Ngân hàng Trung ương Nhật Bản

Một phần của tài liệu Ngân hàng trung ương và hiệu quả trong điều hành Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 29)

- Lịch sử ra đờ

d) Ngân hàng Trung ương Nhật Bản

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (Bank of Japan) được thành lập năm 1882 trong cuộc cải cách Minh Trị. Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản được quyết định bởi Hội đồng chính sách bao gồm Thống đốc, 2 phó thống đốc và 6 thành viên bên ngoài được chỉ định bởi Ủy ban các bộ trưởng, có nhiệm kỳ làm việc 5 năm và được phê duyệt bởi Quốc hội.

Cho tới gần đây. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản không phải là Ngân hàng Trung ương độc lập Chính phủ một cách chính thức, với quyền lực cao nhất thuộc về Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tuy nhiên, Luật Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có hiệu lực vào tháng 4/1998 đã thay đổi có sự thay đổi điều này. Thêm vào đó, yêu cầu rằng mục tiêu của chính sách tiền tệ là giữ giá cả ổn định, do vậy trong Luật đã điều chỉnh theo hướng tăng cường sự độc lập về công cụ và mục tiêu của chính sách tiền tệ cho Ngân hàng Trung ương Nhật Bản. Trước đó, Chính phủ đã có 2 thành viên có quyền bỏ phiếu trong Hội đồng chính sách, một từ Bộ Tài chính và một tử Cơ quan Kế hoạch tài chính. Hiện nay, Chính phủ gửi 2 đại diện này từ những cơ quan trên tới cuộc họp của Hội đồng, nhưng họ không còn có quyền biểu quyết, mặc dù họ có khả năng yêu cầu trì hoãn những quyết định của chính sách tiền tệ. Thêm vào đó, Bộ Tài chính cũng mất quyền lực giám sát nhiều hoạt động của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, cụ thể như quyền sa thải nhân viên cấp cao. Tuy nhiên, Bộ Tài chính tiếp tục có quyền kiểm soát ngân sách hoạt động của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (ngoại trừ phần liên quan đến chính sách tiền tệ - điều mà có thể giới hạn sự độc lập Ngân hàng Trung ương Nhật Bản này ở một mức độ nào đó)

Một phần của tài liệu Ngân hàng trung ương và hiệu quả trong điều hành Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 29)