Bức tranh tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu 0923 nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các NHTM việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 40)

2.1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

2.1.1. Bức tranh tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Năm 1989, hệ thống ngân hàng Việt Nam được chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng một cấp, trong đó Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là ngân hàng thực hiện cả chức năng của ngân hàng thương mại và ngân hàng trung ương, sang hệ thống ngân hàng hai cấp có định hướng thị trường hơn. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép tham gia vào thị trường từ năm 1994.

Do kế thừa hệ thống ngân hàng một cấp trước đây, các ngân hàng thương mại nhà nước hiện đóng vai trò chi phối trong khu vực ngân hàng. Năm ngân hàng thương mại nhà nước gồm Ngân hàng Ngoại thương (tính đến cuối năm 2007 đã cổ phần hoá), Ngân hàng Công thương (tính đến cuối năm 2008 đã cổ phần hoá), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân

hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long tính đến cuối năm 2011 đã cổ phần hóa IPO, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chiếm 59% tổng dư nợ và 51.75% tổng vốn huy động của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. Các ngân hàng thương mại cổ phần, dù đã gia tăng nhanh chóng về số lượng và một số đã tăng mạnh về tài sản “Có”, nhưng hiện vẫn chiếm một tỷ trọng khiêm tốn trên thị trường: 31% tổng dư nợ và 38.25% tổng vốn huy động. Sự tham gia của các ngân hàng nước ngồi vẫn cịn hạn chế. Hoạt động của các ngân hàng này chiếm khoảng 10% thị phần trong năm 2011. Các ngân hàng nước ngồi nhìn chung đều tập trung vào một phân đoạn hẹp trên thị trường là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và một số doanh nghiệp chọn lọc trong nước.

Vào giữa những năm 1990, Việt Nam bắt đầu cải cách hệ thống ngân hàng, ở cả cấp độ Ngân hàng Nhà nước và cấp độ ngân hàng thương mại. Ở cấp độ Ngân hàng Nhà nước, các hoạt động cải cách được thực hiện để hoàn thiện hơn nữa khuôn khổ pháp lý và tạo thuận lợi cho hoạt động ngân hàng. Cơ chế quản lý của ngân hàng trung ương đã được cải thiện đáng kể thông qua việc xoá bỏ các kiểm soát trực tiếp và can thiệp vào hoạt động của các ngân hàng thương mại, để tạo thêm quyền tự chủ và nân g cao trách nhiệm của các ngân hàng thương mại trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh của ngân hàng mình. Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động ngân hàng cũng được cải thiện. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam đã được ban hành thay thế các pháp lệnh về ngân hàng ít tiên tiến hơn. Các văn bản pháp lý hỗ trợ khác cũng được ban hành để đáp ứng với sự phát triển mới của hệ thống ngân hàng và toàn bộ khu vực tài chính.

Ở cấp độ ngân hàng thương mại, các ngân hàng thương mại nhà nước được khuyến khích hoạt động theo hướng thương mại hơn. Các khoản nợ xấu có nguồn gốc từ trước đã được phân loại và xử lý thông qua một số chương trình xử lý nợ trên phạm vi cả nước. Cho vay theo chỉ định và cho vay chính sách đã bắt đầu được tách khỏi các hoạt động thương mại với sự ra đời của Ngân hàng người nghèo tiền thân của Ngân hàng chính sách hiện nay, và sự ra đời của Quỹ hỗ trợ phát triển nay là Ngân hàng phát triển. Các ngân hàng thương mại cổ phần được củng cố để vượt qua những khó khăn và sự đổ vỡ vào những ngày đầu mới thành lập. Quản trị ngân hàng cũng đã được cải thiện với việc ban hành mẫu điều lệ mới cho các ngân hàng thương mại cổ phần. Hệ thống ngân hàng đã được tăng cường, khu vực ngân hàng đã được củng cố và Việt Nam đạt được sự ổn định tài chính kể cả khi khu vực xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997. Vào đầu năm 2001, Việt Nam

