Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 0923 nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các NHTM việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 114 - 122)

2.4. Đánh giá thực trạng hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng

2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân

Với cách tiếp cận qua các tiêu chí và chỉ số thanh khoản nêu trên, Luận văn đã phân tích, đánh giá, so sánh các tiêu chí, chỉ số này với các quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và tiêu chí, chỉ số tương đương của các ngân hàng trên thế giới. Qua đó, phản ánh dưới góc độ nhất định về tính thanh khoản và quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Những phân tích, đánh giá trên đây cho thấy sự yếu kém trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản ở các ngân hàng thương mại Việt Nam xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu như sau:

Đặc trưng của nền kinh tế chuyển đổi: Có thể nói những điểm yếu

trong khả năng thanh khoản nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của nhóm ngân hàng được khảo sát thể hiện các đặc trưng của hệ thống ngân hàng thương mại ở các nền kinh tế chuyển đổi. Sự chi phối của sở hữu nhà nước, năng lực quản lý và mức độ tác động của các cơng cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước còn yếu, chưa đồng bộ, quy mô các ngân hàng thương mại nhỏ, kỹ năng quản trị thấp, nền tảng công nghệ chưa hiện đại, ... là những đặc trưng dễ thấy. Trong điều kiện đó, khơng thể mong có được một hệ thống ngân hàng thương mại mạnh như các quốc gia phát triển khác.

Chính sách tiền tệ thiếu nhất quán và có quá nhiều mục tiêu đã làm

cho Ngân hàng Nhà nước trong một số tình huống trở nên khó khăn hơn khi lựa chọn công cụ tác động, nhất là trong điều kiện Việt Nam, các công cụ điều tiết vĩ mô trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ chưa nhiều, chưa hoàn thiện. Kết quả là, thị trường tiền tệ và các thị trường liên quan: chứng khoán, bất động sản chịu ảnh hưởng khơng đáng có từ chính sách tiền tệ “đầy tham vọng” đó.

Năng lực nội tại yếu kém của các ngân hàng thương mại:

Yếu kém đa phần của các NHTM hiện nay là năng lực quản trị, hệ thống công nghệ và hệ thống quản trị rủi ro. Đây được coi là những ngun nhân gây khó khăn trong việc điều hành chính sách. Chính vì vậy việc tái cấu trúc NHTM khơng thế chần chừ, đặc biệt tái cấu trúc về tổ chức và tài chính là trọng tâm của trọng tâm chương trình tái cấu trúc nền kinh tế.

Nước ta hiện có khoảng 100 NHTM và chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động, trong đó có khoản 50% là ngân hàng nội địa. So với các nước trong khu vực Đông Nam Á và Đông Á, số lượng ngân hàng nội địa như thế là nhiều. Ví dụ Singapore có 115 ngân hàng chỉ có 3 ngân hàng nội địa;lãnh thổ Đài Loan có 15-20 ngân hàng nội địa. Sở dĩ các nước Đơng Nam Á và Đơng Á ít ngân hàng nội địa vì cuộc khủng hoảng tìa chính Châu Á năm 1997 đã rút ra một bài học. Khối lượng ngân hàng nội địa nhỏ quá nhiếu nên khả năng chống đỡ những “cú sốc” bên ngoài rất kém.

Do vậy cần tái cấu trúc, sáp nhập, tạo thành những NHTM quy mô lớn. Những nước này cũng nhận thấy sự có mặt của các ngân hàng nước ngồi có chất lượng tài sản tốt hơn, công nghệ hiện đại hơn và phương thức quản lý cũng tiên tiến hơn.

Tuy nhiên, nếu so với Châu Âu hoặc Hoa Kỳ, số lượng ngân hàng nội địa của Việt Nam cịn ít. Ví dụ ở Đức có 2.400 ngân hàng nội địa, Hoa Kỳ có 6.700 ngân hàng nội địa và đều là ngân hàng nhỏ. Quan điểm của các nước

này quy mô nhỏ ngân hang không quan trọng, cách thức và công nghệ áp dụng quản lý mới là điều đáng quan tâm. Như vậy việc đặt ra vấn đề tái cấu trúc hê thống NHTM Việt Nam không phải là vấn đề quy mô mà trước mắt là năng lực quản trị, hệ thống công nghệ và hệ thống quản trị rủi ro.

