp luật; Phát triển các hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực của Ủy ban Basel, trong đó tập trung vào các hệ thống quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường (giá cả, lãi suất, tỷ giá) và rủi ro tác nghiệp; đến năm 2015 chuẩn mực Basel II sẽ được áp dụng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam; Phát triển các hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; Thực hiện phân loại

nợ, trích lập dự phịng rủi ro phù hợp với thơng lệ quốc tế và mức độ rủi ro tín dụng; Nâng cao năng lực đánh giá, thẩm định tín dụng và quản lý, giám sát rủi ro tín dụng của TCTD; Đổi mới và nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ; Cơ cấu, sắp xếp lại các bộ phận chức năng kinh doanh, quản trị, điều hành; Sắp xếp, bố trí hợp lý cán bộ và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh ngân hàng có trình độ cao, ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp tốt.

Để đảm bảo một hệ thống ngân hàng vững mạnh trong tương lai, NHNN có những khuyến cáo đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại'.

Các TCTD cần nhận thức sâu sắc rằng việc bảo đảm an toàn, hiệu quả hoạt động của TCTD là trách nhiệm của chủ sở hữu, hội đồng quản trị TCTD vì lợi ích của chính mình, lợi ích của người gửi tiền và nhà đầu tư, lợi ích của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Hiện nay, các TCTD và ngành Ngân hàng đang đứng trước những vận hội to lớn cho sự phát triển nhưng cũng phải đối mặt với khơng ít những yếu kém bên trong và thách thức bên ngoài. Cơ cấu lại cần được xem như là cơ hội giúp các TCTD khắc phục những khó khăn, yếu kém và củng cố, phát triển các yếu tố nền tảng bảo đảm cho TCTD hoạt động an tồn, hiệu quả, bền vững và có khả năng cạnh tranh tốt hơn. Vì vậy, đẩy mạnh cơ cấu lại là nhiệm vụ chiến lược và yêu cầu cấp bách đối với từng TCTD từ nay đến năm 2015. TCTD nào không thực hiện cơ cấu lại một cách nghiêm túc và triệt để có thể được xem như bỏ qua cơ hội lớn cho sự nâng cao năng lực cạnh tranh và chuẩn bị “hành trang” cho “cuộc chơi” lớn trong thời gian tới mà địi hỏi tính chun nghiệp, tính cạnh tranh, tính hiệu quả cao hơn trong hoạt động của mỗi TCTD. Các TCTD cần quán triệt đầy đủ, sâu sắc, đồng thời tự xây dựng và triển khai quyết liệt, triệt để phương án cơ cấu lại với các nội dung, giải pháp cơ cấu lại phù hợp với điều kiện cụ thể của TCTD và nội dung

của Đề án ban hành theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Các TCTD phải chủ động tự cơ cấu lại chính mình. NHNN sẵn sàng áp dụng biện pháp can thiệp, kể cả các biện pháp cứng rắn mang tính bắt buộc để bảo vệ tài sản, quyền lợi của Nhà nước và nhân dân, bảo đảm an toàn của hệ thống các TCTD. Nhà nước và NHNN kiên quyết xử lý những TCTD yếu kém, đe doạ sự an toàn của hệ thống các TCTD.

Đánh giá những thành công bước đầu của quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và sự kỳ vọng trong thời gian tới:

Cơ cấu lại các định chế tài chính - ngân hàng, nhất là đối với các định chế yếu kém, có nguy cơ đổ vỡ ln địi hỏi phải xử lý nhanh để giảm thiểu chi phí tái cơ cấu và hạn chế rủi ro hệ thống gia tăng. Vì vậy, từ trước khi Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” được Thủ tướng Chính phủ ban hành, NHNN đã chủ động đánh giá, phân tích và phân loại các TCTD theo mức độ lành mạnh. Theo đó, NHNN đã xác định được một số NHTMCP yếu kém cần phải cơ cấu lại. Ngay từ cuối tháng 10/2011, NHNN đã chuẩn bị và triển khai ngay các giải pháp cần thiết để cơ cấu lại một số NHTMCP yếu kém. Đến nay, việc cơ cấu lại các TCTD đã đạt được một số kết quả quan trọng bước đầu như sau:

NHNN phối hợp với các NHTM lành mạnh tích cực hỗ trợ thanh khoản bảo đảm khả năng chi trả của NHTMCP yếu kém và hệ thống các TCTD. Đến nay, chi trả tiền gửi của dân cư tại các TCTD yếu kém diễn ra bình thường, khơng để xảy ra hiện tượng rút tiền hàng loạt với quy mô lớn. Thanh khoản của hệ thống các TCTD đã được cải thiện rõ rệt, nhờ đó góp phần quan trọng cho việc thực hiện chủ trương giảm mặt bằng lãi suất. Điều quan trọng là huy động vốn ở nhiều NHTMCP yếu kém đang triển khai cơ cấu lại không bị giảm và các khoản tiền gửi mới tại các NHTMCP đó đã trở lại cho thấy lịng tin của cơng chúng được duy trì ổn định ngay từ đầu quá trình cơ cấu lại các TCTD.

Đến nay, NHNN về cơ bản đã kiểm sốt được tình hình của các NHTMCP yếu kém thông qua các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của

Một phần của tài liệu 0923 nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các NHTM việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 122 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w