tiếp tục thực hiện một chương trình cải cách hệ thống ngân hàng toàn diện được tiến hành trong nhiều năm nhằm tăng cường khuôn khổ thể chế, g iám sát và quản lý cho một khu vực ngân hàng hiệu quả hơn; đa dạng hoá khu vực ngân hàng thông qua phát triển thị trường vốn; nâng cao tính minh bạch và tự chịu trách nhiệm của khu vực tài chính; cải thiện năng lực tài chính của hệ thống ngân hàng; áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào hoạt động ngân hàng; xây dựng các chính sách khuyến khích các ngân hàng thương mại hoạt động trên cơ sở thương mại hơn. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế từ năm 2008 đến nay ảnh hưởng sự phát triển của các ngân hàng. Các ngân hàng nào không đủ sức khỏe về vốn và cho vay hiệu quả, quản trị điều hành tốt sẽ không tồn tại được. Mục đích chính của chương trình cải cách, tái cấu trúc ngân hàng là nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân hàng trong nước và toàn bộ hệ thống để hội nhập quốc tế. Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện quá trình cải cách. Cơ chế quản lý tín dụng, ngoại hối và lãi suất phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Những hạn chế đối với hoạt động của các ngân hàng nước ngồi đã được xố bỏ dần. Đã có sự minh bạch hơn trong quá trình xây dựng các quy định và trong giám sát ngân hàng. Khuôn khổ pháp lý tiếp tục được cải cách. Điểm cốt lõi trong các nỗ lực cải cách đối với các ngân hàng thương mại là tăng vốn cho các ngân hàng này, bao gồm tăng vốn điều lệ, tiến tới đạt được hệ số an toàn vốn theo tiêu chuẩn là 9% và giải quyết vấn đề nợ xấu. Quá trình cơ cấu lại đã đạt được một số tiến bộ. Khoảng gần 5 nghìn tỷ đồng trong vốn điều lệ của 5 ngân hàng thương mại nhà nước là do chính phủ cấp. Các ngân hàng thương mại nhà nước đã được kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán quốc tế, phù hợp với các tiêu chuẩn kế toán quốc tế. Phần lớn các ngân hàng thương mại cổ phần đã tăng vốn điều lệ tối thiểu để đạt mức vốn pháp định.Về mặt thể chế, các ngân hàng thương mại đã được tổ chức lại để tăng

cường chất lượng quản trị và hợp lý hoá cơ cấu tổ chức của ngân hàng. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cũng đã được hiện đại hoá hơn, tạo điều kiện cho các ngân hàng có thể cung cấp các dịch vụ mới cho thị trường. Các quy trình và thủ tục kinh doanh mới đã được đưa vào áp dụng trong lĩnh vực tín dụng, quản lý tài sản “Nợ”, tài sản “Có”, kiểm tốn nội bộ và quản trị rủi ro. Mặc dù, quá trình cải cách đã đạt được những kết quả nhất định nêu trên, nhưng hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn những tồn tại, hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến độ an toàn, hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của toàn hệ thống. Điểm yếu lớn nhất của hệ thống ngân hàng Việt Nam là sự chi phối của các ngân hàng thương mại nhà nước. Về mặt truyền thống, trên thế giới, các ngân hàng thương mại nhà nước đã có những người chủ yếu kém, khơng có khả năng đem lại một kết quả kinh doanh bền vững hoặc thực hiện các quy định an toàn tương tự như được đặt ra cho các ngân hàng tư nhân. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện được cổ phần hoá các ngân hàng thương mại nhà nước, tuy nhiên Nhà nước vẫn nắm chi phối vốn.

Điểm yếu quan trọng khác làm hạn chế khả năng cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng là quy mô nhỏ cả về tuyệt đối và tương đối của từng ngân hàng thương mại cổ phần. Cuối năm 2006 và những tháng đầu năm 2007 đã chứng kiến cuộc đua tăng vốn điều lệ của các ngân hàng này với việc bán cổ phần cho các ngân hàng nước ngoài và tổ chức, cá nhân trong nước. Những bước đi này đã góp phần tăng năng lực tài chính, tạo điều kiện cho các ngân hàng hiện đại hoá nền tảng công nghệ, nâng cao kỹ năng quản trị nhưng nhìn chung cịn nhiều việc phải làm. Một trong những vấn đề cần quan tâm đó là chất lượng của các khoản vay. Không phải ngẫu nhiên mà Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị số 03/2007/CT -NHNN ngày 28/5/2007 trong đó khống chế dư nợ vốn cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá

để đầu tư, kinh doanh chứng khoán ở mức dưới 3% tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng. Sau đó, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN ngày 1/2/2008 thay thế Chỉ thị số 03/2007/CT-NHNN, trong đó quy định tổng dư nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khốn khơng vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng. Có thể nói, nếu mong muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong cuộc đua đường dài với tiến trình hội nhập, khơng cịn lựa chọn nào khác là phải tiếp tục cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam và tất nhiên con đường đó không bằng phẳng. Cũng có vài vụ sáp nhập bắt buộc để loại bỏ những ngân hàng thương mại cổ phần không có khả năng tồn tại. Nhất là trong thời gian tới NHNN có chủ trương tái cấu trúc hệ thống ngân hàng để thanh lọc các ngân hàng làm ăn không hiệu quả.

Cuối năm 2011 đã có sáp nhập của 3 ngân hàng SCB, Ngân hàng tín nghĩa Việt Nam, Ngân hàng đệ nhất Việt Nam. Sau khi sáp nhập 3 ngân hàng trên lấy tên chung là ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (SCB), Ngân hàng BIDV đứng ra đảm nhận về quản trị điều hành và đáp ứng toàn bộ khả năng thanh khoản của 3 ngân hàng trên. Việc sáp nhập ngân hàng Thương mại Cổ phần Đệ Nhất (Ficombank), ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) và ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) thành một ngân hàng là thông tin được thị trường theo dõi sát sao. Theo chuyên gia Tài chính - ngân hàng Lê Trọng Nhi, việc sáp nhập này mang tính quyết định, tích cực và có ý nghĩa dài hạn về chính sách tái cấu trúc kinh tế của Chính phủ.

Theo số liệu của báo cáo tài chính quý 3/2011, tổng vốn điều lệ của cả ba ngân hàng Ngân hàng Đệ nhất (Ficombank), Ngân hàng VN Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đang ở mức 10.584 tỉ

đồng. Nếu khơng có thay đổi về vốn điều lệ, ngân hàng mới sau sáp nhập sẽ trở thành ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất trong hệ thống các NHTM CP. Tổng tài sản của 3 ngân hàng này tại ngày 30/9 là 154.000 tỉ đồng, xếp thứ 3 trong hệ thống NHTM CP sau ACB và Techcombank. Về chất lượng tài sản, hiện nay, nợ xấu của TinNghiaBank đang ở mức 1,7% tổng tín dụng tại thời điểm 30 tháng 9, trong đó, khoả ng 374 tỉ đồng là khoản nợ khơng có khả năng thu hồi chiếm khoảng 89,15%. Trong khi đó, nợ xấu của Ficombank chiếm khoảng 2,2% vào cuối năm 2010. Trong 3 ngân hàng thì SCB hiện đang có mức nợ xấu cao nhất, khoảng 12,46% tại thời điểm cuối 2010. Về cơ cấu huy động, hiện nay, SCB đang phụ thuộc vào vốn hỗ trợ từ NHNN và vay trên thị trường liên ngân hàng. Tổng vốn huy động từ hai nguồn này đã tăng đáng kể, từ mức 18,9% cuối năm 2010 lên 27,9% vào cuối tháng 9 năm 2011.

Ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch hội đồng quản trị BIDV cho biết, theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, trước và sau khi ba ngân hàng này hợp nhất, BIDV đã có hỗ trợ về vốn. Tổng số vốn hỗ trợ liên ngân hàng cho ba nhà băng hiện đã lên 2.400 tỉ đồng (trên tổng số tài sản được ba nhà băng đem ra đảm bảo là 30.000 tỉ đồng).

Cả ba ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Sài Gòn (SCB) đều có trụ sở tại TP HCM, với tổng vốn điều lệ (tính tới cuối tháng 9) là 10.600 tỷ đồng và tổng tài sản 154.000 tỷ đồng. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được chỉ định tham gia toàn diện vào ngân hàng mới sau hợp nhất, với tư cách đại diện vốn nhà nước. Ba ngân hàng này thời gian qua gặp khó khăn về thanh khoản chủ yếu do dùng nhiều vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Khi nguồn vốn ngắn hạn khơng cịn dồi dào, 3 ngân hàng này đã mất khả năng thanh toán tạm thời.