Nước ta cũng có 50 ngân hàng nội địa (cả quốc doanh và cổ phần), nhưng sau chương trình tái cấu trúc năm 2001- 2005, giảm chỉ còn 36 ngân hàng. Gần đây mới tăng trở lại gần đây khoản trên dưới 40 ngân hang nội địa.

Nỗi lo quản trị rủi ro

Hoạt động của các NHTM nước ta hiện nay phát triển khá mạnh so với 5 năm trước, chất lượng cũng không ngừng đựoc nâng lên. Tổng tài sản của các NHTM tăng rất nhanh, hiện chiếm 1,7 lần GDP cả nước, với quy mô tiền gửi vào khoảng 2,4 triệu tỷ đồng và quy mơ tín dụng khoảng 2,5 triệu tỷ đồng.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiều (CAR) của hầu hết các NHTM cổ phần đều đạt theo quy định của Ngân hang Nhà nước (NHNN) trên 9% (chỉ có NHTM quốc doanh tỷ lệ này đạt khá thấp (7 - 8.5%). Chất lượng tài sản được tính bằng tỷ lệ nợ xấu vào khoảng 2,16% năm 2010, và đang có chiều hướng gia tăng trong năm 2012 khoảng 13%. Tuy nhiên, trong đó có nhiều nợ xấu (nợ nhóm 5 - nhóm nợ xấu mất vốn) chiếm 47%. Điều này đặt ra vấn đề cần tái cấu trúc tài chính để lành mạnh hóa chất lượng tài sản của các NHTM.

Về khả năng sinh lời, gần đây nhiều người cho rằng trong lúc doanh nghiệp đang khó khăn rất lớn ngân hàng lại lãi cao, lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Nhưng khi nói đến lợi nhuận phải nói đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROE) chứ không phải giá trị tuyệt đối. ROE của các NHTM năm 2008 là 10,4%, năm 2009 là 12,8%, năm 2010 là 11,6%, năm 2011 khoảng 11%. Điều Này cho thấy tỷ lệ lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán (hiện vào khoảng 11,8% trong năm 2011). Đặc biệt, so với tỷ lệ lãi rịng trên vốn tự có của các NHTM trong khu vực, Việt Nam đạt thấp.

Năm 2008 ROE của các NHTM trong khu vực chỉ đạt 4%, nhưng năm 2010 đã tăng lên 14% và năm 2011 khoảng 14,5%. Nếu so sánh chệnh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của các NHTM (có vai trị, ý nghĩa quyết định đến tỷ suất lợi nhuận) có thế thấy chệnh lệch này ở nước ta khoảng 3-4%, trong khi ở các nước trong khu vực chênh lệch này lên tới 5-5,5%.

Tình hình thanh khoản của các NHTM đầu năm 2011 tương đối ổn định, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng giảm mạnh, nhỉnh hơn lãi suất trái phiếu chính phủ, xoay quanh lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của NHNN. Tuy nhiên cuối năm 2011 và đầu năm 2012 vấn đề thanh khoản của các NHTM gặp khó khăn hơn.

Có 2 vấn đề đặt ra ở thanh khoản là tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn ở một số NHTM còn khá cao, đặc biệt nhóm các cơng ty cho thuê tài chính trực thuộc NHTM và nhóm NHTM quốc doanh. Tỷ lệ này ở công ty cho thuê tài chính khoảng 55%, ngân hàng quốc doanh khoảng 26%(quy định của NHNN khơng q 30%)

Ngồi ra, sự mất cân đối giữa dư nợ ngoại tệ so với dư nợ tín dụng nội tệ, chênh lệch giữa vốn huy động ngoại tệ và dư nợ cho vay ngoại tệ khá lớn. Tính đến năm 2011 tín dụng bằng ngoại tệ quy ra VND xấp xỉ 600.000 tỷ đồng trong khi tiền gửi nội tệ chỉ khoảng 470.000 tỷ đồng, chênh lệch 130.000 tỷ đồng, gấp đôi so với năm 2010, chưa theo chuẩn mực quốc tế.

