Đối với các công cụ hỗ trợ như lãi suất, tỷ giá: Việc điều hành lãi suất, tỷ giá cần được thực hiện linh hoạt theo hướng tiến tới mục tiêu tự do hóa Điều hành

Một phần của tài liệu Ngân hàng trung ương và hiệu quả trong điều hành Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 52 - 54)

cần được thực hiện linh hoạt theo hướng tiến tới mục tiêu tự do hóa. Điều hành lãi suất cần tiếp tục gắn liền với điều hành tỷ giá. Đối với cơ chế điều hành lãi suất, ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất hướng tới mục tiêu tự do hóa với bước đi thận trọng. Ngoài ra, ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện công cụ lãi suất thông qua việc lựa chọn lãi suất định hướng phù hợp với mức độ phát triển của thị trường tiền tệ và quy định của hai Luật Ngân hàng. Một số phương án có thể xem xét như: sử dụng lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu làm lãi suất định hướng; hoặc kết hợp sử dụng lãi suất chiết khấu và lãi suất liên ngân hàng định hướng như trường hợp Mỹ, Nhật; hoặc sử dụng mức lãi suất ở giữa mức lãi suất tiền gửi tại ngân hàng trung ương và lãi suất cho vay của ngân hàng trung ương như úc, ngân hàng trung ương Châu âu, hoặc sử dụng lãi suất thị trường mở làm lãi suất định hướng khi quy mô hoạt động nghiệp vụ thị trường mở phát triển. Đẩy mạnh chính sách tự do hóa tỷ giá hối đoái phù hợp với xu thế tự do hóa tài chính và hội nhập của nền kinh tế. Tự do hóa tỷ giá cần phải có những bước đi thích hợp để bảo đảm sự ổn định giá trị tiền tệ quốc gia, kiểm soát lạm phát, kích thích xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, gia tăng tích luỹ ngoại tệ và bảo đảm khả năng trả nợ quốc gia. Trước mắt, đến năm 2005, ngân hàng Nhà nước cần tập trung củng cố và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, nâng cao tiềm lực dự trữ ngoại tệ quốc gia, tăng cường vai trò người mua bán cuối cùng của ngân hàng Nhà nước trong việc thực thi chính sách tiền tệ. Giai đoạn 2006- 2010, nền kinh tế hội nhập, thị trường tiền tệ phát triển, dự trữ ngoại tệ quốc gia được nâng cao, hệ thống ngân hàng thương mại phát triển. Khi đó, ngân hàng Nhà nước có thể xóa bỏ biên độ giao dịch, dựa vào quan hệ cung cầu trên thị trường. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá thị trường liên ngân hàng giữa các đồng tiền để làm cơ sở cho các ngân hàng thương mại ấn định tỷ giá giao dịch trong hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra, thay cho việc gắn đồng Việt Nam với đồng USD, tỷ giá chính thức nên được gắn với rổ tiền tệ (gồm USD và các đồng tiền của các bạn hàng lớn như Nhật, NIE, khối EU và của các nước trong khu vực). Từ năm 2011 trở đi, khi tính chất quốc tế hóa của thị trường tiền tệ đạt mức độ tương đối cao, đồng Việt Nam có sự chuyển đổi trong các hạng mục trên tài khoản vốn, theo đó ngân hàng Nhà nước có thể thực hiện chế độ tỷ giá thả nổi – chế độ tỷ giá được xác định hoàn toàn dựa trên biến động của các yếu tố trên thị trường và ngân hàng Nhà nước chủ yếu can thiệp gián tiếp qua lãi suất tái cấp vốn và nghiệp vụ thị trường mở. Nhóm giải pháp có liên quan khác Để nâng cao hiệu quả của chính sách tiền tệ, ngân

