Ngân hàng trung ương ở các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổ

Một phần của tài liệu Ngân hàng trung ương và hiệu quả trong điều hành Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 31 - 32)

- Lịch sử ra đờ

4. Ngân hàng trung ương ở các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổ

Đầu những năm 1990 của thế kỷ trước, chủ nghĩa xã hội đã sụp đổ một số nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu cũng như trung tâm châu Âu và Cộng hoà Liên bang Xô Viết (USSR). Khi những quốc gia này chuyển đổi từ kinh tế tập trung và sở hữu nhà nước sang quyền sở hữu tư nhân và nhiều tự do hơn, một số lượng định chế đã thay đổi, trong khi có nhiều định chế được thành lập mới hoàn toàn. Quá trình chuyển đổi này gây ra nhiều "thương đau" và diễn ra trên diện rộng đối

với nhiều quốc gia, bởi vì nó liên quan đến sự thay đổi về mặt cấu trúc quan trọng và sự hình thành của những thị trường chưa từng tồn tại trước đó.

Trước năm 1990, hầu hết quốc gia chuyển đổi sở hữu ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, ngân hàng này có cả vai trò của ngân hàng thương mại và ngân hàng trung ương, trong khi một số nước khác sở hữu ngân hàng trung ương riêng biệt, giám sát hoạt động của các ngân hàng nhà nước khác. Đến những năm 1990, nền kinh tế của những quốc gia này rơi vào tình trạng chuyển động chậm chạp, khu vực ngân hàng có những khoản nợ khổng lồ của những tổ chức thuộc khu vực Nhà nước kém hiệu quả. Ngoài ra, sự xuất hiện bất ngờ của các thị trường trong nền kinh tế, những quốc gia này phải hứng chịu áp lực lạm phát do sự tự do hoá giá cả, cùng với thâm hụt lớn trong cán cân thanh toán và sự mất giá mạnh của đồng nội tệ.

Vì vậy, vấn đề rất cần thiết phải thành lập một ngân hàng trung ương mới, bằng cách phân tách ngân hàng mô hình 1 cấp thành 2 cấp gồm có ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại, hoặc tăng mức độ độc lập của các ngân hàng đã có. Điều này đòi hỏi sự cải cách toàn diện của ngắn hàng trung ương nhằm cải tiến mạnh sự độc lập về công cụ và mục tiêu của những định chế mới được cải tổ này. Những minh chứng cho sự thay đổi này như trường hợp Việt Nam khi chuyển đổi mô hình từ 1 cấp sang 2 cấp hay sự độc lập của ngân hàng trung ương ở các nước Đông Âu và sự hợp tác của các quốc gia độc lập (15 quốc gia độc lập sau sự sụp đổ của Cộng hòa Liên bang Xô Viết) đã được xác lập, mặc dù không hoàn toàn có đầy đủ chức năng.

Với sự gia tăng mức độ tuân thủ luật pháp trong quá trình chuyển đổi, sự độc lập của ngân hàng trung ương tăng dần, dẫn tới giải pháp thành công cho vấn đề lạm phát và giám sát ngân hàng. Trong số những những ngân hàng trung ương độc lập nhất trong các nước chuyển đổi là Ngân hàng Trung ương Cộng hoà Czech, Bulgary và Hungary, những quốc gia chứng minh được sự thành công trong vấn đề kiểm soát lạm phát.

Một phần của tài liệu Ngân hàng trung ương và hiệu quả trong điều hành Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 31 - 32)