Công cụ dự trữ bắt buộc

Một phần của tài liệu Ngân hàng trung ương và hiệu quả trong điều hành Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 38 - 40)

Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các ngân hàng phải duy trì trong một tài khoản không hưởng lãi đặt tại Ngân hàng trung ương. Mức dự trữ này do Ngân hàng trung ương quy định và được xác định bằng một tỉ lệ nhất định trên tổng số dư tiền gửi của ngân hàng

Công cụ dự trữ bắt buộc được chính thức thực hiện từ năm 1992. Từ đó đến nay, công cụ này không ngừng được hoàn thiện. Lúc đầu, tiền dự trữ bắt buộc được duy trì tại một tài khoản riêng và tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% trên toàn bộ tiền gửi ở các tổ chức tín dụng. Theo đó, vai trò của công cụ dự trữ bắt buộc là để đảm bảo khả năng thanh toán và kiểm soát tiền cung ứng nhưng lại hạn chế ngân hàng Nhà nước dự báo nhu cầu tăng, giảm dự trữ của các ngân hàng thương mại và vốn của các ngân hàng thương mại không được sử dụng linh hoạt. Để khắc phục hạn chế trên, năm 1995 công cụ dự trữ bắt buộc đã được đổi mới: tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi thanh toán được thống nhất vào một tài khoản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% áp dụng cho các loại tiền gửi dưới 1 năm, và trong cơ cấu tiền dự trữ bắt buộc có 70% phải gửi tại ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng phải thường xuyên duy trì đầy đủ số tiền dự trữ bắt buộc phải gửi tại ngân hàng Nhà nước. Theo đó, ngân hàng Nhà nước có thể dự báo nhu cầu dự trữ của các tổ chức tín dụng thông qua theo dõi mức dự trữ vượt nhưng việc khống chế theo ngày cùng với sự phát triển thị trường

tiền tệ ở mức độ thấp khiến cho công cụ này trở nên cứng nhắc, các tổ chức tín dụng luôn để dự trữ vượt, hạn chế khả năng sử dụng vốn hiệu quả của tổ chức tín dụng. Bước đổi mới tiếp theo gắn liền với hai luật ngân hàng. Từ năm 1999, công cụ dự trữ bắt buộc được áp dụng mở rộng thêm với các đối tượng: ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân, hợp tác xã tín dụng với tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 0-20%; đặc biệt là số tiền dự trữ bắt buộc được tính bình quân số dư tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước trong kỳ duy trì. Theo đó các tổ chức tín dụng có thể điều hành vốn linh hoạt hơn, ngân hàng Nhà nước có thể dự đoán được nhu cầu dự trữ của ngân hàng thương mại, tăng khả năng kiểm soát tiền tệ của ngân hàng Nhà nước. Thêm nữa, từ năm 1999 tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã được điều chỉnh ngày càng linh hoạt phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.

Theo Quyết định 1158/QĐ-NHNN có hiệu lực từ kỳ dự trữ bắt buộc tháng 6/2018, đa số các tổ chức tín dụng đều đang áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng với từng loại tiền gửi. Cụ thể, tiền gửi bằng đồng Việt Nam không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc; tiền gửi bằng đồng Việt Nam kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc. Ngân hàng Nhà nước dự kiến điều chỉnh theo hướng sẽ không áp dụng quy định về dự trữ bắt buộc cho một số đối tượng, gồm tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; tổ chức tín dụng chưa khai trương hoạt động; tổ chức tín dụng có quyết định thanh lý tài sản, hoặc giải thể, hoặc chấm dứt hoạt động hoặc thu hồi giấy phép hoạt động của cấp có thẩm quyền.. Việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã có tác động nhất định đến việc hạn chế dòng chuyển đổi từ VND sang USD, khắc phục tình trạng khan hiếm VND của các tổ chức tín dụng, góp phần thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ.

Một phần của tài liệu Ngân hàng trung ương và hiệu quả trong điều hành Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 38 - 40)