Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân

Một phần của tài liệu 0923 nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các NHTM việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 35 - 40)

ngân hàng thương mại

1.4.1. Xây dựng một chương trình quản lý rủi ro thanh khoản

Quy tắc 1: Các ngân hàng phải có một chiến lược thống nhất về quản

trị thanh khoản.

Quy tắc 2: Ban giám đốc ngân hàng cần thông qua chiến lược và chính

sách quản trị thanh khoản cần thiết. Ban giám đốc cũng cần có chính sách đảm bảo rằng nhà quản trị thanh khoản luôn luôn thực hiện các biện pháp cần thiết để giám sát và kiểm soát được rủi ro thanh khoản. Hơn thế ban giám đốc phải nhận được báo cáo một cách thường xuyên trạng thái thanh khoản của ngân hàng và phải được báo cáo ngay nếu có những thay đổi trọng yếu ảnh hưởng đến trạng thái thanh khoản hiện tại hoặc tương lai của ngân hàng.

hiện chiến lược quản trị thanh khoản. Bộ phận này phải bao gồm chuyên viên cao cấp về quản trị thanh khoản để đảm bảo rằng thanh khoản được quản trị có hiệu quả, các chính sách và thủ tục kiểm soát và giảm thiểu rủi ro thanh khoản được quy định. Ngân hàng cũng đồng thời đưa ra và thường xuyên đánh giá giới hạn về trạng thái thanh khoản cho từng khoản thời gian khác nhau.

Quy tắc 4: Ngân hàng phải có các hệ thống thông tin đầy đủ để đo

lường, giám sát kiểm soát và báo cáo rủi ro thanh khoản. Các báo cáo về rủi ro thanh khoản phải được thực hiện kịp thời và phải báo cáo lên ban giám đốc, HĐQT và các bộ phận có liên quan.

1.4.2. Đo lường và giám sát trạng thái thanh khoản

Quy tắc 5: Mỗi ngân hàng cần xây dựng một quy trình đo lường và

giám sát thường xuyên trạng thái thanh khoản.

Quy tắc 6: Mỗi ngân hàng cần phân tích trạng thái thanh khoản theo

các kịch bản khác nhau có thể xảy ra.

Quy tắc 7: Mỗi ngân hàng cần thường xuyên xem xét lại các giả định

đưa ra khi xác định trạng thái thanh khoản: Các giả định về tài sản có, tài sản nợ, cam kết ngoại bảng.

1.4.3. Quản trị khả năng tiếp cận các nguồn vốn

Quy tắc 8: Mỗi ngân hàng cần thường xuyên xem xét về mối quan hệ

với các nhà cung cấp vốn, mức độ tập trung của nhà cung cấp vốn.

Có nhiều phương thức tiếp cận các nguồn vốn khác nhau, nhưng để tiếp cận nguồn vốn có hiệu qủa ngân hàng cần:

- Duy trì mối quan hệ với khách hàng, đặc biệt là những nhà cung cấp vốn then chốt (các đối tác, các ngân hàng đại lý, các khách hàng lớn...)

- Vì sự tập trung vào một số ít nguồn vốn làm tăng rủi ro thanh khoản. Do đó cần đa dạng hóa danh mục tài sản nợ từ đó mở rộng phạm vi tiếp cận nguồn vốn ở nhiều nguồn khác nhau.

1.4.4. Lập kế hoạch dự phòng

Quy tắc 9: Mỗi ngân hàng cần phải xây dựng các kế hoạch đối phó với

các khủng hoảng thanh khoản.

Kế hoạch dự phòng phải nêu rõ các cơ chế để đảm bảo tính liên tục và kịp thời của các luồng thông tin, cung cấp cho ban lãnh đạo ngân hàng các thông tin chính xác để đưa ra quyết định nhanh. Bên cạnh đó, kế hoạch dự phòng bao gồm cả việc duy trì mối quan hệ khách hàng với các chủ sở hữu tài sản Nợ, các khách hàng vay đối tác kinh doanh. Khi tình hình càng trở nên xấu hơn, ngân hàng phải quyết định bán cái gì và giữ lại cái gì.

Kế hoạch dự phòng phòng phải xác định, lượng hóa và xếp thứ tự theo ưu tiên một cách rõ ràng tất cả các nguồn cung cấp vốn bao gồm:

- Tài sản Có có thể bán

- Điều chỉnh cơ cấu tài sản Nợ hoặc gia tăng tài sản Nợ.