9T/201 1

2010 9T/201

1

2010 9T/2011 2010

Ngân hàng Nhà nước đã hỗ trợ thanh khoản cho cả 3 ngân hàng này, nên tình hình ổn hơn. 3 ngân hàng này đã họp và đi đến quyết định tự nguyện hợp nhất, để phát huy thế mạnh của nhau, hỗ trợ cho nhau, đồng thời tiết giảm chi phí vận hành nhằm tạo ra một ngân hàng mới vững mạnh hơn, với khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn, mạng lưới rộng hơn", ơng nói thêm.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam sẽ tham gia toàn diện vào ngân hàng mới sau hợp nhất, từ Hội đồng quản trị, Ban điều hành và các phòng ban quan trọng. Với tư cách đại diện vốn Nhà nước, BIDV sẽ phải đảm bảo để ngân hàng sau hợp nhất không bị phá sản, đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền hợp pháp, qua đó ổn định kinh tế vĩ mơ cũng như chính trị, xã hội trên địa bàn TP HCM và cả nước.

"Quyền lợi của người gửi tiền hợp pháp được đảm bảo, bởi thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã hỗ trợ thanh khoản cho 3 ngân hàng này và sắp tới ngân hàng sau hợp nhất lại có sự tham gia của Nhà nước", Thống đốc cam kết. Trước khi thông tin hợp nhất ba ngân hàng được cơng bố chính thức đã có một loạt động thái chuẩn bị cho kế hoạch này. Đầu tiên là cam kết hỗ trợ thanh khoản của BIDV với Ficombank (hạn mức tín dụng là 5.000 tỷ đồng).

Tiếp đó là thỏa thuận hợp tác chiến lược ký kết giữa Quỹ Đầu tư Australia Macquarie, tập đồn tài chính đang quản lý số tài sản trị giá khoảng 317 tỷ USD, với cả ba ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), Sài Gòn (SCB) và Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Theo đó ơng Lee George Lam, Chủ tịch phụ trách khu vực Đông Dương của Macquarie Capital được chỉ định là Chủ tịch Hội đồng Cố vấn của ba ngân hàng trên. Macquarie Capital sẽ cố vấn về chiến lược kinh doanh mới của các ngân hàng này cũng như việc tìm kiếm cổ đông chiến lược, huy động vốn cũng như khả năng phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu.

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của 3 ngân hàng

4 3 Lợi nhuận trước

thuế

579 378 530 544 219 141

Lợi nhuận sau thuế 432 284 401 405 Tiền gửi khách hàng 35.029 25.54 6 40.900 35.12 1 8.800(*) 5.360(*)

Năm 2012 cũng có vụ sáp nhập của một số ngân hàng. Ngày 7-8-2012, Ngân hàng Nhà nước chính thức ký quyết định hoàn tất thương vụ sáp nhập Habubank vào Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB) sau 7 tháng tiến hành và xây dựng đề án. Chủ tịch Hội đồng Quản trị SHB Đỗ Quang Hiển cho biết, việc sáp nhập nằm trong chiến lược của SHB, rút ngắn thời gian cũng như giảm thiểu tối đa chi phí trong lộ trình phát triển. Nếu để SHB tự thân phát triển, HĐQT của SHB cũng như các chuyên gia tính tốn - nhanh phải mất 5 năm cộng thêm chi phí đầu tư không nhỏ. Trong khi đó, thương vụ với Habubank chỉ mất 7 tháng, chi phí lại hợp lý.về những thay đổi nhân sự cấp cao trong ban lãnh đạo, điều hành ngân hàng mới, bầu Hiển nêu rõ: “Vì đây là Habubank sáp nhập vào SHB nên HĐQT của SHB vẫn giữ nguyên. Nếu các thành viên trong HĐQT Habubank có nguyện vọng tham gia vào HĐQT thì sẽ xin ý kiến cổ đông và bầu bổ sung sau”. Như vậy, HĐQT của SHB vẫn gồm 7 người cũ của SHB - tạm thời chưa có Chủ tịch HĐQT Habubank hay tổng giám đốc của ngân hàng này.

Từ khi được Ngân hàng Nhà nước đồng ý về nguyên tắc, SHB đã cử người sang tham gia lãnh đạo để cùng giải quyết các vấn đề về thanh khoản

Một phần của tài liệu 0923 nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các NHTM việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w