Nâng cao hơn nữa tính độc lập tương đối của ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ.

Một phần của tài liệu Ngân hàng trung ương và hiệu quả trong điều hành Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 50 - 51)

trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ.

Cần có sự thống nhất và đồng bộ của các bộ luật, văn bản pháp quy có liên quan mà chính phủ đã ban hành, từ đó đảm bảo tính hiệu lực của hai bộ luật ngân hàng cũng như toàn bộ hệ thống văn bản pháp quy của ngành. Cần xây dựng và ban hành các văn bản dưới luật bổ sung cho hai luật nhanh chóng và kịp thời. Tuy ngân hàng đã có nhiều văn bản pháp quy mới ban hành nhưng chưa đầy đủ. Vì vậy, nay trong hệ thống văn bản pháp luật vẫn còn nhiều chỗ bị “bỏ ngỏ” vì chưa có văn bản thay thế hoặc nếu có thì cũng chưa có nghị định hướng dẫn cụ thể. Hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động thanh toán, tạo điều kiện cho thanh toán không dùng tiền mặt đến năm 2005; trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung luật các tổ chức tín dụng và các quy định pháp luật có liên quan khác nhằm xây dựng môi trường kinh doanh tiền tệ, ngân hàng minh

bạch, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, phù hợp dần với thông lệ và chuẩn mực quốc té. Khi hành lang pháp lý chưa đầy đủ thì hoạt động tiền tệ – ngân hàng nói chung và quá trình thực thi chính sách tiền tệ nói riêng vẫn nằm trong thế bất ổn. Vì vậy, trong những năm trước mắt, việc hoàn thiện, bổ sung triển khai có hiệu quả hệ thống văn bản pháp luật của ngân hàng là những việc cần làm ngay, góp phần nâng cao hiệu lực điều tiết vĩ mô của chính sách tiền tệ quốc gia.

b) Nhóm giải pháp liên quan đến công cụ chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu Ngân hàng trung ương và hiệu quả trong điều hành Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 50 - 51)