- Sử dụng các nguồn vốn ngoại bảng (nếu có)

- Sử dụng các biện pháp khác để kiểm soát các thay đổi trong bảng cân đối kế tốn.

Kế hoạch dự phịng phải vạch ra các chiến lược tài trợ vốn cho các tài sản Nợ, chúng có thể bao gồm:

- Phối hợp các biện pháp gia tăng nguồn vốn giữa các chi nhánh ngân hàng với nhau.

- Xây dựng một chính sách giải quyết một cách nhất quán các yêu cầu rút tiền trước hạn của dân cư và các yêu cầu được thanh toán trước hạn hợp đồng các tổ chức kinh tế để tránh sự thiên vị hay phân biệt đối xử.

1.4.5. Quản trị thanh khoản đối với ngoại tệ

Quy tắc 10: Mỗi ngân hàng cần có hệ thống đo lường giám sát và kiểm

soát trạng thái thanh khoản đối với các loại ngoại tệ mà ngân hàng có giao dịch nhiều. Ngồi việc xác định tổng trạng thái thanh khoản yêu cầu cho tất cả

các ngoại tệ giao dịch, sự mất cân xứng cho phép giữa ngoại tệ và nội tệ, các ngân hàng cần phân tích chi tiết cho từng loại ngoại tệ giao.

Quy tắc 11: Mỗi ngân hàng cần đưa ra các hạn mức cho phép và

thường xuyên xem xét các hạn mức về sự chênh lệch giữa dòng tiền ra và vào cho tất các loại ngoại tệ giao dịch và từng loại ngoại tệ giao dịch chủ yếu tại ngân hàng cho các khoảng thời gian khác nhau.

1.4.6. Kiểm soát nội bộ trong quản trị thanh khoản

Quy tắc 12: Mỗi ngân hàng cần có các thủ tục kiểm soát nội bộ cần

thiết cài đặt trong quá trình quản trị rủi ro thanh khoản. Thủ tục kiểm soát nộ bộ quan trọng nhất là cần có các cuộc kiểm tra, đánh giá độc lập để đánh giá hiệu quả của quản trị rủi ro thanh khoản. Kết quả kiểm soát nội bộ cần báo cáo với Ban kiểm soát của ngân hàng.

1.4.7. Cơng bố thơng tin ra ngồi

Quy tắc 13: Mỗi ngân hàng cần có một cơ chế đảm bảo rằng thông tin

về hoạt động của ngân hàng được công bố ra ngoài để đảm bảo uy tín và tình hình hoạt động của ngân hàng là lành mạnh.

1.4.8. Vai trị của ban kiểm sốt

Quy tắc 14: Ban kiểm soát phải thực hiện các cuộc kiểm tra, đánh giá

độc lập về chiến lược, chính sách, thủ tục và biện pháp ngân hàng thực hiện quản trị rủi ro thanh khoản. Ban kiểm soát cũng phải nhận được các thông tin kịp thời để đánh giá rủi ro thanh khoản và đảm bảo rằng ngân hàng có kế hoạch quản trị thanh khoản cần thiết.

Kết luận Chương 1

Như vậy, thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản là vấn đề thường xuyên, then chốt quyết định đến sự tồn tại của các ngân hàng. Về lý thuyết, có ba chiến lược, sáu phương pháp quản trị rủi ro thanh khoản. Tùy vào đặc điểm về phạm vi, quy mô hoạt động, năng lực quản lý và môi trường kinh tế vĩ mô mà ngân hàng lựa chọn chiến lược, phương pháp quản trị thanh khoản tương ứng. Các ngân hàng thương mại Việt Nam nếu mong muốn nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả, an toàn trong hoạt động, nhất là trong điều kiện hội nhập hiện nay, vấn đề thanh khoản, quản trị rủi ro thanh khoản không thể xem nhẹ. Trong thời gian qua, khi Ngân hàng Nhà nước thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam đã gặp khó khăn nhất định. Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này ở Chương 2; qua đó, một số kiến nghị và gợi ý sẽ được đưa ra ở Chương 3, với mong muốn nhỏ góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 0923 nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các NHTM việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w