Những năm qua, hệ thống NHTM đã được tái cấu trúc và hiện đại hóa một bước, nhưng so với yêu cầu thực tế còn phải tiếp tục tái cơ cấu và hiện đại hóa.

Do vậy, vấn đề đặt ra trước tiên là phải áp dụng chuẩn mưc kế toán quốc tế trong việc phân loại tài sản và trích lập dự phịng rủi ro. Đây là vấn đề mấu chốt giúp cho việc hạch tốn nợ xấu chính xác và đo lường rủi ro tín dụng chuẩn xác hơn, trên cơ sở đó mới có biện pháp xử lý rủi ro tốt hơn.

Bên cạnh đó, phải xây dựng các định chế quản lý rủi ro theo chuẩn mực quốc tế, đặc biệt các định chế quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro hối đối, rủi ro lãi suất, rủi ro hoạt động. Các định chế này hiện có một số NHTM đã xây dựng và hoạt động tương đối hiệu quả, nhưng còn nhiều NHTM nhỏ bộ máy quản trị rủi ro kém hiệu quả, thậm chí rất sơ khai.

Đây là điều đáng lo ngại cho các NHTM trong điều kiện cạnh tranh rất gay gắt. Chính vì vậy, các NHTM nhỏ phải dựa chủ yếu vào cho vay thế chấp, phần lớn là thế chấp bất động sản ... khiến rủi ro tác động trực tiếp đến chất lượng tài sản các NHTM.

Hiện nay, NHNN đã có những quy định chặt chẽ về quản trị doanh nghiệp trong khu vực ngân hàng. Tuy nhiên mối quan hệ giữa người chủ sở hữu và người quản lý trong khu vực NHTM không minh bạch, rõ ràng đặc biệt lợi ích các cổ đơng nhỏ không được coi trọng, thông thường các cổ đông lớn chi phối hoạt động các NHTM.

Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu lực quản trị rủi ro các NHTM, là một trong những lý do khiến hệ thống quản trị rủi ro không theo kịp với yêu cầu phát triển tài sản của NHTM.

Ngoài ra, việc chạy đua tăng vốn điều lệ theo Quyết định 141 của Chính phủ ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản trị của các NHTM. Với quy mô vốn tăng rất nhanh, có thể 300-400% trong vòng 3-4 năm buộc các NHTM phải tăng tổng tài sản lên tương ứng, trong khi năng lực quản lý ở cấp cao cũng như chất lượng nguồn nhân lực không được cải tiến đáng kể, hệ thống kế tốn khơng minh bạch, nền tảng công nghệ còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tài sản của các NHTM.

Những yếu kém trong quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại không chỉ bắt nguồn từ những hạn chế của điều tiết vĩ mơ, mà cịn do các nguyên nhân nội tại của chính các ngân hàng này. Một sự chủ quan, một kế

hoạch tăng trưởng tín dụng, mở rộng mạng lưới quá nhanh so với nội lực của ngân hàng, khả năng quản lý chưa theo kịp với biến động nhanh chóng của thị trường, kể cả biến động do chính sách, ... đều là nguyên nhân dẫn đến căng thẳng thanh khoản trong một số ngân hàng thương mại thời gian qua. Một vấn đề khác cần xem xét, đó là liệu có phải cơng tác dự báo những thay đổi của môi trường kinh doanh ở các ngân hàng chưa được quan tâm đúng mức. Nếu phân tích kỹ hơn, tín hiệu về việc thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt được Ngân hàng Nhà nước phát đi khá sớm với động thái tăng tỷ lệ DTBB lên gấp đôi bằng Quyết định số 1141/QĐ-NHNN ngày 28/05/2007 về việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với TCTD. Thế nhưng, các ngân hàng thương mại dường như không quan tâm, vẫn tiếp tục tăng trưởng tín dụng mà khơng có những biện pháp phịng ngừa thích ứng. Việc tăng trưởng tín dụng quá mức năm 2007 - được xem là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát - một mặt thể hiện sự chủ quan nhất định trong quản trị, điều hành của các ngân hàng; mặt khác, cho thấy, hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam chưa theo kịp xu hướng của ngân hàng hiện đại, trong đó dịch vụ là kênh mang lại thu nhập chính cho ngân hàng chứ khơng phải là kênh tín dụng. Như vậy, cho dù có nhiều nhân tố bên ngoài tác động đến khả năng thanh khoản nhưng các nguyên nhân nội tại từ chính các ngân hàng thương mại Việt Nam đã gây ra tình trạng căng thẳng thanh khoản trong thời gian qua là không thể phủ nhận.