hàng Nhà nước cần sớm thực hiện các biện pháp cần thiết thúc đẩy sự phát triển của thị trường tiền tệ (hoàn thiện cơ sở pháp lý, tăng cường việc giới thiệu các công cụ thị trường tiền tệ), đảm bảo thị trường tiền tệ đóng vai trò tiếp nhận, chuyển tải tác động hiệu ứng của các quyết định điều tiết tiền tệ của Nhà nước đến cung cầu vốn của nền kinh tế. Bên cạnh đó, công nghệ và nghiệp vụ ngân hàng cũng cần không ngừng đổi mới theo kịp trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc cơ cấu lại và hiện đại hóa hệ thống ngân hàng cũng cần đẩy nhanh tốc độ để hệ thống ngân hàng Việt Nam trở thành một hệ thống ngân hàng lành mạnh hiệu quả đủ sức đứng vững trong cạnh tranh và hội nhập. Phối hợp với các Bộ, ngành để có sự phối hợp nhịp nhàng hơn giữa các chính sách kinh tế vĩ mô: như giữa chính sách tiền tệ với quản lý nợ của Chính phủ (phát hành trái phiếu Chính phủ), chính sách tài chính… Xây dựng cơ chế phối hợp cung cấp thông tin giữa các Bộ, ngành và Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm ngân hàng Nhà nước có thể dự báo được vốn khả dụng và kiểm soát toàn bộ lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế. Thực hiện các giải pháp để tiến tới thực hiện mục tiêu trên lãnh thổ Việt Nam chỉ dùng tiền Việt Nam; thu hẹp diện các đối tượng được thu ngoại tệ; chuyển dần quan hệ vay trả ngoại tệ thành quan hệ mua, bán ngoại tệ; phối hợp với các ngành hữu quan ngăn chặn việc thông báo, niêm yết giá bằng ngoại tệ… Thực hiện đúng chức năng của ngân hàng trung ương là giữ ổn định giá trị đồng tiền, ổn định vĩ mô tạo thuận lợi cho tăng trưởng bền vững, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; ngân hàng trung ương không phải là cơ quan tài chính thứ hai của Chính phủ. Mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế, nhưng không phải vì tăng trưởng mà hy sinh các mục tiêu quan trọng khác như giữ ổn định giá trị đồng tiền. Tăng cường vai trò thanh tra, giám sát của ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm bảo đảm lợi ích của người gửi tiền và sự ổn định, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng. Tiếp tục triển khai đề án tổng thể về củng cố, lành mạnh hóa hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam; đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại.

Kết luận: Việc điều hành chính sách tiền tệ ở Việt nam hiện nay là một vấn đề rất

đáng chú trọng bởi chúng ta đang trong giai đoạn đầu của việc xây dựng một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, còn rất nhiều vấn đề cần phải hoàn thiện và việc hoàn thiện chính sách tiền tệ và các công cụ của chính sách tiền tệ là một khâu căn bản trong quá trình đổi mới. Trong thời gian vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt nam cùng với những nỗ lực của mình đã cố gắng tạo ra một môi trường tương đối ổn định, thu hút được đầu tư, góp phần tạo đà tăng trưởng cho nền kinh tế; đã phần nào ứng phó kịp thời

với sự biến động của tình hình tài chính, kinh tế trong nước và trên thế giới giúp ổn định đồng nội tệ trong thời gian dài, tạo tâm lý ổn định cho người dân cũng như các nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt nam còn cần phải hoàn thiện và đổi mới rất nhiều, phải xác định đúng mục tiêu định hướng trong thời gian trước mắt cũng như chiến lược lâu dài; quan tâm đến các công cụ gián tiếp đặc biệt là nghiệp vụ thị trường mở- đây là công cụ hữu hiệu trong nền kinh tế thị trường nhưng để phát huy được sức mạnh của nó thì chúng ta phải phối hợp với các công cụ khác để có thể phát huy được hiệu quả cao nhất; luôn gắn và theo sát tình hình trong nước và thế giới để có những quyết sách đúng đắn kịp thời và đạt hiệu quả cao. Làm được như vậy thì chính sách tiền tệ sẽ thực sự trở thành công cụ hữu hiệu điều tiết nền kinh tế thị trường ở Việt nam, cho phép nền kinh tế tăng trưởng ổn định bền vững mà vẫn đảm bảo vận hành thưo định hướng xã hội chủ nghĩa, theo đúng đường lối của Đảng và Nhà nước đề ra.

Một phần của tài liệu Ngân hàng trung ương và hiệu quả trong điều hành Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 52 - 54)