Kết luận Chương 2

Phân tích thực tế tính thanh khoản và quản trị thanh khoản của các ngân hàng được khảo sát cho thấy: Khi lãi suất trên thị trường liên ngân hàng còn thấp, các ngân hàng đã vay qua đêm để đảm bảo DTBB và khả năng thanh tốn; cịn nguồn vốn huy động được đem cho vay, mà lại cho vay đầu tư vào chứng khoán, bất động sản - những lĩnh vực có độ rủi ro cao. Khi lượng cung tiền bị siết chặt cũng là lúc lãi suất tăng cao, trong khi các khoản cho vay chưa thể thu hồi (hay khó thu hồi), khả năng thanh khoản sụt giảm là điều tất yếu. Thêm vào đó, các tài sản khác như chứng khốn có thể dễ dàng chuyển đổi sang tiền mặt lại được dự trữ với tỷ lệ khá thấp, cũng làm cho tình trạng căng thẳng thanh khoản trầm trọng thêm. Rõ ràng khi Ngân hàng Nhà nước thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ, khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại đã gặp khó khăn nhất định. Dĩ nhiên, đó là thách thức nhưng cũng là cơ hội để các ngân hàng nhìn lại mình và có các giải pháp hợp lý nhằm đạt đến sự tăng trưởng bền vững trong tương lai trước khi quá muộn. Xét ở một khía cạnh nào đó, phải chăng đó là “giá trị” của lạm phát.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

3.1. Định hướng phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2015 và định hướng chiến lược đến năm 2020

Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống tài chính, ngân hàng nói riêng phát triển nhanh cả về quy mô và trình độ. Tuy nhiên, trước những yếu kém, tồn tại hiện nay và yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) đã ra Kết luận số 10-KL/TW ngày 18/10/2011 nêu rõ “Trong 5 năm tới, cần tập trung vào ba lĩnh vực quan trọng nhất: Tái cơ cấu đầu tư với trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính; tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước”. Do đó, cơ cấu lại hệ thống các TCTD là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của ngành Ngân hàng để cùng với cơ cấu lại đầu tư và cơ cấu lại doanh nghiệp thực hiện thành công chủ trương cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh.

Hệ thống các TCTD đóng vai trị, vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế bền vững, đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu, định hướng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015. Để góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thực hiện thành cơng mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở

thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, hệ thống các TCTD Việt Nam cần phải được củng cố, chấn chỉnh, hoạt động với quy mơ lớn hơn, an tồn và có hiệu quả hơn nhằm huy động, đầu tư vốn một cách có hiệu quả cho nền kinh tế, đồng thời đáp ứng tốt hơn nhu cầu dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng của xã hội. Đối với một ngành Ngân hàng đang trong giai đoạn phát triển nhanh như ở Việt Nam, tái cấu trúc, đổi mới trong từng TCTD và trên phạm vi toàn hệ thống là một yêu cầu thường xuyên của thực tiễn khách quan và sự vận động phát triển mặc dù quy mô, tốc độ đổi mới có thể khác nhau trong từng thời kỳ. Chương trình cơ cấu lại hệ thống các TCTD lần này được triển khai toàn diện trên các mặt tài chính, hoạt động, quản trị, sở hữu và pháp nhân (khi cần thiết). Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và nghiên cứu, tiếp thu các bài học kinh nghiệm quốc tế, NHNN đã xây dựng trình Bộ Chính trị và Chính phủ thông qua Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD. Ngày 01/3/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 254/QĐ-TTg phê duyệt Đề án. Ngày18/4/2012, NHNN đã ban hành Quyết định số 734/QĐ-NHNN phê

Một phần của tài liệu 0923 nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các NHTM việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 114 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w